MỤC LỤC
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp nhất trong quá trình sử dụng vốn cũng như trong hoạt động kinh doanh hoặc kết thúc một chu kỳ đầu tư của một dự án. Việc tối thiểu hóa chi phí vốn và tối đa hóa lợi ích sử dụng vốn đối với việc sản xuất kinh doanh trong một giới hạn nguồn nhân tài sao cho phù hợp với lý thuyết, thực tiễn kinh tế hiệu quả.
Để nắm được kết quả đó hay để đo lường được sự nỗ lực trong công việc sử dụng vốn ta thông qua một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tao ra bao nhiêu đồng lợi nhuân, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tốt nguồn vốn.
Nếu công nhân trong doanh nghiệp có trình độ tay nghề cao đáp ứng được yêu cầu của dây truyền công nghệ sản xuất thì máy móc của doanh nghiệp sẽ được sử dụng tốt và do đó nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm, qua đó nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp khó khăn về vốn, vì thế khi quyết định đầu tư mua máy móc thiết bị doanh nghiệp phải lựa chọn mua loại nào vừa hiện đại vừa phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tránh sự lãng phí do không sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị do không phù hợp giữa trình độ tay nghề của công nhân và các cán bộ quản lý với sự hiện đại của máy móc, làm giảm hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư.
Các biến động trên thị trường đầu vào có ảnh hưởng tới các chi phí về nguyên vật liệu của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm nhập ngoại thì phải chịu ảnh hưởng thêm của các biến động trên thị trường thế giới và thay đổi tỷ giá ngoại tệ. Môi trường pháp lý ổn định, nghiêm minh, có tính chặt chẽ sẽ đem lại độ tin cậy cao, giúp doanh nghiệp đề ra các phương án sản xuất kinh doanh lâu dài, thu hút được sự đầu tư lớn từ bên ngoài, có điều kiện tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại.
Bộ máy quản lý của Công ty kết hợp giữa mô hình tổ chức theo chức năng và mô hình nhân tố nhằm làm tách bạch giữa sản suất và kinh doanh, gắn liền giữa trách nhiệm và quyền lợi, giảm bớt quyền lợi nhưng vẫn đảm bảo chỉ đạo tập trung. Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà bao gồm: Hội đồng quản trị, 1 tổng giám đốc, 1 phó tổng giám đốc, các chi nhánh, phòng ban chức năng, phân xưởng sản xuất.
Phũng kỹ thuật cú nhiệm vụ kiểm tra, theo dừi cỏc thụng số kỹ thuật của các loại bánh kẹo sản xuất ra, đảm nhận việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ sản xuất và đổi mới công nghệ, phối hợp với phòng kinh doanh trong việc ra các sản phẩm mới và phối hợp phòng ban khác trong việc lên kế hoach sản xuất. Phũng tài vụ theo dừi , ghi chộp, phõn tớch tỡnh hỡnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế , phí với Nhà nước, cung cấp các thông tin để lãnh đạo Công ty ra được những quyết định xác thực hơn.
Nguồn gốc thiết bị (quốc. Công suất thiết kế. Công suất sử dụng. % công suất khai thác. Đặc điểm sản phẩm, thị trường. a) Đặc điểm sản phẩm:. Sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú có thể chia ra thành 9 nhóm với trên 80 chủng loại. Ngoài một số sản phẩm truyền thống của Công ty như kẹo cứng, bánh tươi, bimbim còn có một số sản phẩm mới như kẹo que, isomalt, đặc biệt sản phẩm bánh tươi và sôcôla của Công ty rất được người tiêu dùng ưa chuộng. TT Tên nhóm SP Chủng loại sản phẩm. 5 Isomalt Con giống, sakura, cheer oto, kẹo bông tuyết, kẹo kidkid…. 