Thực trạng phát triển ngành nghề ở các hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý - tỉnh Hà Nam và một số giải pháp phát triển

MỤC LỤC

Thực trạng tình hình phát triển ngành nghề nông thôn ở việt nam

Trong ngành dệt, may mặc và thêu ren…là những ngành thu hút tương đối nhiều lao động nữ; có nhiều hoạt động mang tính truyền thống, tính lịch sử lâu đời như dệt lụa ở Hà Đông, dệt vải ở Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh,Bắc Giang…riêng may mặc là một ngành khá phát triển cùng với nhu cầu ngày càng cao của xã hội có ở khắp các vùng quê nông thôn. Do vậy Đảng và Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất đối với từng vùng cụ thể; để mở rộng quy mô lĩnh vực sản xuất, tận dụng lợi thế của mỗi vùng góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân vùng nông thôn trong thời gian tới.

Hệ chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu thực trạng phát triển ngành nghề trong các hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam

Hệ thống các chỉ tiêu dùng để phân tích kết quả sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm trong các hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam: tổng giá trị sản phẩm sản xuất bình quân 1 hộ/ năm, tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ bình quân 1 hộ/ năm, giá trị sản phẩm sản xuất bình quân trong năm/ 1 lao động, tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ/ sản phẩm sản xuất ra. Hệ thống các chỉ tiêu dùng để phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam:giá trị tăng thêm tạo ra trong năm tính bình quân trong 1 hộ, giá trị tăng thêm tính bình quân cho 1 lao động thường xuyên, thu nhập trong năm tính bình quân cho 1 hộ, tỷ suất thu nhập / 1 đồng chi phí, thu nhập bình quân trong năm tính cho 1 lao động thường xuyên.

Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

  • Tình hình cơ sở vật chất kĩ thuật của xã Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam qua ba năm (2001- 2003)

