Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của dịch chiết thảo dược trên vi khuẩn phân lập từ tôm sú giống nuôi ở Phú Hải - Phú Vang - Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Hiện trạng nghề sản xuất giống tôm sú ở nước ta

Trong từng trại sản xuất giống không xây dựng đúng theo quy trình kỹ thuật, không có hệ thống xử lý nước thải, nước thải xả trực tiếp ra biển làm gia tăng sự nhiễm bệnh và mầm bệnh trong nguồn nước biển. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới chất lượng tôm giống kém là: tôm bố mẹ có chất lượng kém, cắt mắt cho đẻ nhiều lần, trong sản xuất giống sử dụng nhiều loại hóa chất và thuốc kháng sinh để xử lý tôm bố mẹ, tôm bột và tôm giống.

Tình hình nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế

Nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng đầm phá theo hướng tích cực: từng bước chuyển dịch từ khai thác sông đầm và sản xuất nông nghiệp năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản có giá trị và hiệu quả cao. Song song với việc mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, nhiều loài giống thuỷ sản đã được du nhập, thuần dưỡng và phát triển trên khắp vùng đầm phá ven biển và các vùng ao hồ toàn tỉnh, góp phần từng bước tạo nên bộ giống thủy sản hoàn chỉnh cho người nuôi, các tiến bộ trong nuôi trồng thuỷ sản được triển khai và chuyển giao cho hầu hết các địa phương qua chương trình khuyến ngư, nhờ vậy giúp cho người dân chủ động và mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp giống thả các huyện và thành phố Huế
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp giống thả các huyện và thành phố Huế

Tình hình nghiên cứu bệnh trên thế giới và Việt Nam 1. Tình hình nghiên cứu bệnh

Tình hình nghiên cứu bệnh vi khuẩn 1. Trên thế giới

Năm 1929, Viện sĩ V.A.Dogiel thuộc viện Hàn lâm khoa học Liên Xô cũ là người có công lớn đóng góp vào công trình nghiên cứu ký sinh trùng cho cá, năm 1939 ông viết tiếp cuốn sách “Bệnh vi khuẩn của cá” (Bacterial Diseases Of Fish). Đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, khi nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh, đặc biệt là nghề nuôi tôm ở các nước Châu Á-Thái Bình Dương từ đó dịch bệnh tôm xảy ra gắn liền với nghề nuôi tôm. Đến nay người ta đã phát hiện rất nhiều loài là tác nhân gây bệnh cho động vật thuỷ sản như: bệnh virus cá đã phân lập được 60 loài virus, bệnh virus ở nhuyễn thể có 12 loài thuộc 8 họ, bệnh virus ở giáp xác có 14 loài ở tôm và 3 loài ở cua thuộc 5 họ, trong đó gặp nhiều nhất là 7 bệnh Baculovirus.

Năm 1994, Đỗ Thị Hoà và cộng tác viên, công bố đề tài “Nghiên cứu một số bệnh do tác nhân vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật và giun tròn”, nhóm tác giả đã thông báo 8 loại bệnh khác nhau do các tác nhân là vi sinh vật gây bệnh cho tôm sú: virus, vi khuẩn,. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Thắng (1997) cho thấy vi khuẩn hiển diện khá cao trên tổng số mẫu thu xét nghiệm, nhiều loại Vibrio xuất hiện với tần số lớn, 2/3 xã điều tra cho thấy hiện tượng nhiễm khuẩn (Pycnozec nhân), chiếm tỷ lệ 80-100%. Năm 1996, Đỗ Thị Hoà cùng cộng tác viên đi sâu vào nghiên cứu các tác nhân gây bệnh trên tôm sú ở khu vực Nam Trung Bộ đã phát hiện: virus, vi khuẩn, protozoa cảm nhiễm trên tôm, kết quả này đã mở ra nhiều triển vọng cho nghề nuôi tôm tại Việt Nam.[13].