9 Bánh tươi Cam, chuối, sôcôla, gato sữa chua, khoai, bánh cắt karan, caramen, cuốn cà phê, cuốn cam tươi,…. b) Đặc điểm thị trường. Ở Việt Nam trong những năm qua nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhu cầu cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao về tinh thần và vật chất. Đây là một điếu kiện hết sức thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh của Công ty. Cùng với sự thay đổi đó thị trường của Công ty hướng vào phục vụ mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhưng chủ yếu vẫn là hai nhóm chính: Nhóm đối tượng tiêu dùng có mức sống ở các thành phố lớn với các sản phẩm chủ yếu là bánh tươi và. sôcôla và thị trường có thu nhập thấp ở nông thôn với sản phẩm chủ đạo là kẹo cứng các loại có giá thấp. Thị trường của Công ty chủ yếu phân chia theo vùng địa lý, trong nước chia thành 4 vùng thị trường: Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung và miền Nam. Hiện nay sản phẩm của Công ty đã có mặt tại 50 tỉnh và thành phố lớn với hơn 90 đại lý. Tuy nhiên thị trường chủ yếu của Công ty là phía Bắc với hơn 80%. Ngoài ra Công ty còn phát triển sang thị trường Trung Quốc, Mông Cổ, Lào, Campuchia…. Đặc điểm về nguyên vật liệu và tổ chức sản xuất tại Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. Là doanh nghiệp có chức năng chủ yếu là sản xuất bánh kẹo các loại, cho nên nguyên vật liệu chính của Công ty là đường, ngoài ra còn có các loại: mạch nha, tinh dầu dứa, bạc hà, cam, dâu, chanh, xoài, me, gluco,…nguyên vật liệu cho sản xuất kẹo cứng: sáp ong, dầu,…, nguyên vật liệu cho sản xuất cookies:. bột mỳ, magarine, sữa bột, trứng gà, cacao, bột nở,…, nguyên vật liệu cho sản xuất sôcôla: CBs, bột cacao, sữa bột valini,…. Hiện nay ngành đường nước ta đang phát triển một cách rầm rộ, các nhà máy đường đang mọc lên khắp nơi. Tuy nhiên, đường sản xuất ở trong nước giá thành vẫn cao hơn đường nhập ngoại, mà do chính sách bảo hộ của Nhà nước do đó nhiều khi doanh nghiệp muốn nhập đường từ nước ngoài thì gặp nhiều khó khăn về thuế quan và thủ tục hành chính. Chính vì vậy mà hiện nay Công ty chủ yếu sử dụng đường trong nước, nguồn chính từ hai nhà máy đường Quảng Ngãi và nhà máy đương Biên Hoà. Hầu hết, các nguyên vật liệu khác của Công ty đều sản xuất trong nước ngoại trừ các gia vị để sản xuất bimbim, giấy nhãn và một số hương liệu khác phải nhập từ Singapore. b) Đối với việc tổ chức sản xuất. Sản xuất trong Công ty được tổ chức theo hình thức đối tượng được chia làm 9 tổ sản xuất bao gồm: Tổ kẹo cứng, tổ kẹo que, tổ isomalt, tổ cookies, tổ bimbim, tổ sôcôla, tổ kẹo cao su, tổ bánh tươi, tổ bốc vác, mỗi tổ sản xuất một loại sản phẩm trong đó kẹo cứng do quy mô sản xuất lớn nên được chia làm hai bộ phận.
Nhận thức được điều đó, trong những năm qua để tháo gỡ những khó khăn, thích ứng với tình hình mới Công ty đã tìm giải pháp riêng cho mình dựa trên cơ sở phân tích đánh giá một các đầy đủ khách quan tình hình quản lý của Công ty mà nội dụng chủ yêú là tình hình sử dụng vốn kinh doanh luôn trở thành mối quan tâm hàng đầu của Công ty vì vốn kinh doanh doanh là điều kiện tồn tại và phát triển. VLĐbq (trđ). Vòng quay của VLĐ. Kỳ luân chuyển. Sức sinh lợi VLĐ. Công ty năm 2008 giảm do tỷ trọng vốn cố định tăng nhờ Công ty mua sắm, đổi mới máy móc, dây chuyền, công nghệ sản xuất. Như vậy, trong hai năm Công ty vẫn duy trì số vòng quay của vốn lưu động. Song, chỉ tiêu này so với mức trung bình ngành còn thấp. Số vòng quay vốn lưu động của Công ty bánh kẹo Hải Châu đạt 5.8 vòng trên năm. Chỉ tiêu trên cho thấy , thời gian mà vốn lưu động đi hết một chu kỳ. Do hai năm vốn lưu động có vòng quay bằng nhau nên thời gian một vòng quay của vốn lưu động cũng bằng nhau. Cả hai năm vốn lưu động của Công ty đều cần 160 ngày để quay được một vòng. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc thù lĩnh vực kinh doanh mà mức đảm nhận của vốn lưu động cao hay thấp. Tuy nhiên, mức chỉ tiêu này theo kế hoạch là 0.45 đồng. Như vậy, Công ty đã không hoàn thành mức kế hoạch đề ra. Chỉ tiêu này cho thấy một đồng doanh thu thuần sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế cho Công ty. Chỉ tiêu này quá thấp. Điều này chứng tỏ các khoản giảm trừ của Công ty khá lớn. Đặc biệt là giá thành sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cao làm cho chỉ tiêu doanh lợi doanh thu thuần thấp. Vậy, Công ty cũng đã không hoàn thành kế