Tình hình thực tế về mối quan hệ tác động qua lại giữa đầu tư với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam

MỤC LỤC

Thực trạng mối quan hệ tác động qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam những năm gần đây

    Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007. (1) Nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Cơ cấu kinh tế có chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp.

    (2) Huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và đầu tư của khu vực dân cư và doanh nghiệp ngoài nhà nước, nhờ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. (3) Kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế đạt được nhiều kết quả tích cực; việc tăng cường các hoạt động đối ngoại đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng quan hệ hợp tác và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời với việc chủ động thực hiện cam kết quốc tế khác đã tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn lực về vốn, công nghệ và thúc đẩy xuất khẩu. Sau một năm trở thành thành viên của WTO, nguồn vốn ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức cao nhất từ trước đến nay; kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng cả ở các thị trường truyền thống và các thị trường mới có nhiều tiềm năng.

    Bảng số 3. Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007
    Bảng số 3. Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007

    Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam

      Hệ thống thông tin liên lạc ngày càng được hoàn thiện, viễn thông và công nghệ thông tin phát triển không ngừng với ngày càng nhiều vốn được rót vào từ cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt giờ đây Việt Nam đã có thể xuất khẩu phần mềm với doanh số 110 triệu đôla năm 2006. Đối với Việt Nam, sau 20 năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng cho hoạt động đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực để khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước như dầu khí, điện lực, bưu chính viễn thông…Tính từ năm 1988 đến giữa năm 2007, trên phạm vi cả nước đã có hàng ngàn dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký hơn 75 triệu USD. Ngoài một số địa phương đã có điều kiện thuận lợi sẵn có về thu hút vốn ĐTNN như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, một số địa phương khác (Hậu Giang, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh .v.v.) đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thu hút ĐTNN trong 9 tháng đầu năm 2007.

      Công tác XTĐT đã chuyển biến tích cực, có sự phối hợp nhịp ngành giữa các bộ, ngành với các địa phương theo hướng bám sát các tập đoàn đa quốc gia, các nhà đầu tư lớn có ý định đầu tư tại Việt Nam, từ khâu ban đầu thành lập dự án cho tới khâu cuối triển khai sản xuất-kinh doanh, nhằm hỗ trợ nhà đầu tư hoạt động thuận lợi tại Việt Nam. Nhiều hoạt động XTĐT kết hợp các chuyến công tác, làm việc của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước tại một số nước thuộc các châu Âu, Á, Mỹ và Mỹ La tinh, Trung Đông.v.v đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp hai bên gặp gỡ, trao đổi và ký kết các thỏa thuận hợp tác đầu tư lên hàng chục tỷ đô la Mỹ, tạo tiền đề cho việc triển khai các dự án ĐTNN sau này. Bằng chứng rừ ràng nhất là cỏc nhà đầu tư nước ngoài liên tục tăng vốn đầu tư vào Việt Nam với sự yên tâm tuyệt đối, trái hẳn với các nước cùng khu vực với chúng ta như Thái Lan hay Indonesia với nền chính trị bất thường thì việc giữ ổn định trong đầu tư là rất khó: Năm 2007 thì tổng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đã tăng gấp 10 lần so với 3 năm trước cộng lại, ODA và FDI của các nước dành cho nước ta cũng tăng lên đáng kể: đầu tư trực tiếp nước ngoài đựoc cấp phép năm 2001 là 2450,5 đến năm 2006 con số đó đã tăng lên 3956,3.

      Thứ nhất, vốn đầu tư liên tục tăng cao cùng với sự tăng trưởng và phát triển nhanh đã tạo thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng nó cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường do quá trình tăng trưởng còn dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên đã gây sức ép rất lớn lên môi trường. Những năm gần đây các khu công nghiệp phát triển rất nhanh: nếu như vào năm 2002 mới chỉ có 80 khu thì tới 2005, con số này đã tăng lên 120 khu phân bố chủ yếu ở đông nam bộ, đồng bằng sông hồng và miền trung, các khu này được xây dựng bám đường quốc lộ nằm gần khu dân cư nên đã gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng. Ngành xây dựng cũng vậy, hàng loạt các công trình lớn được xây dựng cùng với các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng của chính phủ, những ngành này đóng góp đáng kể vào GDP và cải thiện đáng kể nhu cầu việc làm của xã hội nhưng lại là các ngành tiêu thụ nhiều nguyên vật liệu lại gây ra ô nhiễm môi trường ở mức độ cao.

