Đề xuất hoàn thiện hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa theo Công ước Viên năm 1980

MỤC LỤC

Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá

Những quy định của Lụât thương mại Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế về mua bán hàng hoá, đã bước đầu tạo ra những quy định tương thích với không giao pháp lý quốc tế, tạo điều kiện cho sự hội nhập khi các chủ thể có quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế có thẻ nói hình thức của hợp đồng mua bán nói trên( trong luật thương mại 2005) là phù hợp với công ước viên 1980 bởi Điều 11 công ước viên 1980 quy định "không yêu cầu hợp đồng mua bán phải được ký hoặc phải được xác nhận bằng văn bản hoặc phải tuân thủ mọi yêu cầu nào đó về mặt hình thức. Như vậy luật thương mại 2005 đã vượt ra và khắc phục được hạn chế về hình thức hợp đồng do các văn bản pháp luật trước đó quy định về vấn đề này, ví dụ như pháp luật Hợp đồng kinh tế. Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa các bên với nhau, cho nên về mặt nguyên tắc nó không cần đến hình thức tồn tại nhất định.

Nhưng dưới góc độ pháp lý việc tuân thủ hình thức của hợp đồng sẽ là bắt buộc một khi pháp luật có sự ghi nhận về vấn đề đó với mục đích hạn chế các rủi ro cho các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng.

Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 1. Đề nghị giao kết hợp đồng

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Không thể coi là bên được đề nghị giao kết hợp đồng đã đồng ý với lời đề nghị trong khi nghi giao kết hợp đồng đã đồng ý với lời đề nghị trong khi họ không có biểu hiện nào bên ngoài để cho người đề nghị biết là mình đồng ý với toàn bộ đề nghị giao kết hợp đồng thời hạn trách nhiệm của bên đề nghị bắt đầu từ thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng được chuyển đi cho bên được đề nghị đến hết thời hạn ghi trong đề nghị giao kết hợp đồng. Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được thông báo chấp nhận đề nghị sau khi hết thời hạn chờ trả lời thì lời đề nghị đó được coi như là đề nghị mới của bên chậm trả lời: Nghĩa là đã xuất hiện một đề nghị giao kết hợp đồng mới từ phía đối tác của người đã đề nghị và người đã đề nghị nếu tiếp tục chấp nhận thì trở thành người chấp nhận đề nghị. Trong trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có điều kiện sửa đổi, bổ sung một trong những nội dung của đề nghị thì hành vi đó được coi là từ chối đề nghị và hình thành một đề nghị giao kết hợp đồng mới.

Như vậy, nếu bên được đề nghị sửa đổi, bổ sung đề nghị không làm thay đổi cơ bản nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng thì hành vi đó cũng không được coi là chấp nhận đề nghị, mà được coi là đề nghị giao kết hợp đồng mới.

Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 1. Giao nhận hàng hoá

Chất lượng hàng hoá

Chất lượng hàng hoá là vấn đề quan tâm của các bên khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, vì nó là yếu tố quyết định mục đích của hợp đồng và khả năng của các bên khi tham gia vào thương trường. Khi đó, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp này phải kiểm tra hàng hoá trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyến của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.

Nhưng bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện bên mua đã kiểm tra nêu các khuyến khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong qúa trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường vằ bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.

Thanh toán

Trong trường hợp bên mua hàng vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, khi bên vi phạm yêu cầu, trừ trường hợp có thoả thuận khác(. Về nguyên tắc thanh toán, bên mua có quyền tạm ngừng thanh toán toàn bộ số tiền một phần số tiền mua hàng nếu bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối, tạm ngừng thanh toán cho đến khi tranh chấp đã được giải quyết khi có bằng chứng về việc hàng hoá đang là đối tượng tranh chấp; tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong trường hợp bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng. Tuy nhiên, nếu bằng chứng mà bên mua đưa ra trong trường hợp tạm ngừng thanh toán là hàng hoá đang bị tranh chấp hoặc bằng chứng không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chiụ các chế tài khác theo quy đinhh của pháp luật( Điều 51 Luật thương mại).

Các phương thức thanh toán mà các bên tham gia hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài có thể chọn hiện nay là: phương thức chuyển tiền, phường thức ghi sổ, phương thức nhờ thu, phương thức uỷ thác mua, thử bảo đảm trả tiền, phương thức tín dụng chứng từ.

Chế tài áp dụng đối với vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá

    Là việc bên vi phạm bồi thường những tổng thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra co bên bị vi phạm giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Trường hợp có thoả thuận về giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần, nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình trong giao hàng, cung ứng dịch vụ và việc này cấu thành một vi phạm cơ bản đối với lần giao hang, cung ứng dịch vụ đó thì bên kia có quyền tuyên bố huỷ hợp đồng đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ. Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng cung ứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ.

    Trường hợp một bên đã tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với một lần giao hang, cung ứng dịch vụ thì bên đó vẫn có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vu đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện sau đó nếu mối quan hệ qua lại giữa các lần giao hang dẫn đến việc hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng không thể thể được sử dụng theo đúng mục đích mà các bên đã dự kiến vào thời điểm giao kết hợp đồng.

    Một số kiến nghị

    Kiến nghị về phía cơ quan nhà nước

    Thương mại mà sẽ phải được xử lý đồng bộ với các văn bản qui phạm pháp luật khác.  Thứ ba, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luật Thương mại không quy định một cách chi tiết, cụ thể mọi vấn đề liên quan đến các giao dịch này mà nhiều vấn đề sẽ được Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.  Thứ tư, Luật Thương mại khuyến khích việc hình thành và phát triển của thị trường kỳ hạn, tuy nhiên, vẫn đảm bảo quản lý một cách chặt chẽ các hoạt động này.

     Thứ năm, Luật Thương mại thừa nhận và khẳng định quyền của thương nhân trong việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.

    Kiến nghị đối với công ty

      Hợp đồng mua bán hàng hoá ở Công ty có giá trị tương đối lớn do đó hình thức giao kết hợp đồng bằng văn bản là rất đúng, Công ty không nên thực hiện giao kết hợp đồng bằng lời nói. Các nội dung trong hợp đồng của Công ty cần quy định chi tiết và chặt chẽ về vấn đề thanh toán, chuyển rủi ro, chuyển quyền sở hữu và vấn đề giải quyết tranh chấp. Hiện tại Công ty không có vụ tranh chấp nào xảy ra về vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá, tuy nhiên việc quy định chi tiết và chặt chẽ các vấn đề trên là hoàn toàn không thừa.

      Nó sẽ giúp Công ty yên tâm hơn trong thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và có thể tự bảo vệ mình trước pháp luật.