hoạch. Như vậy, qua sự phân tích ở trên và dựa vào bảng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà ta thấy Công ty sử dụng vốn lưu động trong hai năm qua còn chưa hiệu quả lắm. Các chỉ tiêu hiệu quả hầu như đều thấp hơn mức trung bình ngành. Mặc dù, doanh thu của Công ty cũng tăng lên song mức tăng không đáng kể nhất là so với nguồn vốn đã bỏ ra. Để hiểu rừ về việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Cụng ty ta xột. Số tiền mà Công ty đã tiết kiệm được sẽ rất có ý nghĩa nếu Công ty đầu tư mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh. Những thuận lợi khó khăn và nguyên nhân trong sử dụng vốn của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. a) Về quản lý và sử dụng vốn cố định. Thứ nhất, Công ty đã tận dụng triệt để các kết quả kinh doanh đã đạt được để liên tục đầu tư, bổ sung thêm máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại. Sửa sang các của hàng giới thiệu sản phẩm, phân xưởng sản xuất khang trang hơn, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Điều này đã góp phần thúc đẩy tinh thần làm việc cao nhất, đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. Việc đổi mới công nghệ là một việc tối cần thiết để Công ty nâng cao năng suất lao động, qua đó tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên giúp họ yên tâm sản xuất, hơn nữa chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao giúp Công ty ngày càng chiếm lĩnh thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với các Công ty khác. Thứ hai, Công ty đã xây dựng một phương pháp tính khấu hao phù hợp đó là phương pháp tính khấu hao bình quân hay còn gọi là khấu hao tuyến tính được áp dụng cho toàn bộ tài sản của Công ty kể cả tài sản hữu hình và vô hình. Như vậy, lượng tiền trích khấu hao hàng năm là ổn định bổ sung một nguồn vốn khá lớn cho Công ty tái sản xuất cũng như thay thế mới các tài sản đã cũ. Hơn nữa, việc áp dụng phương pháp khấu hao này tạo điều kiện cho Công ty ổn định giá thành sản phẩm do số tiền trích khấu hao ổn định tính vào chi phí sản xuất tạo ưu thế cạnh tranh. Thứ ba, Công ty thường xuyên tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các tài sản cố định, thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định. Do đó, Công ty hiếm khi để tình trạng phải ngừng sản xuất gây thiệt hại cho Công. Các tài sản cố định trong Công ty được huy động tối đa, số tài sản không hoạt động, không mang lại lợi ích đều được Công ty thanh lý một cách nhanh chóng do vậy trong Công ty hầu như không có máy móc. b) Về quản lý và sử dụng vốn lưu động.
Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn theo kế hoạch đã lập, Công ty cần xây dựng kế hoạch huy động rừ ràng như việc lựa chọn nguồn tài trợ thớch hợp nhất, xác định khả năng vốn hiện có của Công ty, số thiếu cần phải tìm nguồn tài trợ với chi phí sử dụng vốn thấp nhất hạn chế tối đa khả năng rủi ro tài chính có thể xảy ra tạo cho Công ty có một cơ cấu vốn linh hoạt. Ngày nay, khi nhu cầu thị trường càng cao, các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt thì việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã phong phú, giá cả vừa phải mặc dù trong quá trình hoạt động Công ty thường xuyên tiến hành bổ sung mới nhưng trên thực tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhiều máy móc trở nên lạc hậu không còn phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay.
Vì vậy, để lập kế hoạch về nhu cầu hoạt động vốn kinh doanh được nâng cao Cụng ty cần nắm rừ tỡnh hỡnh hoạt động của doanh nghiệp, tỡnh hỡnh tiờu thụ ở các thị trường mục tiêu ứng với từng thời vụ để chủ động phân bổ cho từng chu kỳ sản xuất, cho từng bộ phận sản xuất. Nếu phát sinh thêm nhu cầu vốn Công ty phải lập hồ sơ giải trình cụ thể về kế hoạch sản xuất kinh doanh để huy động thêm vốn từ các tổ chức tín dụng, từ cán bộ công nhân viên chức nhằm bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.