      Hàng loạt các dự án đầu tư được cấp giấy phép ở các thành phố lớn đã khiến cho các khu vực này thiếu lao động, dẫn đến tình trạng người lao động từ các thành phố khác đổ về đây để tìm việc gây ra ra những thay đổi lớn: dân cư thành thị tăng nhanh qua các năm khiến cho những khu vực này ngày càng khó quản lý gây nên những tệ nạn xã hội đáng tiếc. Theo thống kê thì các tệ nạn này xảy ra rất nhiều ở các khu nhà ở của dân nhập cư, những người đến các thành phố lớn kiếm sống chủ yếu là những lao động cơ bản với 1 mức thu nhập thấp nên họ không có tiền mua nhà và thường phải thuê nhà vì vậy để quản lý họ là rất khó khăn, điều này gây nên tình trạng lỗn xộn: tại phường Tây Thạnh (thành phố Hồ Chí Minh) 71% đối tượng phạm pháp rơi vào dân để làm hồ sơ cũng không thể tiến hành chính xác được .Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam cũng đang diễn ra theo qui luật: năm 1990 cả nước mới chỉ có khoảng 500 độ thì lớn nhỏ đến năm 2003 đã là 656 đô thị.

      Bảng số 4. Vốn đầu tư và GDP của Việt Nam giai đoạn 1995–2006 (Nguồn: www.gso.gov.vn)
      Bảng số 4. Vốn đầu tư và GDP của Việt Nam giai đoạn 1995–2006 (Nguồn: www.gso.gov.vn)

      Giải pháp tăng cường mối quan hệ tác động qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế

      Giải pháp chung

      Có chính sách đảm bảo cho hiệu quả đầu tư cũng như đảm bảo lợi ích đầu tư phù hợp. Thực hiện vai trò định hướng của nhà nước trong việc hoạch định chính sách và cơ chế đầu tư trong điều kiện quản lý nền Kinh tế quốc dân theo hướng “ Kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo quy định hướng xã hội chủ nghĩa chủ nghĩa”. Coi quy hoạch đầu tư phát triển là một bộ phận hợp thành của chiến lược và kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

      Giải pháp tăng hiệu quả tác động đầu tư đến tăng trưởng và phát triển kinh tế

      Đây là một vấn đề hết sức quan trọng bởi thực tế cho thấy đã có sự chạy đua trong xây dựng một số công trình dẫn đến thừa năng lực (ví dụ cảng biển…) không khai thác hết công suất, lãng phí vốn ngân sách nhà nước trong khi nhiều công trình cần thiết khác lại thiếu vốn đầu tư. “cơ chế một cửa” ở mọi khía cạnh về mặt quản lý nhà nước như: cấp chứng nhận đầu tư, giải ngân các nguồn vốn, vay vốn đầu tư…. Thực hiện đấu thầu đúng quy định, đảm bảo đúng 4 nguyên tắc: công bằng, cạnh tranh, công khai, minh bạch.

      Thực hiện cải cách về chất lượng đào tạo ở tất cả các cấp, đặc biệt chú trọng vào nâng cao trình độ chuyên môn cũng như năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Do Việt Nam hiện đang thiếu trầm trọng đội ngũ công nhân lành nghề nên cần tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quá trình học tập và giảng dạy trong các trung tâm dạy nghề, các trường đại học, cao đẳng. + Khuyến khích tư nhân bỏ vốn đầu tư vào các dự án mang tính phúc lợi xã hội cao như điện-đường-trường-trạm.

      Thứ ba, khuyến khích đầu tư vào khoa học công nghệ nhằm nâng cao trình độ công nghệ quốc gia. Ban hành các chính sách ưu đãi trong việc thành lập các viện nghiên cứu, các đạo luật về bản quyền và chống vi phạm bản quyền, khuyến khích cá nhân tham gia. Thứ tư, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển như: Luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật đấu thầu, luật thuế….

      Giải pháp phát triển bền vững nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển

      Giải pháp phát triển bền vững nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư.