Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam trong bối cảnh mới

MỤC LỤC

Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân cho Việt Nam

Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”, kinh tế cá thể tiểu chủ được nhà nước tạo điều kiện, giúp đỡ để phát triển, kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm. Luật khuyến khích đầu tư trong nước được Quốc hội thông qua ngày 22/6/1994 và được sửa đổi năm 1998 đã tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho đầu tư thuộc tất cả các thành phần kinh tế, Nghị định 66/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 3/12/1992 về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn nhỏ hơn vốn pháp định nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh góp phần giải quyết việc đảm bảo lợi ích hợp pháp của người kinh doanh, đồng thời tăng cường hiệu lực pháp lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế; Luật thương mại có hiệu lực từ ngày 1/1/1998 là văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết luật thương mại về xuất khẩu và hoạt động gia công và mua bán hàng hoá của những.

THỰC TRẠNG KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY

Sự phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam từ đổi mới đến nay

Nhìn chung khu vực KTTN mà chủ yếu là các doanh nghiệp đã mở rộng các hoạt động kinh doanh trong hầu hết các nghành và lĩnh vực mà pháp luật không cấm như hoạt động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ cao cấp như: công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, chế biến, công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, tư vấn……. Như vậy, theo Nghị định của Chính Phủ số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 thì các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước cho đến nay tuy số lượng vốn có tăng đáng kể, song nếu theo quy định này của Chính phủ thì các doanh nghiệp vẫn thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, xét về mức độ vốn chiếm 94.93%, bình quân số lượng vốn sử dụng thực tế của một doanh nghiệp là 3.7 tỷ đồng.

Bảng 2. 2: Số cơ sở sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế.
Bảng 2. 2: Số cơ sở sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế.

Những đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào nền kinh tế quốc dân

Lĩnh vực sản xuất Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ xuất khẩu so với số lượng(%). Các sản phẩm phi kim loại. Các sản phẩm kim loại 9. Nguồn:Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2004. Trong số 457 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động thì có tới 3/4 số lượng sản xuất ra được xuất khẩu. Trước đổi mới, nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung thị trường rất đơn điệu và chỉ mang tính hình thức cạnh tranh không phải là yếu tố quan trọng do các doanh nghiệp không phải cạnh tranh với nhau để mua các yếu tố sản xuất và bán sản phẩm quan hệ cung cầu, giá cả cũng mang tính mệnh lệnh chỉ huy các thị trường không được thừa nhận. Kể từ khi đổi mới, quan hệ hàng hoá, tiền tệ mới thực sự phát triển các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh với nhau trên thị trường cho nên các loại thị trường dần dần được thừa nhận và mở rộng. Nhìn chung thị trường hàng hoá và dịch vụ phát triển khá mạnh ngày càng phong phú đa dạng hàng hoá trên thị trường. được tự do lưu thông, đã có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển. Khu vực KTTN là một khu vực kinh tế năng động, phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường, nó thúc đẩy sức cạnh tranh của nền kinh tế, làm cho các doanh nghiệp phải đổi mới để có thế đứng vững trên thị trường. Chính sự ra đời của khu vực tư nhân đã làm cho thị trường hoạt động sôi nổi hơn. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trên cả đầu vào và đầu ra.Tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế. Như vậy, với sự ra đời của khu vực tư nhân đã kích thích việc ra đời và phát triển nó sẽ thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Với xu thế hiện nay là hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đang mở rộng hợp tác kinh tế với tất cả các quốc gia trên thế giới theo nguyên tắc đa phương hoá, đa dạng hoá. Trong quá trình hội nhập kinh tế các doanh nghiệp tư nhân không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn cạnh trạnh với các thành phần kinh tế khác đặc biệt cả với doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực và kinh nghiệm hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước. Tạo nên một môi trường cạnh tranh năng động không chỉ cạnh tranh trên thị trường hàng hoá mà trên mọi mặt. Để thu hút được vốn đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm … của nước ngoài để mở rộng sản xuất. 2.2.2.4 Kinh tế tư nhân góp phần quan trọng tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy phát triển thể chế kinh tế thị trường, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phát triển của KTTN là nhân tố chủ yếu tạo môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, phá bỏ dần tính độc quyền của một số doanh nghiệp nhà nước. Thể chế kinh tế thị trường ngày càng thích ứng hơn với cơ chế kinh tế mới. công nghệ). Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và triển vọng phát triển kinh tế trong thời kỳ tới, chúng ta hoàn toàn có khả năng phát triển kinh tế trong thời kỳ tới, chúng ta hoàn toàn có khả năng phát triển hơn nữa số lượng và quy mô doanh nghiệp, tăng gấp đôi số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, phấn đấu đưa tổng số doanh nghiệp từ 15 vạn như hiện nay lên 50 vạn vào năm 2010 và động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho xã hội.

Bảng 2. 8: cơ cấu sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần kinh  tế (%)
Bảng 2. 8: cơ cấu sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (%)

CÁC KHể KHĂN CẢN TRỞ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC KTTN .1. Kinh tế tư nhân khó khăn trong tiếp cận vốn

    Cụ thể Đại hội đó vạch ra: “ Đẩy mạnh cụng nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ năng lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực nước ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường”. Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX đã xác định phương hướng phát triển KTTN trong thời gian tới là “ khuyến khích KTTN phát triển mạnh mẽ không ngừng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo thêm nhiều việc làm, có sức tăng trưởng cao hơn bình quân hiện nay, đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất, tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động công ích, hợp tác liên doanh với nhau, với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế”. Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một mục tiêu cần phải đạt được: tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.

    Đảm bảo hệ thống cung cấp thông tin nhanh và đầy đủ thông tin trong thị trường là yếu tố quyết định sự thành công của các doanh nghiệp, vì vậy Nhà nước phải thấy được điều này để có thể đảm bảo cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp một cách chính xác nhất, cập nhật nhất thông qua việc phát triển các trung tâm thông tin, các trung tâm xúc tiến thương mại, phát triển đa dạng các hình thức cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về sản phẩm, thị trường, chiến lược ngoại thương, hợp đồng, giá cả….