MỤC LỤC
Bởi vậy khi đánh giá chất lượng dịch vụ cần hết sức quan tâm đến nhu cầu và mong muốn của người được thụ hưởng dịch vụ ấy. Đặc điểm nổi bật là chúng ta chỉ có thể đánh giá được toàn bộ chất lượng của những dịch vụ sau khi đã “mua” và “sử dụng” chúng.
Chất lượng dịch vụ được xác định dựa vào nhận thức hay cảm nhận của khách hàng, nó liên quan đến nhu cầu cá nhân của họ. Khách hàng nhận được sản phẩm này thông qua các hoạt động giao tiếp, nhận thông tin và cảm nhận.
Mục đích của việc đánh giá chất lượng của đội ngũ công chức là làm cơ sở để tiến hành các hoạt động như luân chuyển, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, hay khen thưởng kỷ luật…Như vậy, cần hết sức chú trọng đến công tác này trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Chất lượng của đội ngũ công chức được phản ánh qua hệ thống các chỉ tiêu : trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ tin học, trình độ quản lý nhà nước….Ngoài các tiêu chí cứng đó ra thì còn có tiêu chí vè quá trình hoạt động của công chức đó là mức độ dảm nhận và hoàn thành công việc.
Hoạt động đánh giá con người vừa mang tính khoa học vừa đòi hỏi tính nghệ thuât; bởi vậy đánh giá công chức đòi hỏi tính toàn diện và phải xem xét giưới nhiều khía cạnh khác nhau. Cần phải có những tiêu chí đánh giá được lượng hóa phù hợp, phương pháp đánh giá khách quan, khoa học có như vậy thì đánh giá mới thực sự mang lại kết quả.
Phạm vi quản lý của Bộ đối với ngành hay lĩnh vực được phân công bao gồm mọi hoạt động của mọi tổ chức kinh tê, văn hóa, xã hội…Như vậy phạm vi quản lý của Bộ là rất rộng nhưng cũng cần phân biệt rằng Bộ là cơ quan trung ương quản lý theo cấp độ vĩ mô. Nhiệm vụ chủ yếu của các Bộ là giúp chính phủ xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội nói chung, tham mưu xây dựng các chính sách, dự án lớn hay là tự mình đề ra những quy định về lĩnh vực mà mình quản lý; đồng thời hướng dẫn các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế văn hóa xã hội thi hành, kiểm tra và đảm bảo rằng những quy định đó được chấp hành một cách đồng bộ.
Họ tham mưu giúp chính phủ đưa ra các chính sách lớn hay mình đề ra các quy định về lĩnh vực mà mình phụ trách đồng thời hướng dẫn cho cơ quan cấp giưới thực hiện, tiến hành kiểm tra để đảm bảo cho việc thi hành được thống nhất.
Vì vậy công chức tùy theo ngạch bậc tương đương (chuyên viên, chuyên viên chính hay chuyên viên cao cấp… ) đều được trang bị những kiến thức quản lý hành chính nhà nước tương đương nhằm đảm bảo cho công tác quản lý thực sự có hiệu quả. Thực tế cho thấy người công chức khi tiến hành công việc của mình gặp rất nhiêù tình huống phát sinh, có những sự việc, tình tiết mới nay sinh mà chưa được văn bản pháp luật nào quy định cả bởi vậy nhận thức được sự thay đổi và sẵn sàng đối phó với những thay đổi đó là yêu cầu hết sức cần thiết.
Thời gian gần đây công chức trước khi thi tuyển vào làm việc tại bộ KH&ĐT thì phải có những yêu cầu nhất định, một trong những yêu cầu đó là phải có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên đối với tiếng anh và trình độ tương đương đối với các ngaoij ngữ khác. Bên cạnh những cán bộ lâu năm có trình độ chuyên môn cao, vững vàng về chính trị thì Bộ đã mạnh dạn sử dụng những cán bộ trẻ, có tư duy đổi mới năng động, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, đồng thời có kiến thức về nhiều lĩnh vực (kinh tế, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, tài chính…). Nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng cung cấp thông tin đã được mở ra, có hàng trăm lượt cán bộ công chức được bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ…đồng thời Bộ cũng đã cử hàng chục cán bộ, công chức đi học tập, nâng cao trình độ ở nước ngoài.
