MỤC LỤC
Phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện là quá trình tiến hành các giải pháp quản lý nhằn xây dựng đội ngũ giáo viên giảng dạy tại các Trung tâm GDTX đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình đào tạo; vững mạnh về trình độ, có thái độ nghề nghiệp tốt, tận tụy với nghề…đáp ứng chuẩn nghề nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời và mục tiêu quản lý của Trung tâm. Chuẩn là mẫu lý thuyết có tính chất nguyên tắc, tính công khai và tính xã hội hoá được đặt ra bằng quyền lực hành chính hoặc chuyên môn; chuẩn bao gồm những yêu cầu, tiêu chí, qui định kết hợp lôgic với nhau một cách xác định, được làm công cụ xác minh sự vật, làm thước đo - đánh giá hoặc so sánh khuynh hướng điều chỉnh những sự vật này theo nhu cầu, mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lý hoặc chủ thể sử dụng công việc, sản phẩm hay dịch vụ.
1/Định hướng hoạt động quản lý và việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ,biện pháp quản lý khác nhau trên những nguyên tắc nhất quán; 2/ Quy cách hoá các sản phẩm, các quá trình tạo ra sản phẩm (nguồn lực, công nghệ, phương tiện..) làm cho chúng có tính chuẩn mực thống nhất, mọi sự vật được đưa vào trật tự nhất định; 3/ Khuyến khích phát triển, tạo môi trường chính thức ngày càng thích hợp hơn cho sự phát triển, đồng thời ngày càng hạn chế những nhân tố tự phát, phi chính thức trong phát triển hoặc những nhân tố cản trở sự phát triển. Các yêu cầu cơ bản: Thống nhất giữa bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ với các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn; thu hút mọi giáo viên, cán bộ quản lý vào các hình thức học tập và tự bồi dưỡng; việc bồi dưỡng toàn diện giáo viên phải diễn ra thường xuyên liên tục trong suốt quá trình hoạt động sư phạm; chú ý tới trình độ đào tạo và nhu cầu bồi dưỡng của trường cá nhân giáo viên cũng như cán bộ, nhân viên từ đó xác định nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng.
Giáo viên giảng dạy lao động hướng nghiệp dạy nghề phổ thông không được giao biên chế giáo viên cơ hữu, muốn thực hiện được nhiệm vụ này các Trung tâm GDTX cấp huyện phải tự hợp đồng giáo viên dạy nghề hoặc tự bồi dưỡng một nghề cụ thể cho đội ngũ giáo viên giảng dạy văn hoá để trực tiếp tham gia giảng dạy nghề phổ thông cho học sinh THCS và BTTHPT, thông qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn của trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề tỉnh Thái Nguyên liên kết với trường sư phạm kỹ thuật Hưng Yên tổ chức giáo viên được cấp chứng chỉ dạy nghề phổ thông. Qua biểu đồ mô tả cơ cấu đội ngũ giáo viên giảng dạy trong 09 Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên được thể hiện trên cho thấy đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy thiếu trầm trọng nhất là giáo viên giảng dạy 07 môn văn hoá cơ bản; có tới 35% trên tổng số giáo viên là giáo viên giảng dạy tại các trường THPT tham gia giảng dạy các môn văn hoá, 31% là giáo viên giảng dạy hợp đồng dài hạn (ký hợp đồng theo tính chất thời vụ hàng năm) dẫn tới đội ngũ giáo viên chính thức của các Trung tâm GDTX cấp huyện vừa thiếu và vừa yếu trong khâu dự giờ thăm lớp, trao đổi rút kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ.
Sở GD&ĐT Thái nguyên chưa phối hợp với các ban ngành trong tỉnh xây dựng cơ chế chính sách sử dụng và đãi ngộ phù hợp để kích thích động cơ làm việc, lao động sáng tạo của đội ngũ giáo viên các Trung tâm GDTX cấp huyện, làm họ hứng thú, tích cực trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, giáo dục học sinh, truyền thụ kiến thức, kỹ năng cơ bản cho học viên, không ngừng phát triển bản thân, góp phần phát triển của từng Trung tâm GDTX cấp huyện nói riêng và ngành học GDTX của tỉnh Thái Nguyên nói chung. - Về quá trình đánh giá: Chưa phát huy được các kênh khác nhau để đánh giá giáo viên một cách chính xác và khách quan như: đánh giá giáo viên thông qua kết quả học tập và rèn luyện của học sinh; đánh giá thông qua xã hội và cộng đồng…Công tác đánh giá hiện nay chủ yếu thực hiện qua các đợt sơ kết, tổng kết năm học để xếp loại thi đua mang tính thủ tục hành chính hơn là đánh giá năng lực nghề nghiệp giáo viên, nhiều khi có những tác động tiêu cực gây bè phái, không đảm bảo tính khách quan, công tác phê bình và tự phê bình của ĐNGV còn yếu, ngại va chạm, nhận xét đồng nghiệp còn chung chung, chưa mạnh dạn chỉ ra những tồn tại về phẩm chất, năng lực cho đồng nghiệp nhất là trong các cuộc bình xét các danh hiệu thi đua.