    ( vực, dốc Mễ, trại giam, bệnh viện) tôi chọn xóm dốc Mễ để điều tra vì xóm này có thuận lợi khi nằm ở khu vực có nhiều người qua lại xóm nằm trên ngã ba đường liên xã với đường trục 62 của tỉnh nên nhiều hộ kinh doanh dịch vụ làm cơ khí, xóm dốc Mễ tôi tiến hành điều tra ở 50% hộ trong xóm và các hộ không ngành nghề; thôn Mễ Thượng giáp với phường Trần Hưng Đạo lại có địa giới nhỏ ít hộ thuần nông nên tôi tiến hành điều tra thu thập số liệu ở 40 hộ ngành nghề. Để thấy được vai trò kinh tế ngành nghề mà các hộ nông dân trên địa bàn xã thực hiện ảnh hưởng thế nào tới kinh tế- đời sống bản thân hộ và tới địa phương tôi. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C. cũng tiến hành điều tra ngành nghề của xã bên cạnh xã Liêm Chính là xã Liêm Tuyền- thuộc huyện Thanh Liêm- tỉnh Hà Nam để so sánh với tất cả các vấn đề như khi điều tra ở xã Liêm Chính. Tôi cũng chọn ở xã Liêm Tuyền một xóm gần xã Liêm Chính để điều tra.Tôi tiến hành điều tra ở 50% hộ trong xóm đó. Phương pháp thu thập số liệu mới a. Số liệu ở cấp hộ. Các hộ ngành nghề được điều tra tôi thu thập số liệu qua phỏng vấn trực tiếp các thành viên của hộ đặc biệt là từ chủ hộ theo phương pháp PRA với mẫu điều tra1. Các hộ không ngành nghề tôi tiến hành thu thập số liệu cũng qua phỏng vấn trực tiếp các hộ theo phương pháp như trên bằng mẫu điều tra 2. Mẫu điều tra được tôi sử dụng khi thu thập số liệu mới từ các hộ ngành nghề, thông tin từ hộ không ngành nghề được sử dụng cho so sánh giữa hộ ngành nghề và hộ không ngành nghề xem có gì khác biệt về kinh tế, điều kiện sống…để nói lên vị trí vai trò của ngành nghề ảnh hưởng mức độ nào trong phát triển kinh tế hộ, kinh tế địa phương và các mặt khác về văn hoá- xã hội- môi trường. Số liệu mới từ hộ thu được qua phỏng vấn trực tiếp hộ điều nhằm có các thông tin sau:. - Đặc điểm của các chủ hộ, các thành viên trong hộ ngành nghề về trình độ chuyên môn, kiến thức, sự hiểu biết ở mức độ nào. - Đặc điểm khái quát của hộ nói lên vấn đề gì?. - Thông tin tình hình về hộ ngành nghề với điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật, đầu vào ra sao?. - Tình hình sản xuất kinh doanh dịch vụ trong các hộ ngành nghề được các hộ tổ chức ra sao?, thực trạng phát triển ngành nghề trong hộ qua các năm như thế nào?. - Tác động của hộ ngành nghề tới những mặt kinh tế- xã hội- môi trường biểu hiện ra sao?. - Những ý kiến muốn đề đạt của chủ hộ là những vấn đề gì ?. Như vậy qua chọn điểm nghiên cứu là các hộ ngành nghề, các hộ không ngành nghề tôi thu thập số liệu mới từ phỏng vấn trực tiếp chính các thành viên trong hộ được điều tra qua mẫu điều tra ở hộ trong các xóm điều tra, 40 hộ ngành nghề Mễ Thượng,. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C. Mễ Nội là xóm dốc Mễ 50% số hộ trong xóm và các hộ không ngành nghề xóm dốc Mễ, Thá là xóm đầu làng như xóm dốc Mễ).Vấn đề đặt ra là thông tin có được từ các thành viên trong hộ phải mang tính khách quan đó là số liệu tổng hợp về kinh tế xã - kinh tế ngành nghề do Uỷ ban nhân dân xã thực hiện hàng năm phải khớp với số liệu thu thập từ hộ điều tra trong đó nói lên cơ cấu ngành nghề, ngành nghề nào là quan trọng nhất trong số các ngành nghề hộ tham gia, giá trị sản lượng đem lại từ ngành nghề cũng phải khớp khi tổng hợp phân tích hoá ở các hộ ngành nghề điều tra cho toàn xã, để đạt được điều này trước tiên tôi phải căn cứ vào các báo cáo thường kì hay các báo cáo tổng hợp các giai đoạn của chính lãnh đạo xã để lấy căn cứ điều tra bao nhiêu hộ, ngành nghề riêng biệt là bao nhiêu, điều tra ở những xóm nào trong các thôn trên xã. Do vậy việc phân tích có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đề tài nghiên cứu.Để tổng hợp và hệ thống hoá tài liệu thu được khi điều tra thu thập chúng tôi căn cứ vào phương pháp thống kê kinh tế nhằm mục đích phân tổ phân chia các ngành nghề riêng biệt, phân chia các đối tượng được nghiên cứu có cùng tiêu thức, nhằm phân tích sự biến động theo thời gian của các ngành nghề ; thống kê cũng giúp tổng hợp các số liệu định lượng thành các số liệu định tính nói lên bản chất hiện tượng tính quy luật và chiều hướng phát triển của nó.Tôi cũng dùng phương pháp so sánh khi các số liệu mới thu thập được từ kết quả điều tra các hộ trên địa bàn hai xã Liêm Chính và Liêm Tuyền để nói lên vai trò của ngành nghề ảnh hưởng tới những mặt nào về kinh tế- xã hội trên địa bàn xã Liêm Chính mà tôi tiến hành nghiên cứu.

    Kết quả nghiên cứu và thảo luận

      Thông tin về sự tham gia ngành nghề của các hộ trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam

        Trong số các hộ ngành nghề trong tổnh số 169 hộ được điều tra ở xã Liêm Chính cho thấy hộ làm dịch vụ luôn chiếm số đông so với các hộ làm chế biến nông sản thực phẩm và làm công nghiệp- xây dựng- vận tải, qua ba năm số hộ làm dịch vụ lần lượt là 59 hộ trong số 142 hộ ngành nghề chiếm tỷ lệ 41.55% năm 2001, 62 hộ trong số 145 hộ chiếm tỷ lệ 42.76% năm 2002, 67 hộ chiếm tỷ lệ 45,27% năm 2003, trung bình mỗi năm có 4 hộ tham gia thêm vào làm dịch vụ đạt tốc độ tăng hàng năm là 6.56% , sự tăng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: thứ nhất đó là xã Liêm Chính có lợi thế cực kỳ thuận lợi được nằm trên nhiều trục đường giao thông quan trọng có lưu lượng người qua lại rất lớn, trong khi đó xã lại nằm không xa trung tâm thị xã Phủ Lý nơi giao lưu kinh tế văn hóa của tỉnh Hà Nam đó là cơ hội cực kì tốt cho phát triển kinh tế dịch vụ, ngoài những yếu tố trên thì sức hút của quá trình đô thị hóa, áp lực của giảm nhanh đất nông nghiệp trong mấy năm gần đây đã tạo đà cho nghề dịch vụ được nhiều hộ làm. Trong nhóm hộ này nhóm hộ làm đậu, nấu rượu chiếm số đông cụ thể: có 10 hộ nấu rượu, 12 hộ làm đậu năm 2003 chiếm 57.9%, tuy nhiên xu hướng của nhóm hộ này giảm dần do những năm gần đây giá đầu vào là nông sản lên xuống thất thường luôn ở mức cao làm giảm thu nhập cho hộ, từ đó nhiều hộ chuyển đi làm nghề khác đem lại thu nhập cao hơn, trong số 169 hộ điều tra có 2 hộ sản xuất bánh kẹo từ cách đây 10 năm với quy mô gia đình , đây là hai hộ có mức thuê lao động nhiều nhất với 26 lao động làm thuê.

