Những đóng góp của Nhất Linh trong nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết: Phân tích qua tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng

MỤC LỤC

Đối tượng , phạm vi nghiên cứu

Được vận dụng trong luận văn khi cần thiết để thấy được những điểm tương đồng và dị biệt của hai tác phẩm trên với một số tác phẩm khác của Nhất Linh cùng thể tài và ở giai đoạn trước, để chỉ ra được những bước đổi mới của ông trong sáng tác. Việc vận dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai tiểu thuyết này giúp chúng tôi xác định một cách đúng đắn vị trí, vai trò và những đóng góp của nó ở phương diện nghệ thuật tiểu thuyết.

Đóng góp của luận văn

Tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng ra đời trong một hoàn cảnh xã hội văn hoá cụ thể.

Tiểu kết chương I

Vũ Ngọc Phan nhận xét về Nhất Linh: “Ông viết từ ti ểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình cảm, qua những tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lý, sự tiến hoá ấy chứng tỏ rằng mỗi ngày ông càng muốn đi sâu vào tâm hồn người ta". Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, nhân vật là tiêu điểmđể bộc lộ tư tưởng, chủ đề và đến lượt mình, nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ, làm nổi bật hơn lên. Xuất phát từ quan niệm coi hiện thực tiểu thuyết là thực tại nên nhân vật cũng phải là những con người bình thường, nhân vật hiện đại phải là những con người có cá tính riêng, có ngoại hình và nội tâm, mang bản chất của con người trong xã hội một cách chân thực.

ẬT VÀ KẾT CẤU CỐT TRUYỆN TRONG ĐÔI BẠN VÀ BƯỚM TRẮNG

Trong “Một số vấn đề về thi pháp văn học hiện đại” (Trần Đình Sử - Thi pháp học hiện đại, NXB Giáo dục đào tạo, 1993) tác giả cho biết: Từ trước tới nay, người ta hay phân tích nhân vật văn học như là sự miêu tả một loại người nào đó trong xã hội, từ đó người ta thường đối chiếu nhân vật với loại người mà nó miêu tả xem có giống hay không giống để xác định mức độ chân thật. Trong các tiểu thuyết : Đoạn tuyệt, Lạnh lùng , hay Đôi bạn Nhất Linh quan niệm về nhân vật : Nhân vật đại diện cho chế độ và tập tục cũ như Bà Án (Bướm trắng) - là nhân vật phản diện ; đồng thời có những nhân vật chính diện mang lý tưởng, thể hiện quan điểm tư tưởng, đạo đức của tác giả, của thời đại như: Loan (Đoạn tuyệt); Dũng (Đôi bạn), Trâm (Nắng thu)… Riêng ở Bướm trắng Nhất Linh còn thể hiện một quan niệm nghệ thuật mới về con người, nhân vật Trương không thể xếp vào hai loại nhân vật trên. Như vậy, mặc dù vấn đề khái niệm “cốt truyện” đang còn là một vấn đề phức tạp nhưng trên cơ sở những khái niệm và những đặc điểm cơ bản vừa nêu trong luận văn này, chúng tôi cũng xin mạnh dạn khẳng định: cốt truyện là hệ thống các sự kiện, biến cố cụ thể được trình bày trong tác phẩm thuộc thể loại tự sự và kịch với ý đồ nghệ thuật của tác giả như một tiến trình và thể hiện qua các phương tiện nghệ thuật.

Nếu chúng ta xem xét chuỗi biến cố , sự kiện theo mối liêm hệ thời gian nhân quả xoay quanh số phận nhân vật thì ở Bướm trắng có các biến cố, sự kiện quan trọng là: Gặp Thu rồi yêu Thu ngay từ cái nhìn đầu tiên ; được bác sỹ khẳng định sẽ chết vì bệnh ho lao ( hai biến cố này có thể được coi là thành phần thắt nút của cốt truyện ); Trương đi theo tiếng gọi của bản năng xui khiến lao vào con đường ăn chơi sa ngã (thành phần phát triển của cốt truyện); thụt két phải vào tù bốn tháng (cao trào); từ bỏ ý định giết Thu rồi tự sát để về quê sống với Nhan (mở nỳt). Sự xuất hiện một cách phong phú của các yếu tố tâm lý như tiềm thức, vô thức, hồi tưởng, liên tưởng, tưởng tượng đã làm cho bình diện thời gian trần thuật không còn theo trình tự trước sau, kết thúc của nó bỏ ngỏ, nhà văn đã tôn trọng hiện thực đời sống, không gò ép cốt truyện và nhân vật theo chuẩn mực đạo đức xã hội như ở những tác phẩm luận đề của mình và tiểu thuyết giai đoạn trước.