- Còn có tỷ lệ nhất định công chức chưa đáp ứng được những yêu cầu về trình độ chuyên môn, năng lực làm việc, trình độ về ngoại ngữ, tin học…Trước những yêu cầu của tình hình mới thì đòi hỏi đội ngũ công chức càng phải có ý thức học tập, rèn luyện để naang cao trình độ chuyên môn cũng như hiểu biết của mình. Kinh tế thị rường với những mặt trái của nó du nhập vào nước ta nhanh chóng, tuy nhiên phải mãi tới Đại hội Đảng lần 6 (1986) chúng ta mới quyết định tiến hành đổi mới, đội ngũ công chức mới được được đào tạo các kiến thức về nền kinh tế thị trường bởi vậy hiểu biết chả họ là chưa cao.
Điều đó làm nảy sinh những yêu cầu, đòi hỏi đối với đội ngũ công chức về việc tăng cường ý thức thực hiện pháp luật, tăng cường kiến thức hiểu biết về pháp luật… Hiện nay, sự hiểu biết pháp luật của đội ngũ công chức nói chung và đội ngũ công chức cấp Bộ nói riêng đã được tăng dần lên. Quan điểm của Đảng về vấn đề nâng cao chất lượng đôi ngũ công chức Trong khi đất nước đang bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển mạnh mẽ thì Đại hội đại biểu chính thức của Đảng lần thứ IX đã đề ra nhiệm vụ chính trị trung tâm của cách mạng nước ta hiện nay là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng lực lượng sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội…”. Thực tế chính là nơi kiểm tra hữu hiệu nhất đối với các vấn đề như tài năng, sự cống hiến, danh hiệu, chức vụ….của người công chức bởi vậy cần phải tăng cường sự tham gia giám sát của người dân trong các hoạt động công vụ nói chung.
Cải cách tiền lương theo quan điểm coi tiền lương là hình thức đầu tư trực tiếp cho con người, đầu tư cho phát triển kinh tế, xã hội góp phần nâng cao chất lượng CBCC và hoạt động công vụ. Đào tạo tại chức là đào tạo chuyên sâu đối với những công chức đã có thời gian cụng tỏc nhất định.Đõy là loại hỡnh đào tạo cốt lừi của chương trỡnh đào tạo công chức ở Anh. Tuy số lượng công chức này chiếm tỷ lệ không cao nhưng họ lại là ngưòi quyết định phần lớn hiệu quả làm việc của bộ máy vậy nên nội dung đào tạo này rất được quan tâm.
Vì vậy, đòi hỏi phải xây dựng chức danh tiêu chuẩn, nghiệp vụ chung cho công chức ngành KH&ĐT, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý hành chính Nhà nước, để xem xét tuyển dụng cán bộ công chức cho ngành, làm chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, có căn cứ đánh giá đội ngũ cán bộ công chức và lên kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho phù hợp. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của các cấp các ngành đã chỉ ra rằng hạn chế chủ yếu của đội ngũ công chức Việt nam hiện nay là là sự yếu kém về trình độ, năng lực, thiếu kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, về các kỹ năng hành chính…đồng thời một số bộ phận công chức vẫn chưa ý thức được đầy đủ về học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mà vẫn làm việc theo kinh nghiệm bản thân, thiếu năng động, sáng tạo trong giải quyết công việc. - Mở rộng mạng lưới dịch vụ đào tạo, tăng cường tính cạnh tranh trong đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính, tạo điều kiện cho công chức được lựa chọn dịch vụ tốt hơn cho mình trên cơ sở phát huy những thế mạnh mang tính đặc thù hiện có, đồng thời tiếp thu và áp dụng những kinh nghiệm tiến bộ của các nước phát triển.