        Thực trạng về chủ hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam

        Cũng qua phỏng vấn chủ hộ, được biết số chủ hộ ngành nghề đã qua đào tạo ở các cơ sở đào tạo nghề chỉ có 59 chủ hộ chiếm tỷ lệ 39.86% như vậy hơn một nửa chủ hộ chưa qua đào tạo, các hộ qua đào tạo nghề chủ yếu là chủ hộ công nghiệp- xây dựng- vận tải với 32 chủ hộ chiếm 74.42% trong số chủ hộ qua đào tạo, nhóm hộ chế biến nông sản có số chủ hộ qua đào tạo thấp nhất với 6 chủ hộ được đào tạo làm nghề mộc, sản xuất bánh kẹo.Việc có được đào tạo nghề hay không ảnh hưởng rất lớn tới năng lực làm việc năng lực nhận thức của chủ hộ ngành nghề, tay nghề càng vững chủ hộ sẽ nắm bắt được kỹ. Hiện tại trên địa bàn xã Liêm Chính điện đã phủ khắp các thôn xóm đến tận gia đình từ năm 1988, nhưng việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt đời sống và cho sản xuất kinh doanh của người dân trong xã là còn rất chậm , một phần cũng vì chi phí lớn mà chưa có điều kiện cung cáp nước sạch tới các hộ do đó đã ảnh hưởng tới các hộ ngành nghề trực tiếp sử dụng nước cho sản xuất kinh doanh.Về mặt bằng sản xuất kinh doanh bình quân mỗi hộ ngành nghề sử dụng 41.11m2 diện tích để làm nhà xưởng sản xuất kinh doanh trong số đó hộ công nghiệp – xây dựng – vận tải sử dụng không gian rộng hơn để làm nhà xưởng tới 44.26 m2bình quân 1 hộ.

        Thực trạng vốn của hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam

        Vốn là một trong những yếu tố có vai trò rất lớn ảnh hưởng đến phát triển sản xuất kinh doanh ngành nghề trong các hộ nông dân, quy mô vốn lớn cũng đồng nghĩa với việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, trang bị máy móc thiết bị vật dụng hiện đại có tính năng cao góp phần nâng cao chất lượmg sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm từ đó hộ ngành nghề có cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ngược lại quy mô vốn nhỏ đồng nghĩa với việc sản xuất với quy mô nhỏ khả năng quay vòng sản xuất kinh doanh chậm kìm hãm sự phát triển ngành nghề. Mỗi hộ ngành nghề có tổng vốn bình quân là 34421 ngàn đồng, trong đó hộ sản xuất kẹo có tổng vốn cao nhất trong số các hộ ngành nghề đạt 214500 ngàn đồng gấp 6.23 lần mức bình quân, và hộ làm đậu có mức vốn nhỏ nhất đạt 1071 ngàn đồng/ một hộ bằng một phần ba mức trung bình một hộ ngành nghề, khoảng cách quá lớn này được tạo ra do tính chất và quy mô sản xuất kinh doanh mỗi ngành nghề , xét theo nhóm hộ thì nhóm hộ chế biến nông sản thực phẩm có mức vốn xấp xỉ bằng mức bình quân hộ ngành nghề trong khi đó hộ dịch vụ chỉ đạt 27730 ngàn đồng bằng 0.8 lần mức bình quân, nhóm hộ công nghiệp – xây dựng – vận tải có mức tổng vốn cao trong ba nhóm bình quân mỗi hộ có số vốn là 5103 ngàn đồng bằng 1.48 lần mức bình quân mỗi hộ ngành nghề.

