Thực trạng và triển vọng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

MỤC LỤC

Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam

Khi khách du lịch đến từ nước ngoài vào Việt Nam và mua hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Việt Nam. Với xu hướng phát triển của du lịch như hiện nay, hình thức xuất khẩu này sẽ góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hàng năm.

Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam

Đẩy mạnh xuấu khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng có vai trò quan trọng tăng cường sự hợp tác quốc tế với các nước, nâng cao địa vị và vai trò của Việt Nam trên thị trường quốc tế… Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng đầu tư, mở rộng mối quan hệ vận tải quốc tế… Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại kể trên lại tạo tiền đề mở rộng xuất khẩu. Có thể nói xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không những đóng vai trò xúc tác, hỗ trợ phát triển kinh tế mà nó còn cùng với hoạt động nhập khẩu như là yếu tố bên trong trực tiếp tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như: vốn, lao động, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ… Đối với Việt Nam, hướng mạnh về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.

Lợi thế của Việt Nam trong hoạt động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

Với những lợi thế trên, nước ta đã có một nền tảng khá vững chắc cho việc phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang các nước trong khu vực và trên cả thế giới, để cho thế giới biết đến con người, văn hoá Việt Nam.

ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ lớn, đặc biệt trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật Bản ngày càng có nhu cầu sử dụng những đồ vật bằng các chất liệu tự nhiên thay thế các vật liệu bằng sắt, nhôm…. Nhập khẩu các đồ thủ công mỹ nghệ có xu hướng tăng ở Nhật Bản cũng do quá trình chuyển sản xuất các đồ thủ công mỹ nghệ giá rẻ sang khu vực Đông Nam Á là nơi có nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào, chi phí nhập khẩu thấp và đặc biệt là nỗ lực của các nhà nhập khẩu Nhật Bản giảm chi phí trong khâu phân phối đã cho phép giảm giá bán cho đồ thủ công mỹ nghệ nhập khẩu. Nhật Bản có hệ thống bán lẻ rất lớn, đứng hàng đầu trên thế giới, được phân làm nhiều hệ thống như: siêu thị cao cấp, cửa hàng dưới dạng siêu thị nhỏ, siêu thị tổng hợp, trung tâm mua bán cho dân cư quanh vùng, cửa hàng đặc biệt, cửa hàng giao hàng từ xa, cửa hàng giao dịch thông qua thư điện tử.

Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam rất cần sự sáng tạo để tạo ra những sản phẩm có tính thẫm mỹ cao, độ tinh xảo cũng như mang đậm tính truyền thống Việt Nam, đó là một trong những yếu tố mà thị trường Nhật Bản rất ưa chuộng.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT

    Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản những năm vừa qua, thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đem lại nguồn thu lớn và có giá trị gia tăng cao Nhật Bản cùng với Mỹ và EU là ba thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của Việt Nam. Đồng thời, Nhật Bản luôn giữ vị trí là thị trường xuất khẩu hàng đầu của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sạng thị trường này luôn ở trên mức 12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Nhập khẩu vào Nhật Bản bị chi phối bởi nhiều quy định, luật lệ rất chặt chẽ và phức tạp; Thị hiếu tiêu dùng của người dân Nhật Bản khá khắt khe; Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các nước khác trong khu vực: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia….

    Nguyên liệu tre nứa thì tập trung ở miền núi, làng nghề với nguồn lao động dồi dào lại tập trung ở đồng bằng, sơ chế thì chưa phát triển, hạ tầng miền núi cũng còn khó khăn, nên hai nguồn tài nguyên có giá trị ở cách xa nhau chưa có điều kiện tốt nhất để hợp lại với nhau tạo ra giá trị và của cải cho xã hội.