Tình hình nghiên cứu và sử dụng các loại thảo dược trong phòng trị bệnh trên động vật thủy sản

Năm 1997 tại Thái Lan, Sataporn Direkbusarakom và cộng sự đã thử nghiệm thành công khả năng kháng khuẩn của các loài thảo dược như: O.sanctum, C.alata, Tinospora cordifolia, Eclipa alba, Tinospora cripspa, Psidium guajava, Clinacanthus nutans, Andrographic panniculata, Momordica charatina, Phyllanthus reticulates, P. Theo nhiều người, ý tưởng dùng thảo dược trị bệnh trên động vật thủy sản bắt nguồn từ những bài thuốc dân gian có tác dụng trên gia súc vật nuôi, sau đó cải biến cho phù hợp với môi trường thuỷ sản.[10], [14], [21] Ở một số tỉnh và địa phương người dân đã sử dụng thảo dược để phòng trị bệnh trên cá tôm nuôi. Bước đầu chọn được 9 loài cây thuốc: rau nghể (Polygonum hydropiper), rau sam (Portulaca cleracea), cây cỏ sữa lá to (Euphorbia hirta), cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolis), sài đất (Wedelia calendu lacae), nhọ nồi (Eclipta alba), bồ công anh (Lactuca indica), cây vòi voi (Heliotropium indicum) và cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria) có thể sử dụng trong phòng trị bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ.[6].

Năm 2003, Ts.Bùi Quang Tề, Ks.Lê Xuân Thành và CTV đã nghiên cứu thành công 2 loại chế phẩm thảo dược VTS1-C, VTS1-T phối chế từ các hoạt chất chiết tách từ tỏi (Allium sativum), sài đất (Weledia calendulacea) sử dụng phòng bệnh cho tôm cá, kết quả cho thấy tỏi, sài đất đều có tác dụng với cả 6 loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, V.harveyi, V.alginolyticus, Aeromonas hydrophyla, Edwardsiella tarda và Hafnia alvei gây bệnh ở nước ngọt, nước lợ mặn.[15], [29], [30]. Năm 2007, chế phẩm sinh học bokashi được chiết xuất từ lá trầu của Nguyễn Ngọc Phước được xem như một trong những hướng nghiên cứu đột phá trong phòng và trị bệnh cho thủy sản, dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra trên động vật thủy sản mà không sử dụng kháng sinh và thân thiện với môi trường.[11], [12], [29]. Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Sinh học Nhiệt Ðới (Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc Gia) đã thực hiện thành công đề tài chế tạo sản phẩm sinh học từ cây thuốc cá để xử lý môi trường ao nuôi tôm, ứng dụng hiệu quả qua các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau.[16], [29].

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

- Phân lập, định danh một số loài vi khuẩn trên tôm sú giống (Penaeus monodon). - Thử nghiệm tác dụng diệt khuẩn của dịch chiết từ các loại thảo dược với các chủng vi khuẩn phân lập được.

Phương pháp nghiên cứu 1. Vật liệu nghiên cứu

- Mẫu bệnh phẩm đem nuôi cấy, phân lập được lấy bằng cách nghiền nát toàn bộ mẫu tôm với nước cất vô trùng thành dung dịch huyền phù rồi lấy đem nuôi cấy trên môi trường đặc trưng TCBS. Thảo dược thí nghiệm được rửa sạch, để ráo nước tự nhiên ở nhiệt độ phòng, rồi cho vào máy xay thật nhuyễn, có thể thêm một ít nước cất làm dung môi nhằm thuận tiện cho việc vắt lấy dịch chiết qua lưới lọc. Phương pháp tiến hành: Lấy 0,1ml dung dịch ở ống nghiệm chứa vi khuẩn có mật độ 106CFU/ml dàn đều trên mặt thạch bằng que gạt, để khoảng 5 phút cho bề mặt.