        Thực trạng sử dụng lao động ở các hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính- thị xã Phủ Lý- tỉnh Hà Nam

          Hàng năm giá trị sản phẩm sản xuất ra từ nghề chế biến nông sản thực phẩm tăng 4.99% thấp hơn nhiều so với mức tăng chung ở 148 hộ ngành nghề nguyên nhân do các hộ làm đậu, nấu rượu đã chuyển sang làm ngành nghề khác có hiệu quả hơn nghề cũ còn các nghề khác trong nhóm này có tốc độ tăng trưởng không cao, thực tế này cho thấy nghề chế biến nông sản – thực phẩm có tăng trưởng về giá trị sản xuất nhưng tốc độ tăng trưởng chưa cao. Lợi thế của Liêm Chính là nằm ngay trên thị trường tiêu dùng rộng lớn có khả năng thanh toán cao, là nơi có lượng người qua lại hàng ngày rất đông, không những thế nhiều ngành nghề trong hộ nông dân đã có từ lâu và trở thành nghề truyền thống như nghề mộc, nghề làm bún làm đậu… Do đó mà các hộ ngành nghề đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, sản phẩm hàng hoá dịch vụ được tẩo luôn được thị trường tiêu thụ đánh giá cao về chất lượng.

          Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ ngành nghề trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam

            Như vậy xét về giá trị tăng thêm mỗi hộ tạo ra 9629 ngàn đồng, mỗi lao động là 3868 ngàn đồng giá trị tăng thêm nhưng số này khác nhau ở các nhóm hộ, hộ dịch vụ đạt giá trị tăng thêm ở mức trung bình so với hộ ngành nghề nói chung, hộ chế biến nông sản – thực phẩm là hộ đạt giá trị tăng thêm thấp cũng là nghề mà mỗi lao động tạo ra giá trị tăng thêm thấp chứng tỏ nghề chế biến nông sản – thực phẩm đạt hiệu quả không cao so với các hộ ngành nghề khác. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa vào ba tiêu chí( giá trị tăng thêm, thu nhập trong năm, tỷ suất thu nhập/ một đồng chi phí của hộ) ta thấy nhóm hộ công nghiệp – xây dựng – vận tải là nhóm hộ có hiệu quả cao nhất trong các hộ ngành nghề, các hộ dịch vụ đạt hiệu quả bình thường, đặc biệt nhóm hộ làm đậu nấu rượu đạt hiệu quả thấp nhất trong các hộ ngành nghề, thực tế này giải thích cho ta thấy tại sao qua ba năm hộ làm dịch vụ lại giảm đi, vì các hộ này nhận thấy nghề làm đậu nấu rượu cho hiệu quả thấp hơn nên các hộ đã chuyển sang làm các nghề khác có hiệu quả cao hơn.

            So sánh ngành nghề hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam

              Xã Liêm Chính sản xuất nông nghiệp là ít chủ yếu các hộ làm ngành nghề, thu nhập từ ngành nghề cũng cao hơn so với làm nông nghiệp bình quân mỗi năm giá trị sản phẩm sản xuất kinh doanh một hộ là 118320 ngàn đồng với thu nhập là 18079 ngàn đồng, mỗi hộ tạo việc làm cho 2,4776 lao động trong khi đó xã Liêm Chung sản xuất nông nghiệp là chủ yếu kinh tế ngành nghề chưa phát triển , giá trị sản xuất bình quân mỗi hộ ở xã Liêm Chung là 75170 ngàn đồng thấp hơn nhiều so với xã Liêm Chính từ đó mà thu nhập bình quân một hộ xã Liêm Chung chỉ bằng 79.02% thu nhập của một hộ trong xã Liêm Chính, sản xuất nông nghiệp giải quyết ít lao động hơn so với sản xuất ngành nghề trong khi xã Liêm Chính giải quyết việc làm cho 2.477 lao động thì xã Liêm Chung chỉ giải quyết 2.157 lao động/hộ; chính vì hoạt động sản xuất ngành nghề còn hạn chế hoạt động sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp mà tỷ lệ hộ khá ở xã Liêm Chung còn hạn chế chỉ chiếm 38% trong khi tỷ lệ hộ trung bình là 54%, tỷ lệ nghèo 5%. Các hộ cho biết kinh tế ngành nghề đem lại nhiều mặt tích cực cho hộ cho địa phương: vừa giải quyết tại chỗ nhu cầu việc làm cho lao động trong hộ cho lao động thuê ngoài tránh tình trạng thất nghiệp dôi thừa lao động tạo thu nhập cao cho hộ cho lao động hộ, cải thiện cuộc sống gia đình; các hộ nhận thấy rằng trước kia họ gắn bó với nông nghiệp kinh tế không khá lên được là mấy lại lao động vấy vả quanh năm nhiều khi gặp thiên tai mất mùa làm gia đình rơi vào tình trạng thiếu thốn tù túng và hiện nay cũng vậy sản xuất nông nghiệp chỉ đủ ăn muốn phát triển kinh tế tốt thì phải có cái nghề trong tay.