    Bảng 2.1. Kim ngạch XNK hàng hóa giữa Việt Nam -  Nhật Bản
    Bảng 2.1. Kim ngạch XNK hàng hóa giữa Việt Nam - Nhật Bản

    ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG

      - Khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, nhất là vốn tín dụng theo chính sách ưu đãi của nhà nước, kể cả vốn đầu tư cho sản xuất và vốn mua nguyên vật liệu, thu gom hàng hoá trong kinh doanh do những hàng rào về thủ tục vay vốn và yêu cầu tài sản thế chấp;. Các đơn vị sản xuất nhỏ để có được nguyên liệu cho sản suất thường phải mua lại từ nhiều nguồn cung ứng với giá cao, do đó làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, và trong trường hợp này thường không có hoá đơn giá trị gia tăng để hoàn thuế xuất khẩu;. - Mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn đơn điệu, chậm cải tiến, ít sang tạo mẫu mã mới, kiểu dáng sản phẩm không theo kịp tập quán và thói quen tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, không có sự đầu tư cho công tác thiết kế mà chủ yếu là gia công theo các mẫu mã đặt sẵn của các khách hàng nước ngoài.

      Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản thời gian qua tuy đã đạt được rất nhiều thành tựu nhưng có thể nói rằng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng cung cấp thực tế của nước ta và cũng chưa tương xứng với nhu cầu của người tiêu dung Nhật Bản.

      NHẬT BẢN

      • MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

        - Định hướng phát triển về mặt hàng chủ lực: Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất đa dạng và phong phú cần có chính sách đầu tư sản xuất và xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực - những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn và thu được nguồn ngoại tệ cao đồng thời giải quyết phần lớn số lao động dư thừa như hàng gốm sứ, mây tre đan, thêu ren thổ cẩm, đồ gỗ gia dụng, gỗ mỹ nghệ. Nhà nước cần phải tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, ký kết các hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam với Nhật Bản; tổ chức các hoạt động triển lãm, hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam ở Nhật Bản và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia; cung cấp các thông tin về thị trường, biến động giá cả, các quy định, thủ tục hành chính mà các doanh nghiệp. Do đặc điểm và khó khăn trong sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ như đã trình bày ở trên (cơ sở sản xuất kinh doanh các loại hàng này chủ yếu là các đơn vị nhỏ, ít vốn, hàng hoá thường là loại cồng kềnh, giá trị thấp, không dễ bán và vận chuyển, giao hàng..) nên Nhà nước có thể có chính sách hỗ trợ một phần chi phí xúc tiến thương mại, tiếp thị mở rộng thị trường xuất khẩu.

        Trong kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, việc phân đoạn thị trường theo các tiêu thức địa lý, theo đó chia toàn bộ thị trường của các đơn vị thành các khu vực địa lý (thị trường châu Á + thị trường Bắc Âu, thị trường Trung Đông,…) là hợp lý bởi các nước trong cùng một khu vực thị trường có những đặc điểm tương đồng trên nhiều phương diện: Nền văn hoá, các trào lưu nghệ thuật, các yếu tố chính trị, trình độ phát triển kinh tế và thu nhập…có ảnh hưởng lớn tới việc hình thành nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ. - Gia đình: một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ nhu cầu cá nhân nhưng đa số các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị cao lại phục vụ nhu cầu cả gia đình như bàn ghế, tủ, thảm… Nghiên cứu gia đình xác định được khung cảnh sống của gia đình, tầng lớp xã hội của gia đình đó, từ đó các doanh nghiệp có thể đánh giá được là các mặt hàng kinh doanh có phù hợp với các yếu tố trên hay không và như vậy có thể kết luận rằng thị trường có chấp nhận các sản phẩm của các đơn vị hay không, nếu không thì làm thế nào cho phù hợp. Kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp chỉ phát triển, đạt hiệu quả cao khi các doanh nghiệp có những biện pháp đồng bộ, cân đối từ thu mua, thực hiện hợp đồng, thanh toán, giao hàng.Trong đó khâu tạo nguồn hàng, ổn định có chất lượng là khâu cực kỳ quan trọng và là khâu đầu tiên, khâu quyết định trong quy trình nghiệp vụ, đồng thời chứng tỏ liệu các doanh nghiệp có khả năng phát triển ở giai đoạn sau hay không.