Từ kết quả thí nghiệm thứ nhất, nồng độ ức chế vi khuẩn tối thiểu sẽ được thử nghiệm ở thí nghiệm thứ hai với thí nghiệm được bố trí như thí nghiệm đầu tiên nhưng nồng độ dịch chiết thảo dược sẽ được pha loãng 2 lần trong các nghiệm thức. Các khối thạch có vi khuẩn phát triển trên đó được ngâm trong các môi trường có chứa các nồng độ dịch chiết thảo dược khác nhau trong 15 phút, 30 phút, 1 giờ và 24 giờ. Xác định khả năng tiêu diệt vi khẩn của dịch chiết thảo dược bằng cách so sánh sự phát triển của khuẩn lạc trong môi trường thạch ở các nghiệm thức có bổ sung dịch.

SƠ ĐỒ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
SƠ ĐỒ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Kết quả phân lập, định danh vi khuẩn

Theo Bùi Quang Tề (2002) các loài vi khuẩn Vibrio là những loài gây ra bệnh chủ yếu trên tôm như: bệnh đỏ dọc thân, bệnh ăn mòn vỏ giáp xác, bệnh mềm vỏ. Những vi khuẩn này thường là những tác nhân cơ hội, khi tôm sốc do môi trường biến đổi, hoặc bị nhiễm các bệnh khác như virus, nấm, kí sinh trùng. Khi sức đề kháng của động vật thuỷ sản giảm, các loài vi khuẩn Vibrio có khả năng gây bệnh nặng và gây chết hàng loạt.

Theo Đỗ Thị Hòa (2004), có sự khác nhau về sự khuếch tán màu sắc trên môi trường TCBS của hai chủng vi khuẩn này do khác nhau về khả năng lên men loại đường Saccarose. Vi khuẩn V.alginolyticus có khả năng lên men đường Saccarose và làm thay đổi màu sắc của môi trường từ màu xanh sang màu vàng (Hình 4.4). Kết quả thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của các loại dịch chiết thảo dược.

Hình 4.2: Vibrio alginolyticus
Hình 4.2: Vibrio alginolyticus

Kết quả thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của các loại dịch chiết thảo dược Thí nghiệm thử khả năng kháng khuẩn của các công thức dịch chiết thảo dược

Để ở nhiệt độ mát trong phòng, sau 2 ngày, chất alixin không còn tác dụng diệt trùng, gặp môi trường kiềm cũng biến chất, nhưng trong môi trường acid yếu không bị ảnh hưởng. Trong phòng trị bệnh ở động vật thuỷ sản, đã thử tác dụng diệt khuẩn của dịch chiết rút từ cây chó đẻ răng cưa với vi khuẩn Aeromonas hydrophyla, Edwardsiella tarda gây bệnh hoại tử ở cá trê, kết quả cho vòng kháng khuẩn khá lớn 11 - 20 mm (Bộ môn bệnh cá viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, 1993). Một số nghiên cứu khác ở Việt Nam, bằng phương pháp đào rãnh cho thấy, dịch chiết rút từ cây chó đẻ răng cưa có khả năng diệt khuẩn cao với một số vi khuẩn gây bệnh ở tôm và cá như: Vibrio parahaemolyticus, V.alginolyticus và Aeromonas hydrophyla, đường kính vòng kháng khuẩn 18 - 20 mm khi chiết rút với dung môi là cồn (Đỗ Thị Hòa và ctv, 1998).

Năm 1992, Sataporn Direkbusarakom đã thử nghiệm dùng dịch chiết rút từ cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus spp) để ngăn chặn sự bùng phát bệnh virus đầu vàng (YHD) ở tôm sú, cho kết quả rất khả quan. Những lô thí nghiệm có dịch chiết từ 2 loại Phyllanthus amarus và P.urinarria tôm vẫn sống và khỏe mạnh 80 - 100%, trong khi các lô đối chứng tôm chết 100% sau một ngày thí nghiệm. Đường kính vòng kháng khuẩn lớn nhất (tương ứng với nồng độ 10ˆ6)của mỗi loại thảo dược đối với các chủng vi khuẩn phân lập được sử dụng để so sánh hiệu quả giữa chúng.

Đồ thị 4.2. Khả năng kháng khuẩn của tỏi đối với V.harveyi
Đồ thị 4.2. Khả năng kháng khuẩn của tỏi đối với V.harveyi