MỤC LỤC
Tại huyện Tri Tôn, từ trước đến giờ chưa có công trình nào nghiên cứu mang tính chất định lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nghèo của hộ gia đình. Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nhỏ bé vào việc đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo tại địa phương.
Rao CHH và Chopra K (1991) tranh luận về mối quan hệ nầy như sau: Trong quá trình tăng trưởng nông nghiệp, hai phương thức chủ yếu được thực hiện là quảng canh (tăng sản lượng do mở rộng diện tích) và thâm canh (tăng năng suất trên đơn vị diện tích bằng cách tăng cường sử dụng các yếu tố đầu vào do ngành công nghiệp hóa chất sản xuất). Theo chương trình Phân tích hiện trạng nghèo đói vùng ĐBSCL (2003) do AusAID tài trợ, tình trạng nghèo đói có thể từ những nguyên nhân sau: mất đất đai hay không có đất để canh tác, tình trạng thiếu việc làm, những yếu tố có liên quan tới thành phần dân tộc, chất lượng nguồn nhân lực, cơ hội tiếp cận thị trường, hạ tầng ở nông thôn.
Một mặt, các đối tượng nghèo hiện nay khó can thiệp hơn; mặt khác, các diễn biến liên quan đến dân tộc thiểu số, dân trí, thị trường, thiên tai, quá trình tăng cường cơ giới hoá và sự dịch chuyển đất đai cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới nỗ lực giảm nghèo của các bên liên quan, bao gồm cả người dân và các cơ quan quản lý nghèo đói. Mặc dù ngay từ tháng 12/1998 nhà nước đã công nhận tỉnh An Giang đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, nhưng theo đánh giá chung trình độ chuyên môn và học vấn của lao động trong tỉnh hiện vẫn rất thấp: Chỉ có 12,51% số lao động là công nhân kỹ thuật có bằng cấp và 9,31% số lao động đã tốt nghiệp hết phổ thông trung học, trong khi con số này của toàn vùng ĐBSCL là 16,46%. Tri Tôn là một huyện miền núi của tỉnh An Giang, nằm về phía Tây Nam của tỉnh, Bắc giáp huyện Tịnh Biên, Tây giáp huyện Hà Tiên tỉnh Kiên Giang và huyện Kirivong tỉnh Takeo, Vương quốc Campuchia, Nam giáp huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang, Đông giáp huyện Châu Thành và Huyện Thoại Sơn.
Mặc dù, chúng ta đã đạt được thành tựu rất to lớn trong thời gian qua, song những thách thức sắp tới đối với công cuộc giảm nghèo sẽ luôn là vấn đề cần được các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu và phải có những giải pháp hữu hiệu, đồng bộ để công tác xóa đói, giảm nghèo của chúng ta tiếp tục thu được những thành tựu mới.
Qua hình 4.2.2, có đến 67,14% đồng bào người Khmer không biết đọc biết viết chữ Việt (nhưng có thể họ không mù chữ Khmer, trong mẫu điều tra, có những người không biết tiếng Việt nhưng ký tên bằng chữ Khmer) số mù chữ của người Kinh – Hoa là 24,11% vẫn là khá cao trong tỉnh và khu vực. Theo vòng lẩn quẩn của nghèo đói thì: sinh sản nhiều, đông con, thiếu dinh dưỡng, bệnh tật, thất học, nghèo đói …Mặc dù, trong nông thôn, theo cách thức canh tác cũ, đông con, có thể là một lợi thế, nhưng với đà cơ giới hóa trong nông nghiệp hiện nay, đông con dễ đẩy hộ gia đình vào hoàn cảnh nghèo khó. Người dân tộc, do phong tục sống trong cộng đồng phum, sóc, họ không thích ở kề cận đường giao thông như người Kinh – Hoa, nhưng thời gian qua, với chương trình 135, phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng sâu vùng xa và vùng đồng bào dân tộc, hiện trạng đường giao thông đã cải thiện đáng kể.
Thủ tục vay ngoài đơn giản, rất phù hợp với tâm lý của người nghèo, tất cả đều có giao kèo bất thành văn: bạc đứng, bạc góp, chơi hụi… Tuy nhiên, vấn đề lãi suất cho vay phải bàn tính lại để người nghèo không phải lâm vào hoàn cảnh túng cùng do lãi suất quá cao và Chính quyền địa phương nên có giải pháp để quản lý được các tổ chức tín dụng không chính thức nầy. Vấn đề xây dựng nếp sống văn hóa mới trong hộ gia đình và thôn xóm, tuyên truyền vận động việc bình đẳng giới của chính quyền các cấp cơ sở đã phát huy tác dụng, góp phần làm giảm tỉ lệ nghèo đói và lấp dần hố cách thu nhập của vùng đồng bào dân tộc ít người, hay những hộ phụ nữ neo đơn so với cộng đồng người Kinh – Hoa. Theo kết quả thực hiện chủ trương giảm nghèo, UBND huyện đã xây dựng đề án số 27 về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer và thực hiện quyết định về việc giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đặc biệt khó khăn: cấp một nền nhà để ở, diện tích 100 m2, hỗ trợ đất nông nghiệp: 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ, hoặc 0,15 ha lúa nước hai vụ, hoặc 0,5 ha đất đồi, gò … Có thể nói các chính sách về dân tộc và miền núi đã phát huy hiệu quả và mang đến vùng đất nầy một diện mạo mới.
Tạo thuận lợi trong công tác tạm trú, tạm vắng cho người đi làm xa, Chính quyền địa phương nên có những quan hệ gắn kết với Chính quyền nơi làm việc để người lao động, nhất là những người nghèo, có một môi trường làm việc nơi xứ lạ được ổn định và an bình, tránh những cạm bẩy tệ nạn xã hội mà những người ở nông thôn ra thành thị tìm việc làm hay gặp phải. Mở rộng hoạt động đào tạo nghề miễn phí cho con em của các hộ nghèo, đặc biệt là các loại hình mà người học có thể hành nghề tại nhà hoặc làm việc tại các cơ sở sản xuất như: Thêu may, đan lát, lái xe, tập huấn mô hình vườn ao chuồng, trồng nấm … Ngoài ra, các cấp chính quyền nên có liên kết với các cơ sở tuyển dụng lao động trong và ngoài tỉnh để học viên có công ăn việc làm. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ dân trí, chăm lo tốt hơn đời sống tinh thần của đồng bào Khmer: Tập trung giải quyết tình trạng bất đồng về ngôn ngữ, bổ sung đội ngũ cán bộ biết tiếng Khmer, có năng lực để triển khai các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, tín dụng và các chính sách của Nhà nước đến tận người dân.
Liên quan tới mô hình nghiên cứu, tác giả chưa thể khảo sát được những khía cạnh như: những áp lực của việc khai tác tài nguyên thiên nhiên đối với nghèo đói, có hay không sự liên quan giữa năng lực của tổ chức làm công tác xóa đói giảm nghèo đối với sự thoát nghèo của bà con, đề tài chưa nghiên cứu tới tình trạng tái nghèo hay ý chí thoát nghèo của người dân, và làm sao đo lường được sự phân biệt đối xử giữa người giàu và người nghèo.
Nguyên nhân chính (ngắn gọn)………. 8) Theo Ông / Bà thì cần có những hỗ trợ nào để phát triển kinh tế gia đình hoặc giảm nghèo (vốn, kỹ thuật, đường giao thông, ổn định giá vật tư, đất đai, nguồn nước canh tác, thị trường ổn định…)? ………. 9) Gia đình Ông / Bà có nhận được sự hỗ trợ của các dịch vụ từ trung tâm Khuyến nông tại địa phương không?. (được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật, tham gia các hội thảo đầu bờ, hội thảo khuyến nông …).
Thiếu lao động Đất đai không thích hợp Thiên tai, sâu bệnh, chuột bọ Thiếu nguồn nước . Doanh thu trong năm (đồng). Theo Ông / Bà thì những khó khăn, trở ngại trong quá trình chăn nuôi là gì?. 16) Gia đình Ông / Bà có thu nhập gì từ những hoạt động ngoài công việc nông nghiệp của gia đình trong năm vừa qua không ?. Không tìm đuợc việc làm Làm thuê trong nông nghiệp Làm tiểu thủ công nghiệp Làm trong ngành công nghiệp, xây dựng, vận tải.
Tiền trợ cấp thương binh, người già neo đơn Tiền lãi từ các nguồn cho vay.
9 Các chi phí liên quan đến khám và chữa bệnh 10 Tập vở, bút viết, học phí, tiền trường.
Nhà vệ sinh tự hoại (dùng chung với hộ khác) Không có nhà vệ sinh.
Nhà vệ sinh tự hoại (dùng chung với hộ khác) Không có nhà vệ sinh. Nền nhà Vật liệu. Được lát toàn bộ bằng gạch Tráng xi măng. Nền lát bằng gỗ thô hoặc tre Nền lát bằng các chất liệu khác. Mái nhà Vật liệu. Quỹ giải quyết việc làm Quỹ tín dụng hội phụ nữ Quỹ tín dụng khác. 23) Theo Ông / Bà thì việc vay tiền tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên có khó không?.