MỤC LỤC
Khi đặt vào hai điện cực của phía sơ cấp một điện áp Vin, phần tử áp điện phía sơ cấp sẽ được phân cực và phương của phân cực này dọc theo bề dày của khối vật liệu áp điện. Khi mới được chế tạo thì biến áp loại này có dạng hình chữ nhật nhưng vì nếu thế thì các dao động cơ giữa các điểm không đều do khoảng cách tới tâm không bằng nhau dẫn đến những sóng bậc cao nhiều hơn cho điện áp ra.
Theo [2], tại một tần số hoạt động nhất định công suất đầu ra của biến áp áp điện lớn nhất khi điện trở tải ''0R =Rm. Giá trị này của điện trở tải được gọi là tải tối ưu cho hiệu suất của biến áp áp điện ứng với tần số ω (hình 2-7).
Ứng với mỗi tải đều có một giá trị tần số mà tại đó hệ số biến áp là cực đại - tần số cộng hưởng của biến áp. Công suất đầu ra biến áp thay đổi theo tần số hoạt động và giá trị tải Tại tần số cộng hưởng của biến công suất đầu ra biến áp là cực đại.
Điều kiện về điện áp ngưỡng của tụ đầu vào Cin: Khi mà điện cảm Lr nạp tụ Cin như ở hình 3-4 thì điện tích của tụ đầu vào Cin được phóng nạp bởi dòng điện cộng hưởng iLr được tính là: dQ C dV i dt= in = rL với dV là biến thiên điện áp trên tụ Cin và dt là thời gian phóng nạp của tụ. Điều kiện về thời gian chết giữa S1 và S2: để có đủ thời gian cho cuộn cảm Lr nạp điện hay tụ Cin phóng điện thì thời gian trễ td phải lớn hơn hay bằng thời gian phóng hay nạp.
Trong đó, Vout là điện áp đầu ra (điện áp trên tải), Vgs là xung phát vào cực G của van S, Vin và Iin lần lượt là điện áp và dòng điện đầu vào của biến áp áp điện. Theo kết quả phân tích ở chương 2, để đảm bảo yêu cầu thứ nhất thì biến áp áp điện cần được hoạt động tại một trong số những tần số cộng hưởng của nó. Tuy nhiên, trong phạm vi nội dung đồ án này, ta chỉ xem xét tới vấn đề đảm bảo được yêu cầu điều khiển biến áp áp làm việc ở tần số cộng hưởng.
Đặc điểm của hệ thống khi làm việc tại điểm cộng hưởng là khi đó sai lệch về pha giữa tín hiệu áp và dòng của đầu vào biến áp áp điện bằng 0. Thật vậy, ta hay xét 1 hệ thống gồm biến áp áp điện, bộ biến đổi và tải và nguồn cấp khi ta đưa 1 xung kích thích với 1 tần số bất kì trong 1 thời gian ngắn vào để hệ thống hoạt động thì sau khi ngừng kích thích biến áp áp điện sẽ tiếp tục dao động và cho ra điện áp với tần số tại tần số dao động riêng của nó (chính là tần số cộng hưởng). Ngoài ra, với mong muốn đưa biến áp áp điện vào ứng dụng trong các hệ thống công nghệ cao như: ôtô, nhà thông minh…thì việc tạo khả năng tích hợp cao cho các ứng dụng của biến áp áp điện là rất quan trọng.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ vi xử lí, lí thuyết điều khiển thì việc sử dụng 1 chíp duy nhất để điều khiển biến áp áp điện và tạo khả năng tích hợp cao cho ứng dụng của biến áp áp điện là hoàn toàn khả thi. Trong phạm vi nội dung của đồ án, ta sẽ thiết kế ứng dụng thuật toán PLL để điều khiển biến áp áp điện sử dụng chip DSP TMS320F2812 Và phần này sẽ trình bày về cơ sở lí thuyết để thiết kế 1 bộ Software like Digital Phase locked loop (SDPLL).
Thực chất thuật toán phần mềm SDPLL chính là mô tả lại bằng phần mềm chức năng tính toán của các khối trong bộ DPLL. Vì vậy, trước khi đi đến thực hiện thuật toán ta hãy tìm hiểu về các khối chức năng trong bộ DPLL. - Sườn dương của U1 sẽ làm đầu ra của PFD chuyển lên trạng thái cao hơn hoặc không thay đổi trạng thái nếu nó đang ở trạng thái +1.