              Tác động của ngành nghề tới kinh tế- xã hội- môi trường trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam

                Trong số 252 lao động ở 100 hộ nghành nghề sẽ có 56 lao động làm thuê và 196 lao động của hộ, như vậy tỷ lệ lao động làm thuê là 22.22 % trong tổng số lao động, con số này nói lên rằng không những ngành nghề giải quyết tốt lao động của hộ vào làm mà còn tạo việc làm đáng kể cho lao động làm thuê trung bình cứ 5 người lao động ngành nghề thì có 1 lao động là lao động thuê ngoài .Đây là một trong những thành tựu tích cực mà ngành nghề đem lại trước xu hướng giảm nhanh hộ sản xuất nông nghiệp chuyển sang làm ngành nghềcó hiệu quả hơn nghề nông.Giải quyết tốt việc làm cho lao động hộ là ngành nghề đã giải quyết được mối lo ngại của lãnh đạo địa phương trước sự tăng nhanh người ở độ tuổi laoi. Xét ở 100 hộ ngành nghề thì có tới 22 hộ gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường trong đó có 8 hộ gây ô nhiễm nguồn nước, 7 hộ huỷ hoại đất đai môi sinh, 7 hộ gây ô nhiễm không khí gây ồn, tính chung có 22% số hộ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, đây là một tỷ lệ cao làm giảm hiệu quả xã hội mà các hoạt động ngành nghề đem lại và đóa cũng là vấn đề cần giải quyết đặt ra cho chính quyền xã Liêm Chính, cho hộ ngành nghề để ngành nghề trong các hộ nông dân trên địa phương phát triển bền vững đạt hiệu quả cao cả về kinh tế lẫn hiệu quả về xã hội, về môi trường.

                Kiến nghị của hộ ngành nghề nghề trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam

                • Định hướng và một số giải pháp phát triển các ngành nghề cho hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính - thị xã Phủ Lý - tỉnh Hà Nam

                  Với các hộ làm đậu, nấu rượu thì hai năm gần đây giá cả đầu vào nông sản cho hai nghề này không ổn định luôn tăng ở mức cao làm giảm hiệu quả sản xuất và thực tế có nhiều hộ đã chuyển sang làm nghề khác có thu nhập cao hơn, chính vì thế để phát triển kinh tế hộ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực ở địa phương nên chăng các hộ từ hoạt động làm nghề này nếu thấy nghề trước đó mình gắn bó mà đem lại hiệu quả không cao cho hộ trong khi đó hộ cũng có am hiểu về nghề khác mà mình dự định chuyển sang làm, có đủ năng lực vốn đủ nhận thức và có tay nghề, các hộ nên chuyển sang làm nghề khác tốt hơn nghề cũ nếu thấy hợp lý và có đủ điều kiện. Hộ ngành nghề luôn luôn có nhu cầu lớn về vốn, mà bước đầu sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận chưa cao, do đó các tổ chức tín dụng cần phải ưu đãi cho vay vốn với lãi suất thấp, thời gian dài, thủ tục nhanh gọn mới hỗ trợ được nhu cầu về vốn.Cần tập trung nguồn lực hiện có kết hợp với các nguồn lực từ TW, từ tỉnh, từ bên ngoài để hiện đại hoá gao thông trong xã, mở rộng các tuyến đường liên thôn, liên xã, hoàn thành nhanh việc giải phóng mặt bằng cho thi công các trục đường giao thông trong quy hoạch giao thông thị xã Phủ Lý nhằm tăng sự thu hút với hộ ngành nghề , tạo điều kiện tốt cho lưu thông hàng hoá dịch vụ.

                  Phiếu điều tra ngành nghề

                  Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ ngành nghề - Ngành nghề của hộ

                  Bán buôn Bán lẻ Người tiêu dùng - Hộ cú theo dừi thị trường về sản phẩm mỡnh sản xuất hay khụng: Cú Khụng - Giá đầu vào lên xuống thất thường: Đúng Không - Hộ có muốn mở rộng quy mô sản xuất: Có Không. - Cho địa phương: Ô nhiễm môi trường: Đất Nước Không khí Tham gia hoạt động nhân đạo trên xã: Có Không Có đóng góp cho phát triển xã: Có Không Kinh tế Văn hoá.