MỤC LỤC
Hiện nay, số lượng các tổ chức XTTM ngày càng tăng lên về số lượng cũng như chất lượng và hiệu quả hoạt động. Đặc biệt là phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các hiệp hội ngành hàng NLTS như Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, Hiệp hội chè, Hiệp hội lương thực ….
Mặc dù giai đoạn năm 2007-2008, Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới nhưng qua hình trên chúng ta vẫn thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ của hai ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Bên cạnh đó, việc giảm tỷ trọng ngành NLTS trong cơ cấu kinh tế nhưng vẫn đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, giảm tỷ lệ đói nghèo và tiến tới bảo vệ môi trường bền vững…. Tổng cục Thống kê cũng cho biết, tính chung cả năm 2009 tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32%, vượt mục tiêu kế hoạch là 5% đã điều chỉnh trước đó.
Qua đó, ta thấy xu hướng chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế theo hướng khu vực công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng mạnh hơn nhiều so với khu vực nông lâm thuỷ sản. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản đứng vững trước khủng hoảng để vượt 1,34 tỷ USD so với chỉ tiêu đặt ra. Nông sản: Theo bảng số liệu dưới đây về giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam phân theo ngành hoạt động, ta thấy được xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và giảm.
Qua bảng số liệu ta thấy, giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta ngày càng tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm và không cân đối giữa lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ. Trong lĩnh vực trồng trọt, lúa gạo vẫn chiếm một tỷ trọng lớn so với các cây lương thực có hạt khác, cũng có xu hướng tăng. Trong lĩnh vực chăn nuôi, qua hình dưới ta thấy được số lượng đàn gia cầm chiếm một tỷ lệ lớn la 87% trong tổng số lượng gia súc, gia cầm.
Công tác khoanh nuôi, khoán quản lý bảo vệ rừng vượt 66% so với kế hoạch. Thủy sản: Số liệu của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho thấy, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2006 của thế giới là 63 triệu tấn triệu tấn. Trong đó, Việt Nam cung cấp gần 1,7 triệu tấn, vẫn giữ ở vị trí thứ 5, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Philippines.
Ngoài ra, cũng theo số liệu của FAO, Việt Nam đứng thứ 12 thế giới về cung cấp sản lượng thủy sản khai thác, thứ 9 trên thế giới về xuất khẩu thuỷ sản. Vị trí này có thể đã tăng sau khi thuỷ sản đạt kim ngạch xuất khẩu 3,35 triệu USD trong năm ngoái. Trong những năm qua, ngành thuỷ sản luôn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18,4%/năm.
Sang đến năm 2009 theo VFA thì lượng gạo xuất khẩu cả nước đạt kim ngạch xuất khẩu gần 2,7 tỉ USD, cao nhất từ trước tới nay. Về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam không có sự biến động nhiều. Theo hình 2.6 ta thấy cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo năm 2008 -2009 của Việt Nam có sự thay đổi đặc biệt trong việc xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia.
Trong khi đó, Philippines vẫn giữ vững là quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam chiếm gần 40% tổng sản lượng gạo xuất khẩu và tăng 9,3% thị phần so với năm 2007. Năm 2009, gạo Việt nam xuất khẩu sang 20 thị trường chính nhưng chủ yếu là sang Philippines; Malaysia; Cu Ba; Singapore. Sau khi cà phê của Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức quốc tế về cà phê (ICO) thì thị trường xuất khẩu mặt hàng này ngày càng được mở rộng và kim ngạch xuất khẩu cũng liên tục tăng đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cả phê lớn nhất trên thế giới.
Chương trình XTTM trọng điểm quốc gia năm 2006-2010 có tổng số 30 đơn vị chủ trì chương trình, trong đó có 11 đơn vị ngành nông nghiệp (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Trung tâm tiếp thị triển lãm NN&PTNT, Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam, Hiệp hội cao su Việt Nam, Hiệp hội chè Việt Nam) chiếm gần 37%. Số lượng các đề án của ngành này cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ khoảng 34,8% trong 4 năm thực hiện chương trình XTTM quốc gia.