- Sườn dương của U2 sẽ làm đầu ra của PFD chuyển xuống trạng thái thấp hơn hoặc không thay đổi trạng thái nếu nó đang ở trạng thái -1. Khi hai tín hiệu giống hệt về pha, tại cùng 1 thời điểm cả hai đầu vào sẽ có sườn dương, tín hiệu ra của PFD sẽ giữ nguyên mãi mãi (giả sử rằng ban đầu, đầu ra của PFD là 0) nên Ud=0. Theo sơ đồ chuyển trạng thái của PFD ta sẽ thấy Ud chỉ chuyển trạng thái giữa 0 và +1 nên Ud >0.
Theo sơ đồ chuyển trạng thái của PFD ta sẽ thấy Ud chỉ chuyển trạng thái giữa 0 và -1 nên Ud <0. Như vậy, trạng thái của đầu ra PFD phụ thuộc không chỉ vào sai lệch pha khi đồng bộ tần số mà còn phụ thuộc tuyến tính vào sai lệch tần số.
Trong dải hoạt động của PT thì nhiễu tần số cao là rất ít (chủ yếu là nhiễu tại điểm pha =0 sẽ được hạn chế bằng phần cứng), do vậy PD kiểu PFD sẽ được chọn trong bước này. Vì PD được chọn là PFD nên passive lag filter sẽ được chọn để đảm bảo “pull in range” là không giới hạn. Tính toán đặc tính động của DPLL (Bước này chỉ xem xét đến khi thiết kếB7:. phần cứng).
Tín hiệu cụ thể mà ta cần đồng bộ pha ở đây là tín hiệu ra từ mạch bắt pha dòng đầu ra và điện áp đầu vào PT để đảm bảo PT làm việc tại điểm cộng hưởng. Các sườn lên và sườn xuống của hai tín hiệu này được đưa vào DSP thông qua các chân ngắt ngoài. Gọi T_cross : thời gian từ thời điểm có sườn lên của U1 tới thời điểm có sườn lên của U2.
Thuật toán cho khối PFD sẽ phải tạo tín hiệu đầu ra Q dựa vào các sườn dương của tín hiệu đầu vào. Ta dựa vào sơ đồ chuyển trạng thái của PFD để xây dựng thuật toán DSP cho nó. Do đặc điểm làm việc của PT là tần số đầu vào và đầu ra bằng nhau.
Ta sử dụng bộ lọc thông thấp thụ động để lọc tín hiệu đầu ra của khối PFD.
Với sự trợ giúp của EV-logic, chúng ta có thể thay đổi tần số hay độ rộng xung của các tín hiệu phát ra, hay còn gọi là điều khiển “Pulse Width Modulation”. EV có bộ đo thời gian giữa các tín hiệu, với 6 bộ phát hiện sườn, gọi là ‘Capture Unit’, ta có thể đo thời gian giữa 2 tín hiệu bên ngoài, ví dụ để đo tốc độ quay. Trường hợp này EV Timer chạy ở chế độ ‘counting up/dowm’ và timer bắt đầu đếm từ ‘Comp1’ được lưu trong thanh ghi TxCMPR và chu kỳ 1 (period #1) được lưu trong thanh ghi TxPR.
Giá trị độ lệch pha giữa điện áp đầu vào và dòng điện đầu ra lại biến thiên phụ thuộc vào tải và điều kiện làm việc (điều này sẽ được kiểm chứng bằng thực nghiệm ở phần sau). Ta sử dụng chương trình với mạch vòng kín, có phản hồi pha dòng và áp của biến áp áp điện, thực hiện thuật toán PLL để đưa biến áp làm việc ở điểm cộng hưởng. Tần số làm việc của biến áp được duy trì bám điểm cộng hưởng với sai lệch rất nhỏ, có thể quan sát giá trị này trên OSCILOSCOP hoặc bằng giá trị Real-time qua cửa sổ Watch của CSS.
Cũng với thuật toán PLL trên mạch ứng dụng, ta thực hiện nhanh chóng được những thực nghiệm khảo sát hoạt động của biến áp áp điện khi thay đổi giá trị tải. Ta thay đổi giá trị của tải đầu ra, cho thuật toán PLL hoạt động theo các góc lệch pha khác nhau, tại giá trị góc lệch pha nào có đầu ra đẹp nhất, đó sẽ là điểm làm việc tối ưu của biến áp áp điện. Khi thuật toán PLL làm việc với độ lệch pha giữa tín hiệu dòng đầu ra và áp đầu vào của biến áp áp điện thì cần phải cập nhật giá trị độ lệch pha theo sự biến thiên của giá trị tải và điều kiện hoạt động của biến áp áp điện.
Trong dải giá trị tải mà ta khảo sát, thực nghiệm cho thấy mối quan hệ giữa công suất đầu ra với giá trị tải có dạng giống với đường đặc tính thu được khi mô phỏng bằng MATLAB.