MỤC LỤC
Phòng lao động- văn xã là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng (sau đây gọi tắt là Sở), do Giám đốc sở quyết định thành lập theo quyền hạn được Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp; có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc sở quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư trong lĩnh vực văn hoá xã hội (bao gồm các ngành: giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, lao động thương binh và xã hội, dân số gia đình và trẻ em, y tế, thể dục thể thao, văn hoá thông tin) trên địa bàn thành phố. Quản lý cán bộ, công chức công tác tại Phòng, điều hành hoạt động nội bộ Phòng để hoàn thành nhiệm vụ được giao; quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ và tài sản được giao đảm bảo đầy đủ, an toàn và theo đúng qui định.
Ưu tiên lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố có lợi thế cạnh tranh, có giá trị gia tăng cao, có hàm lượng công nghệ lớn cơ cấu trong giá thành sản phẩm, các ngành công nghiệp chế biến và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu như công nghiệp dệt-may-giầy, chế biến thủy hải sản, các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao như công nghiệp máy tính, phần mềm, các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn như cơ khí chế tạo, thuốc trừ sâu…Tiếp tục duy trì và phát triển các ngành thủ công truyền thống như khắc đá Non Nước, cạm khắc gỗ, mây tre…. Xúc tiến phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu đầu vào làm tăng giá trị gia tăng từ nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước, giảm nhập khẩu như bột giấy, nguyên liệu chế biến sữa, nguyên phụ kiện cho ngành dệt may…Xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ có lợi thế so sánh, bao gồm các ngành cơ khí chế tạo thiết bị, linh kiện phụ tùng thay thế, linh kiện ô tô, xe máy. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, doanh nhân, hộ gia đình tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, nhiều trình độ, chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp định hướng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phương.
Tiếp tục chủ trương phát triển xuất khẩu là một hướng ưu tiên có vị trí đặc biệt quan trọng để tăng trưởng GDP, phát triển sản xuất, thu hút lao động, tạo nguồn vốn để nhập khẩu, tranh thủ công nghệ, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nhập khẩu hàng hóa, tiếp tục ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu; hạn chế nhập khẩu hàng hóa vật tư thiết bị cũng như hàng tiêu dùng trong nước. Phát triển dịch vụ kinh doanh bất động sản, hình thành tổng công ty quản lý nhà đất nhà nước của thành phố nhằm tập hợp nguồn vốn, nhân lực, trình độ quản lý sớm triển khai các hình thức xây dựng các khu chung cư cao cấp, các căn hộ đạt tiêu chuẩn bán cho dân, sớm hình thành thị trường bất động sản khi có chủ trương của chính phủ.
Triển khai chương trình hành động của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 33 NQ/TW của Bộ chính trị về phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kì CNH – HĐH, thành phố triển khai chương trình phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng giáo dục nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của thời kì CNH, HĐH. Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của thành phố; quy hoạch phát triển ngành quan trọng, chi tiết một số sản phẩm chủ yếu, đặc biệt là các sản phẩm đang có tốc độ, tăng trưởng nhanh, có thị trường tiêu thụ để hỗ trợ phát triển. Phát triển thị trường lao động nâng cao chất lượng nguồn lao động, nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề, hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động; hỗ trợ và nâng cao năng lực của các trung tâm giới thiệu việc làm.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và đổi mới sự chỉ đạo điều hành, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, tiếp tục cải cách bộ máy hành chính tinh gọn, kỷ cương, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước là khâu đột phá để thưc hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội thời kì 2010-2015. Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, coi trọng công tác nghiên cứu thị trường, chú trọng xúc tiến thương mại ngoài nước, tranh thủ mọi điều kiện để tiếp cận thị trường Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Nga…nhằm triển khai chiến lược hàng xuất khẩu đối với hàng hóa, dịch vụ như may mặc, thủy sản, nông sản….
Triển khai kế hoạch dài hạn thu hút đàu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển thành phố theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đaị hóa và chủ động hội nhập quốc tế. Trước hết đánh giá khách quan, công bằng, sử dụng tốt cán bộ, trí thức, công nhân kỹ thuật bậc cao tại chỗ nhằm khai thác tiềm năng nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho mọi người phát triển tào năng và công hiến. Vì vậy, việc dự báo hệ số ICOR chủ yếu dựa vào khả năng nguồn lực của đất nước, đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của các ngành kinh tế và trình độ phát triển của công nghệ, kỹ thuật sử dụng trong sản xuất.
- Thứ ba, tính toán các mục tiêu kế hoạch tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế và các cân đối nguồn lực theo mục tiêu tăng trưởng. Trong trường hợp này, mô hình tăng trưởng tổng quát sẽ được sử dụng để xác định nhu cầu về các yếu tố nguồn lực, cân đối và phân bổ các yếu tố nguồn lực nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng. Phương pháp bảng cân đối liên ngành có thể sử dụng nhằm xây dựng bản kế hoạch phát triển toàn diện và thống nhất nội tại cho toàn bộ nền kinh tế.
Xác định các số liệu mục tiêu của nền kinh tế cụ thể là các mục tiêu về tăng trưởng GDP, mục tiêu về tiêu dùng cuối cùng của nền kinh tế cho các nhu cầu tiêu dùng, chi tiêu Chính phủ, chi tiêu đầu tư và xuất khẩu. Căn cứ vào các hệ số hao phí trực tiếp thống kê tính toán được từ bảng cân đối liên ngành của thời kỳ trước để thành lập các ma trận về hệ số hao phí trực tiếp phản ánh các nhu cầu tiêu dùng trung gian và thanh toán ban đầu. Tính toán tổng số nhu cầu, nhiệm vụ sản xuất của các ngành kinh tế trong thời kỳ kế hoạch theo phương pháp hàm sản xuất với các hệ số cố định.
Trong đó, có thời gian Sở hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao nhưng cũng có những giai đoạn chưa đảm bảo việc hoàn thành nhiệm vụ. Các cán bộ phòng có trình độ, tâm huyết, đảm bảo thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ nhân viên của Sở còn mỏng, năng lực quản lý lại chưa cao, cả về lý thuyết và thực tiễn, chưa có được các chuyên gia đầu ngành.
Vấn đề đặt ra là sự cần thiết trong sự tái cơ cấu bộ máy quản lý, nhân sự, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật; hệ thống thông tin tư liệu của Sở còn thiếu và không thường xuyên được cập nhập. Chưa có những đề xuất xứng tầm về chiến lược, chính sách phát triển đô thị cho Thành phố. Mô hình tổ chức của Sở chưa đầy đủ, quy mô chưa tương xứng để có thể tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Sở phải là đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập với các cơ quan quản lý nhà nước của thành phố để có thể. Lãnh đạo Sở là nhân tố rất quan trọng đối với sự phát triển của Sở, vì vậy phải lựa chọn lãnh đạo Sở ngang tầm nhiệm vụ: Vừa phải có năng lực nghiên cứu khoa học đích thực, vừa phải có trình độ quản lý giỏi .Đồng thời, lãnh đạo Sở cần phải có vị thế nhất định trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của thành phố. Quá trình xây dựng và phát triển của Sở không có bước đi, lộ trình và cơ chế thích hợp.