MỤC LỤC
- Mục tiêu của Doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, do đó nhà nước cần sử dụng quyền lực và sức mạnh của mình để điều tiết và khống chế những hành vi không có lợi của Doanh nghiệp đối với cộng đồng, khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị truờng, điều chỉnh hoạt động của các Doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp theo những mục tiêu đã định. Bên cạnh đó nhà nước còn tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp phát triển mở rộng hợp tác với nhau thông qua việc hình thành chuỗi cung ứng trong Cụm công nghiệp.Chính công tác quản lý nhà nước nhằm đảm bảo cho các Cụm công nghiệp được phát triển theo quy hoặch đã định, chủ động phối hợp mục đích riêng của từng Doanh nghiệp nhằm đạt tới mục đích chung của nền kinh tế.
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ đầu tư phát triển Cụm công nghiệp, quy chế hoạt động của các Cụm công nghiệp, các văn bản hướng dẫn thực hiện cũng như các văn bản pháp quy có liên quan và hoàn thiện chúng qua từng thời kỳ nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ và điều chỉnh có hiệu quả hoạt động của Cụm công nghiệp cũng như của từng doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp. Phát triển cụm công nghiệp có tác dụng lan tỏa về kinh tế và xã hội của vùng, lãnh thổ như áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo nên hiện tượng tập trung lao động, làm hạt nhân tình hình đô thị công nghiệp … Cũng như các công trình hạ tầng ngoài hàng rào, công trình hạ tầng kỹ thuật phải được nhà nước thực hiện trước một bước và đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của cụm công nghiệp và của vùng, lãnh thổ.
Tại đây sẽ tập trung đa dạng các ngành nghề phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam nói riêng và ngành công nghiệp Việt Nam nói chung (dự kiến sẽ xây dựng trong CCN các công trình:. các nhà máy đóng mới, sửa chữa container, nhà máy gia công lắp ráp xe rơm mooc và xe vận tải container, nhà máy đóng tàu, nhà máy tôn mạ màu, nhà máy thiết bị an toàn tàu thuỷ, nhà máy điện khí cụ điện tàu thuỷ, nhà máy chiết ga và khí công nghiệp, cảng, bãi container, trung tâm phát triển công nghệ cao và một số công trình khác …). Sự hình thành Cụm công nghiệp Tàu thuỷ Hải Dương – Trung tâm công nghiệp đóng tàu có quy mô của cả nước chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ trong việc tăng cường tính hiệu quả vốn đầu tư, đồng thời kết nối tuyến vận tải đường biển và giao thông vận tải nội địa, giải quyết những vấn đề bất cập đang đặt ra trong ngành vận tải, sản xuất ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao đến nhiều nước trên thế giới.
Nhìn chung đa số các doanh nghiệp trong Cụm CN khi xây dựng đã đảm bảo đúng qui định tuy nhiên vẫn có một vài DN vi phạm về mật độ xây dựng và khoảng cách phòng cháy lan giữa 2 doanh nghiệp (nhỏ hơn so với qui định hoặc che chắn sử dụng làm tăng mật độ xây dựng.Tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư là 401,46 tỷ VNĐ. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ trong và ngoài Cụm CN; chưa xây dựng hàng rào cụm CN; đang chuẩn bị xây dựng trạm xử lý nước thải; tình hình xây dựng: Ban quản lý đã cấp CCQH và phê duyệt bản vẽ MBQHTT tỷ lệ cho tất các các doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng ở đây và đã có qui định về mật độ xây dựng, chỉ giới xây dựng và khoảng cách phòng chống cháy lan.
Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với các Cụm công.
- Chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật các dự án nhóm B (đầu tư nước ngoài); chủ trì tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công đối với những dự án nhóm B và C (đầu tư trong nước) đầu tư vào các khu công nghiệp , cụm công nghiệp làm cơ sở trình UBND Thành phố phê duyệt dự án. - Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư trong nước không sử dụng vốn ngân sách, chủ trì phối hợp với các Ngành liên quan thẩm định trình UBND Thành phố quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách vào các Khu công nghiệp (nhóm B,C); cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư nước ngoài và các giấy phép, chứng chỉ thuộc thẩm quyền hoặc theo uỷ quyền.
- Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ các dự án đầu tư, tổ chức thẩm định và tình lãnh đạo ban cấp phép đầu tư, giấy phép điều chỉnh theo đúng nghị quyết uỷ quyền số 158 – BKH/KCN ngày 26/6/1997 của Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư về cho Ban quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội trong việc cấp giấy phép đầu tư và quyết định 102/QĐUB bổ xung chức năng nhiệm vụ cho Ban quản lý. - Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường lao động, về việc thực hiện các chế độ bảo hộ lao động như trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, bồi dưỡng hiện vật, bảo hộ lao động đối với người lao động trong các doanh nghiệp.
Nhằm tạo hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp hoạt động ổn định và hiệu quả, UBND Thành phố đã phê duyệt quyết định số 25/2005 QĐ – UB ngày 18/2/2005 về việc ban hành quy chế quản lý hoạt động các Cụm công nghiệp. Những văn bản trên làm nhiều quy định trong quy chế 25 trở thành lạc hậu, trái với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành hoặc có những hành vi mới phát sinh mà Quy chế 25 chưa bao quát, điều chỉnh được.
Tỷ lệ lấp đầy tại các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ đạt tỷ lệ cao, thu hút các doanh nghiệp đầu trong nước vào đầu tư, giải quyết được bức xúc về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp nội đô. Nhìn chung các doanh nghiệp trong các Cụm công nghiệp hoạt động hiệu quả, đạt doanh thu cao và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, chấp hành tốt Luật Thuế, Luật Thương Mại và các qui định của pháp luật hiện hành.
Hai là, khẳng định Cụm công nghiệp là những thực thể kinh tế sống cho nên cần có hệ thống các biện pháp đồng bộ để phát huy sức mạnh tổng hợp của các Cụm công nghiệp.Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đi đôi với việc tích cực xây dựng các Cụm công nghiệp mới theo quy hoạch, cần đặc biệt chú ý thu hút đầu tư vào các Cụm công nghiệp đã hình thành, thường xuyên rút kinh nghiệm quản lý để không ngừng nâng cao sức hấp dẫn và phát huy hiệu quả đầu tư của các Cụm công nghiệp. Đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy theo hướng tạo ra sự gắn kết giữa cơ quan trung ương với Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội cũng như Ban quản lý các Cụm công nghiệp ở các quận, huyện trong việc giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động của các Cụm công nghiệp, đảm bảo thực hiện nguyên tắc “ một cửa, tại chỗ” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, qua đó tạo nên sự hấp dẫn, khắc phục sự lo ngại của các nhà đầu tư về các thủ tục hành chính.
- Mô hình 3 : Doanh nghiệp đang quản lý đất và được chuyển mục đích sử dụng sang đất công nghiệp thì doanh nghiệp đó được Thành phố giao làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào bằng nguồn vốn ngân sách và đồng thời là chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào bằng nguồn vốn huy động của các doanh nghiệp vào thuê đất và vốn ngân sách bằng khoảng 30% kinh phí GPMB diện tích đất trong hàng rào.Doanh nghiệp đang quản lý đất sau khi xây dựng hạ tầng kỹ thuật xong sẽ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác thuê lại đất có hạ tầng kỹ thuật. Riêng đối với mô hình 1 và mô hình 2, các Ban quản lý Cụm công nghiệp, Ban quản lý dự án quận, huyện đều là đơn vị hành chính sự nghiệp cho nên nảy sinh một số vấn đề như: Trách nhiệm của Ban quản lý đối với việc phục vụ cho nhà đầu tư, người đã đóng góp kinh phí xây dựng Cụm công nghiệp chưa cao; Công tác duy tu, bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật chung chưa được thực hiện tốt; phải trả lương cho cán bộ nhân viên Ban quản lý bằng tiền từ ngân sách Nhà nước.
Thứ nhất, cho phép thực hiện thuê đất trong Cụm công nghiệp theo cơ chế: công ty phát triển hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp chịu trách nhiệm chi tiền đền bù GPMB, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo dự án đã được duyệt và thu lai chi phí này thông qua việc thu phí của các doanh nghiệp thuê đất trong Cụm công nghiệp, khoản phí này là phí kết cấu hạ tầng, không thu tièn sử dụng đất. - Thứ hai, quá trình thực hiện quy hoạch cần kết hợp chặt chẽ giữa phát triển cụm công nghiệp với phát triển khu đô thị, khu dân cư và các dịch vụ phục vụ đảm bảo kết nối với hạ tầng của các cụm công nghiệp liền kề, đáp ứng nhu cầu của các khu cụm công nghiệp một cách hiệu quả nhất, tránh chia cắt, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí nguồn lực.