Do đội ngũ giáo viên có 2/3 là giáo viên hợp đồng dài hạn và hợp đồng thỉnh giảng theo tiết dạy, không phải là giáo viên trong biên chế cho nên họ cũng không chuyên tâm cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cũng như tham gia vào các phong trào thi đua của đơn vị, làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đánh giá của đơn vị. Kinh phí thu từ nguồn thu học phí không đủ chi cho giáo viên giảng dạy hợp đồng, các huyện không có chính sách hỗ trợ cấp bù kinh phí cho các trung tâm dẫn tới việc dành một phần kinh phí chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy và học rất khó khăn.
+ Chú trọng kiến tạo môi trường làm việc tích cực cho ĐNGV giảng dậy tại các Trung tâm GDTX cấp huyện từ những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dậy học đến cảnh quan môi trường sư phạm; những điều kiện về văn hoá tinh thần như các hoạt động văn nghệ - thể thao, tham quan học tập và các hoạt động xã hội tạo nên sắc thái văn hoá trong trung tâm, làm cho tập thể sư phạm hòa mình vào nhau cùng hướng tới mục tiêu chung của đơn vị; có chính sách khuyến khích giáo viên hợp tác lâu dài với trung tâm khi đã được nghỉ chế độ hưu trí với các hình thức hợp đồng dài hạn, hợp đồng thỉnh giảng nhằm sử dụng tốt ĐNGV có kinh nghiệm tại chỗ cho mục tiêu của đơn vị. Nhằm khắc phục tình trạng trên, cần xây dựng chính sách đãi ngộ một cách hợp lý đối với giáo viên giảng dạy tại các Trung tâm GDTX cấp huyện theo những yêu cầu sau: thực hiện đúng, đủ và kịp thời các chế độ chính sách đối với giáo viên như tiền lương, phụ cấp, thưởng, bồi dưỡng làm việc ngoài giờ, chế độ kiêm nhiệm, chế độ nghỉ phép, nghỉ hè, thăm quan học tập, nghỉ dưỡng bệnh, khám chữa bệnh, nhà ở…Có chế độ bồi dưỡng và phụ cấp thoả đáng đối với công tác nghiên cứu khoa học và việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ĐNGV Trung tâm GDTX cấp huyện; tăng cường các hoạt động liên kết mở rộng phạm vi hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho giáo viên phù hợp với ngành nghề được đào tạo nhằm tạo điều kiện cho họ phát triển bản thân, góp phần phát triển cộng đồng và tăng nguồn thu nhập chính đáng cho mỗi giáo viên của Trung tâm.
Trong thời gian trước mắt, Bộ Giáo dục&Đào tạo chưa có văn bản quy định về định mức giáo viên cơ hữu đối với các Trung tâm GDTX cấp huyện, Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên có thể phối hợp với Sở nội vụ trình UBND tỉnh Thái Nguyên có thể tạm thời giao đủ số giáo viên cơ hữu đảm bảo cho bộ khung của các tổ chuyên môn được quy định về cơ cấu tổ chức (tại điều 25 quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX ban hành theo Quyết định 01/2007/QĐ-BGD&ĐT) và số giáo viên trực tiếp đứng lớp (đảm bảo mỗi môn văn hoá cơ bản ít nhất có 01 giáo viên, đối với môn nhiều tiết phải có 02 giáo viên). + Sở GD&ĐT phối hợp với sở Kế hoạch & Đầu tư trình UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt chủ trương lập dự án đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy và học cho các Trung tâm GDTX cấp huyện tương đương với các trường THPT để làm cơ sở xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển ĐNGV Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới.
Đối với giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên nhận thức rừ tầm quan trọng của việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyờn mụn, nghiệp vụ …từ đú tớch cực tham gia cỏc hoạt động bồi dưừng và tự bồi dưỡng phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho bản thân; tích cực nghiên cứu và áp dụng khoa học - công nghệ vào quá trình dạy học và chuyển giao công nghệ cho cơ sở cũng như ứng dụng trong cuộc sống. Xin Ông(Bà) cho biết mức độ quan tâm của mình đến các vấn đề dưới đây khi đánh giá về giáo viên tại Trung tâm GDTX cấp huyện (Đề nghị khoanh tròn vào 1 trong 5 số bên phải: Số 1 là rất ít quan tâm, số 2 là có quan tâm nhưng chưa thường xuyên liên tục, số 3 có quan tâm thường xuyên liên tục nhừng chưa toàn diện, số 4 quan tâm thường xuyên liên tục và toàn diện, số 5 là rất quan tâm).
Anh (Chị) vui lòng đánh dấu (x) vào các ô tương ứng để thể hiện quan điểm của mình về mức độ đạt được của mỗi tiêu chí trong việc xây dựng nền tảng một tổ chức biết học hỏi. Mỗi thành viên trong Trung tâm GDTX cụ thể hoá hành động bản thân, xây dựng được kế hoạch góp phần phát triển nhà trường tất cả vì học sinh thân yêu.