Ti ểu kết chương II

Các th ủ pháp thể hiện thế giới bên trong của nhân v ật trong Đôi bạn và Bướm trắng

Ở đây chúng tôi không quan tâm tới những mẩu đối thoại thông thường nhằm tiếp nối mạch trần thuật hoặc chỉ đơn thuần miêu tả tính cách nhân vật mà chủ yếu dừng lại ở các đoạn đối thoại có tác dụng miêu tả trực tiếp tâm lý (thật ra rất khó phân biệt thật rạch ròi được điều đú, bởi mục đớch của đối thoại bao giờ cũng là để làm rừ nhõn vật và tư tưởng, nhưng nói như vậy có nghĩa là chúng tôi đặc biệt quan tâm tới mức độ miêu tả tâm lý của các màn đối thoại). Thiên nhiên gắn với mối tình Loan - Dũng ngọt ngào, gần gụi, tươi sáng, đầy hương sắc; thiên nhiên gắn với cuộc ra đi của Dũng - Trúc thoáng đãng, hùng vĩ, được miêu tả với độ cao xa khiến nhân vật phải ngước nhìn, phải hình dung, tưởng tượng, so sánh …Có thể nói rằng trong Đôi bạn, nếu thiếu đi sự diễn tả thiên nhiên thì nhân vật sẽ nghèo nàn , cằn cỗi và bớt hấp dẫn đi rất nhiều. Tuy nhiên, nói chung chân dung của các nhân vật còn khá đơn giản, nó thường chỉ được miêu tả bằng một vài tính từ (như xinh đẹp tuyệt trần, xấu. xí, khôi ngô tuấn tú , khoẻ mạnh…) hoặc luôn đi kèm với sự so sánh như: tóc đen như gỗ mun, da trắng như tuyết, môi đỏ như máu …Đến thời cận đại, diện mạo của nhân vật vẫn chưa trở thành những chân dung sinh động, đậm tính cá thể.

Ti ểu kết chương II I

K ẾT LUẬN

Với tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng, vấn đề cá nhân đã được ý thức ở cấp độ mới hẳn .Nó đã trở thành một phương tiện hữu hiệu bênh vực quyền tự do cá nhân , truyền bá cho một nền văn hoỏ mới tạo nờn một sự chuyển biến rừ rệt trong nếp cảm, nếp nghĩ cũng như trình độ thưởng thức văn học của độc giả Việt Nam. Với khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý, nhà văn Nhất Linh đã có tham vọng tìm hiểu khám phá đời sống tâm hồn tình cảm của con người theo một con đường riêng, bằng một số yếu tố nghệ thuật đã phần nào đạt tới giá trị hiệnđại, giải toả một số bế tắc bất cập của tính chấtước lệ, công thức, cũng như tính chất “nhất phiến ” trong việc thể hiện con người của văn học truyền thống. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nhất Linh qua Đôi bạn và Bướm trắng đạt tới sự nhuần nhuyễn trong việc sủ dụng các thủ pháp: Đối thoại tâm lý (đối thoại mang tính chất ám chỉ; đối thoại qua hành vi, cử chỉ), độc thoại nội tâm; sự thể hiện tâm lý nhân vật qua tả cảnh thiên.

Tài li ệu tham khảo

Có thể kể đến một số bài viết của Đặng Tiến trong Hạnh phúc trong tác phẩm của Nhất Linh (1965), Nguyễn Hoành Khung trong cuốn Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930- 1945), Phan Cự Đệ - Lời giới thiệu tiểu thuyết Đôi bạn (1988)..Hay ở trong các luận văn của Vũ Thị Khánh Dần và Đỗ Đức Tiểu cũng có những nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh. Ở Miền Nam có các bài viết của Bùi Xuân Đào trong Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn sử giản ước tân biên..ở Miền Bắc có các bài viết của Phan Cự Đệ trong Lời giới thiệu cuốn Đoạn tuyệt có nhận xét : “ Xét về một phương diện nào đó thì nghệ thuật của Đôi bạn và Bướm Trắng già dặn hơn, những nhận xét về tâm lý nhân vật sâu sắc và tinh vi hơn”, Đỗ Đức Hiểu cho rằng: “Bướm Trắng là một tiểu thuyết hiện đại”. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, đã định nghĩa: Cốt truyện “là hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch”.Cùng quan điểm như vậy, Lại Nguyên Ân cũng quan niệm: Cốt truyện là “sự phát triển hành động; tiến trình các sự việc, các biến cố trong tự sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình”.