Hội nhập quốc tế và dịch vụ ngân hàng Việt Nam

MỤC LỤC

Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng .1 Hội nhập quốc tế ngành ngân hàng Việt Nam

Điển hình là các cam kết song phương và đa phương như: Hiệp định khung của ASEAN về dịch vụ (AFAS) được xây dựng vào năm 1995; Hiệp định song phương Việt Nam – Hoa Kỳ được ký ngày 13.7.2000, trong đó các cam kết về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia đối với các ngân hàng Hoa Kỳ được nới lỏng dần trong thời gian 9 năm; gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã cam kết nới lỏng dần các hạn chế đối với hoạt động của các định chế tài chính nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, nhà cung cấp các dịch vụ ngân hàng nước ngoài được hưởng những ưu đãi ngang bằng với nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng của Việt Nam hoặc các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam sẽ không bị phân biệt đối xử với các tổ chức tín dụng trong nước. − Ngân hàng nước ngoài chỉ được phép thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức sau: văn phòng đại diện, chi nhánh NHTM nước ngoài, NHTM liên doanh trong đó có tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài không vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh và kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2007, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập.

Công nghệ hiện đại và trình độ quản lý cũng như tiềm lực tài chính dồi dào của ngân hàng nước ngoài sẽ là ưu thế cơ bản tạo ra sức ép cạnh tranh trong toàn ngành ngân hàng và buộc các ngân hàng Việt Nam phải tăng thêm vốn, và đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương pháp quản trị, hiện đại hoá hệ thống thanh toán để nâng cao khả hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh. Đối với việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần được phép nắm giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài tại mỗi NHTM cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi luật pháp của Việt Nam có quy định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Hội nhập quốc tế là động lực thúc đẩy cải cách, buộc các ngân hàng trong nước phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, đồng thời phải tăng cường năng lực cạnh tranh trên cơ sở nâng cao trình độ quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng trong điều kiện mới.

Thực tế, năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam còn hạn chế, do đó khả năng bị chiếm lĩnh thị phần, gặp rủi ro, thu hẹp quy mô hoạt động và dẫn đến tình trạng phá sản, sát nhập hay giải thể các ngân hàng không đủ khả năng cạnh tranh chính là thách thức đối với các NHTM Việt Nam hiện nay. Hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực được trang bị đầy đủ các kiến thức về kỹ năng nghiên cứu phân tích, đánh giá và dự báo theo mô hình, về các chuẩn mực và thực tiễn quốc tế… Trong khi đó, nguồn nhân lực được trang bị của hệ thống NHTM Việt Nam còn nhiều bất cập về các kiến thức trên, đặc biệt là năng lực phân tích và dự báo.

Xu hướng và triển vọng phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng Cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã và đang là xu thế phát triển của

Nguyên nhân của vấn đề trên là bởi vì trong khi khối NHTM Nhà nước vẫn còn chậm đổi mới thì khối NHTM cổ phần đã nhanh chóng thực hiện những biện pháp như liên doanh, liên kết, bán cổ phần cho các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài. Ngoài ra, khối NHTM cổ phần còn thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt về lãi suất, tinh giảm thủ tục, kết hợp đẩy mạnh khuyến mại, tăng cường khâu quảng bá, quảng cáo, phát triển nhiều dịch vụ mới, đổi mới phong cách giao dịch, mở rộng mạng lưới phân phối,. Chính những chiến lược hành động này đã tạo nên các nhân tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng, phát triển dịch vụ và gia tăng thị phần hoạt động của các NHTM cổ phần trong thời gian qua.

Một là, khả năng phát triển và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế đất nước trong những năm tiếp theo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, do tiềm năng, năng lực của nền kinh tế còn rất lớn cùng với những cơ hội từ hội nhập, từ đầu tư nước ngoài cũng như nhiều lĩnh vực kinh tế chưa phát triển… Bên cạnh đó, chủ trương, cơ chế phát triển kinh tế ngày càng thuận lợi tiếp tục thu hút người dân, doanh nghiệp mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phát triển nhanh hơn, nhiều hơn. Vì vậy, nhu cầu về tín dụng tiêu dùng (vay mua xe, mua nhà, mua sắm vật dụng gia đình…), nhu cầu về các loại thẻ tín dụng, thẻ ATM, thanh toán qua máy POS… nhằm đáp ứng tối đa sự thuận lợi trong chi tiêu cũng sẽ tăng. Cú thể thấy rừ nhất qua việc cỏc NHTM gia tăng số lượng mỏy ATM, mở rộng nền khách hàng cá nhân, tích cực triển khai các dịch vụ qua ngân hàng như thanh toán hoá đơn tiền điện, điện thoại, chuyển khoản tự động, cho vay tiêu dùng… Đồng thời xuất hiện nhiều mô hình liên kết giữa các NHTM trong lĩnh vực thanh toán thẻ, liên kết giữa NHTM với các công ty bảo hiểm, các tập đoàn viễn thông (FPT, VNPT..).

Tóm lại, củng cố để tạo lập nền tảng khách hàng vững chắc đóng một vai trò quan trọng, tuy nhiên việc mở rộng và phát triển dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ sẽ là nhân tố quyết định đến vai trò dẫn đầu của các ngân hàng trong tương lai. Khả năng cung cấp được nhiều dịch vụ hơn trong đó bao gồm nhiều dịch vụ mới thông qua sự đa dạng các kênh phân phối hiện đại sẽ giúp các ngân hàng nhanh chóng chiếm lĩnh được thị phần hoạt động trong nước và mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế.