MỤC LỤC
Theo bảng số liệu do PGS.TS Đặng Quốc Bảo cung cấp thì tỉ lệ lao động không có chuyên môn ở Hà Nội hiện là 41,4%, Hải Phòng 64%, Đà Nẵng 54,4%, TP.HCM 55% và Bà Rịa Vũng Tàu là 62,9%.Hiện nay, nhiều doanh nghiệp không “dám” sử dụng lao động VN cho những vị trí cần kiến thức và tay nghề cao nên sẽ có lúc chúng ta phải nhập khẩu lao động chất lượng cao từ nước ngoài vào. Trình độ kiến thức, kỹ năng nghề không phải chỉ căn cứ vào bằng cấp, chứng chỉ cơ sở đào tạo trong nước mà phải được xác định thông qua tuyển lựa, kiểm tra, đánh giá của phía đối tác nước ngoài, quan trọng hơn, nó phải được thể hiện trong năng lực làm việc thực sự của người lao động có đáp ứng được đòi hỏi của công nghệ sản xuất, độ phức tạp của công việc mà họ phải đảm nhiệm ở nước ngoài. Để đạt được con số trên, ngoài việc duy trì các thị trường đã có như Đài Loan, Nhật Bản, Malaixia và Hàn Quốc, các doanh nghiệp đều có kế hoạch mở thêm nhiều địa chỉ xuất khẩu lao động mới, trong đó chú ý đến các thị trường có nhiều tiềm năng như Libi, Ả rập Xê Út, Pháp, Canađa, Anh và Hy Lạp, Trung đông….
Tuy nhiên, việc đưa lao động sang Malaixia giảm sút hơn trước, do năm ngoái, một số công nhân xây dựng phải về nước trước thời hạn do mất việc và đến đầu năm nay phía Malaixia tạm dừng tiếp nhận lao động nước ngoài nói chung để lập lại kỷ cương trong việc tiếp nhận và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Malaixia. - Đích nhắm khả quan của nhiều doanh nghiệp là các thị trường mới nổi là Libi, UAE và một số nước Trung Đông sẽ là những thị trường thu hút nhiều lao động.Lao động ở khu vực này chủ yếu là xây dựng với mức lương cho lao động không có nghề khoảng từ 190 USD trở lên, có nghề là 250 USD và tay nghề cao thì mức lương sẽ cao hơn nữa. Đặc biệt từ năm 2007 Việt Nam và Trung Đông triển khai “Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2007-2010”, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm: trao đổi thương mại, xuất khẩu lao động và hợp tác chuyên gia, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư của ta ra các nước trong khu vực.
- Với đặc trưng nhiều dầu lửa, nền kinh tế đang phát triển nhưng lại rất thiếu lao động, nên khả năng tiếp nhận lao động nước ngoài của các nước khu vực Trung Đông thuộc vào loại “lớn nhất thế giới” và ngành nghề tuyển rất rộng, bao gồm cả nông nghiệp, công xưởng, xây dựng, lao động phổ thông và lao động giúp việc nhà..và nơi đây có thể tiếp nhận lên đến hàng triệu người mỗi năm. Thuận lợi lớn nhất đối với lao động Việt Nam là mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa 2 Chính phủ, hơn nữa 2 nước đã ký hiệp định hợp tác lao động và đang có hiệu lực thi hành, mặt khác chủ sử dụng nói chung và cơ quan chức năng Qatar cũng không từ chối tiếp nhận lao động ta nếu chất lượng đảm bảo, đặc biệt là ý thức tuân thủ pháp luật. - Người lao động Việt Nam có nhiều cái lợi khi làm việc ở Qatar là lương khá cao (thu nhập bình quân 5-7 triệu đồng/người/tháng, cao hơn. làm việc ở Malaysia, Đài Loan), lại không phải đóng bất kể khoản thuế nào..được ở nhà có máy lạnh miễn phí, cộng thêm việc ở Qatar dân chủ yếu theo đạo Hồi nên lao động VN sẽ không có cơ hội tiêu tiền (không nhà hàng, vũ trường, quán bar..) như đi làm ở các thị trường khác, thành ra lao động mình làm được bao nhiêu, giữ lại bấy nhiêu.
Việc ký Bản ghi nhớ về hợp tác lao động giữa Bộ LĐTB&XH Việt Nam và Bộ Nguồn Nhân lực vương quốc Oman là nền tảng để thiết lập và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 2 nước trong lĩnh vực lao động, là cơ sở pháp lý để đẩy mạnh số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động ta làm việc tại đây .Theo tinh thần của Bản ghi nhớ được ký kết, số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại vương quốc Oman không có sự hạn chế nào, phụ thuộc vào tay nghề và khả năng ngoại ngữ của lao động ta. Mức thu nhập này không cao hơn thu nhập của một thợ điện lạnh lành nghề làm việc tại TP.HCM hiện nay (!). - Mới đây, chiến sự lại nổ ra ở Li-băng càng làm cho việc XKLĐ sang Trung Đông thêm khó khăn bội phần, Chính phủ VN vừa qua đã phải nỗ lực rất lớn mới di tản được gần 200 lao động VN tại Li-băng ra khỏi vùng lửa đạn. - Ngoài ra, khi đồng ý tiếp nhận lao động Việt Nam, đối tác thường kèm theo một điều kiện theo kiểu “bia kèm mồi”. Đó là khi đưa một lao động các loại ngành nghề, phải đưa kèm sang cho họ lao động giúp việc nhà. Ở Trung Đông, nhu cầu giúp việc nhà là rất lớn; tiềm năng “nhất thế giới”. chính là ở nhu cầu này. Trong khi đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lại không khuyến khích đưa lao động giúp việc nhà sang khu vực này. - Bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thiếu việc làm khiến lao động nước ngoài làm việc ở các thị trường khác đổ dồn về Trung Đông, hiển nhiên cạnh tranh lao động giữa các nước sẽ gay gắt hơn. Hiện nay chỉ tính riêng 6 nước trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh gồm: Saudi Arabia, Baranh, Qatar, Kuwait, Ôman, Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất - UAE đã có tới 12 triệu lao động nước ngoài làm việc. Con số trên vẫn tiếp tục tăng trung bình hàng năm khoảng 5%. Bangladesh), Bắc Phi (Ai Cập) gần gũi Qatar về địa lý, văn hoá tôn giáo thì lao động Việt Nam gặp khó khăn hơn từ chi phí (vé máy bay) đến việc làm quen với khí hậu thời tiết và văn hoá…Trong khi đó, việc đòi hỏi chuyên môn, tay nghề của các chủ sử dựng lao động cũng ngày càng khắt khe.Chủ sử dụng lao động Trung Đông tuyển lao động không mấy quan tâm đến bằng cấp. Cuộc sống làm nghề nông ở một nước còn đang phát triển như Việt Nam đã vô tình hình thành nên trong họ tác phong chậm chạp, làm liều, thiếu sự gắn bó trong hợp tác lao động, thiếu hiểu biết về sản xuất công nghiệp, vì vậy đã không chấp hành tốt hợp đồng lao động và các nguyên tắc lao động, nhất là ở khu vực đạo Hồi có quy định làm việc và lối sống rất khắt khe.
+ Muốn xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động Trung Đông thì trước tiên Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội cụ thể là cục quản lý lao động ngoài nước nên có một tờ báo riêng làm cơ quan phát ngôn của mình vì website thì chỉ có những người dân có điều kiện mới có thể tiếp nhận được còn người dân ở nông thôn và miện núi thì rất khó mà hầu hết người lao động đi xuất khẩu sang Trung Đông là người nông thôn và miền núi. Nếu chưa có điều kiện để phát hành tờ báo riêng cho mình về lĩnh vực xuất khẩu lao động thị Bộ lao động có thể cho xuất bản các chuyên đề về xuất khẩu lao động thường kỳ theo một thời gian ấn định ( theo tháng hoặc theo quý ).Sau đó, xa hơn nữa Bộ có thể chỉ đạo thành lập các trung tâm hỗ trợ thông tin chuyên về thị trường Trung Đông phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người dân có như cầu đi xuất khẩu sang đây. Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội cần tổ chức theo định kỳ các buổi báo cáo về tình hình xuất khẩu lao động của các địa phương trong cả nước, các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương, các hội nghị tổng kết đánh giá tình hình xuất khẩu lao động chung, đánh giá vai trò , điểm mạnh, điểm yếu của từng địa phương, các doanh nghiệp trong xuất khẩu lao động ở các thị trường nói chung và Trung Đông nói riêng.
Tuy vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro do tình trạng bạo động thường xuyên xảy ra ở nơi đây cũng như khí hậu khắc nghiệt, sự khác biết lớn về tôn giáo ngôn ngữ đã thực sự tạo ra những thách thức lớn đối với người lao động, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chính phủ Việt Nam, nhưng tôi tin rằng nếu có biện pháp hợp lý khắc phục những trở ngại này thì xuất khẩu lao động sang Trung Đông sẽ mang lại một nguồn lợi không nhỏ cho cả người lao động, doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam.