Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm y tế của một số địa phương và giải pháp triển khai bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An

MỤC LỤC

Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bảo hiểm y tế cấp tỉnh

BHXH Việt Nam, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan cần tập trung nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề cấp thiết về BHXH, BHYT mà nhân dân đang quan tâm như: các giải pháp chống vỡ quỹ BHXH; vấn đề xác định tuổi nghỉ hưu bảo đảm thống nhất với Bộ Luật Lao động, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, bảo đảm an toàn cho nguồn quỹ BHXH; vấn đề đổi mới trong thực hiện chi trả BHXH, BHYT bảo đảm lợi ích, sự thuận tiện, bình đẳng, đúng quy định của pháp luật cho các đối tượng thụ hưởng và các bên liên quan, xử lý những vi phạm về BHXH và BHYT. Tổ chức mạng lưới khám, chữa bệnh theo tuyến chuyên môn kỹ thuật của Việt Nam hiện nay được chia làm 3 tuyến: Tuyến 1: các bệnh viện huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là bệnh viện huyện) và TYT xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm y tế xã); Tuyến 2: gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, thành phố; bệnh viện đa khoa khu vực (gọi chung là bệnh viện tỉnh); Tuyến 3: gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế và một số bệnh viện thuộc các thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Y tế quy định.

Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển bảo hiểm y tế và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An

Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là từ khi Luật BHYT có hiệu lực trong đó đối với hộ cận nghèo Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Nghị Quyết, Quyết định quy định mức hỗ trợ cho đối tượng người cận nghèo, học sinh, sinh viên là 30% mệnh giá thẻ BHYT như vậy hộ cận nghèo sẽ được hỗ trợ 100% chi phí mua thẻ BHYT; người cao tuổi từ đủ 75 tuổi trở lên chưa có thẻ BHYT, trẻ em dưới 6 tuổi được hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ BHYT. Một thực tế cho thấy số người tham gia BHYT phần lớn thuộc đối tượng chính sách, cán bộ hưu trí, công chức, viên chức, người lao động tại các doanh nghiệp, học sinh, sinh viên, người nghèo, cận nghèo, người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi còn một bộ phận các hộ gia đình, người làm nghề tự do, làm nông nghiệp..tham gia BHYT tự nguyện còn thấp do tâm lý chủ quan, khi chưa ốm đau thì chưa cần thẻ BHYT cùng với mức đóng BHYT hiện nay còn hơi cao so với nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thuộc diện nghèo để được cấp thẻ BHYT chiếm khoảng 14.2% số người trong diện tham gia.

Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển bảo hiểm y tế ở tỉnh Nghệ An

Để góp phần thực hiện công cuộc đổi mới từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đã chủ trương xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động mới được hình thành, trong đó vấn đề thực thi quyền và nghĩa vụ của người lao động được coi là một trong những chính sách vĩ mô quan trọng, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Bộ Luật Lao động, trong đó dành chương XII để xác định quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động. Hơn hai mươi năm qua kể từ khi thành lập cho đến nay, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của BHXH Việt Nam; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMT Tổ quốc) tỉnh Nghệ An, sự phối hợp có hiệu quả của các cấp, các ngành, BHXH Nghệ An đã nỗ lực vươn lên, vượt qua chặng đường không ít khó khăn, tự khẳng định mình và không ngừng lớn mạnh, đáp ứng niềm tin yêu của Cấp ủy, chính quyền địa phương và đông đảo đối tượng tham gia và thụ hưởng chế độ BHXH, BHYT trên địa bàn.

Tình hình phát triển bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2011 - 2015

- Đối tượng Người thuộc hộ gia đình cận nghèo; Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình: thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT tương ứng với thời hạn được hưởng chính sách theo Quyết định phê duyệt danh sách người thuộc hộ gia đình cận nghèo và người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT sau 30 ngày kể từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT. Thời gian qua, để bảo đảm quyền lợi cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHYT, thực hiện có hiệu quả công tác quản lý quỹ KCB BHYT, BHXH tỉnh đã tích cực phối hợp với ngành y tế, các cơ sở KCB trên địa bàn triển khai thực hiện chặt chẽ các quy trình về đón tiếp bệnh nhân, giám định, thẩm định, thanh toán chi phí KCB BHYT; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở KCB BHYT; nâng cao ý thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác giám định, yêu cầu bám sát các đơn vị được phân công, phối hợp với nhân viên y tế kiểm tra, hướng dẫn người bệnh thực hiện đúng, đủ các thủ tục KCB BHYT.

Bảng 2.1. Số người tham gia bảo hiểm y tế tại tỉnh Nghệ An thời kỳ 2011  -  2015
Bảng 2.1. Số người tham gia bảo hiểm y tế tại tỉnh Nghệ An thời kỳ 2011 - 2015

Đánh giá thực trạng phát triển bảo hiểm y tế ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015

Công tác KCB BHYT ở một số cơ sở KCB chưa làm hài lòng người tham gia BHYT, thủ tục hành chính trong thanh toán chi phí KCB chưa được cải cách tốt, có quá nhiều biểu mẫu buộc phải ghi đầy đủ chính xác tất cả các thông tin trên phiếu, vì vậy đòi hỏi người cán bộ y tế và cả bệnh nhân phải mất rất nhiều thời gian cho công tác thủ tục hành chính. Luận văn cũng đã đánh giá được thực trạng tình hình phát triển bảo biểu y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An thông qua các tiêu chí như: Tình hình mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế; công tác phát triển mạng lưới cung ứng và dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; vấn đề lập, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế; công tác tổ chức thẻ và khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT;.

Phương hướng phát triển bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Cần xây dựng và hoàn thiện chiến lược BHYT toàn dân nhằm đạt được - Tiếp tục duy trì và mở rộng tỷ lệ bao phủ BHYT: Tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt tỷ lệ trên 95% (bao gồm hộ nghèo, dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi) và các nhóm đối tượng có tỷ lệ đạt trên 70% dân số; Mở rộng các nhóm đối tượng nhằm mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh có trên 90% dân số tham gia BHYT. Tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt tỷ lệ 100%, phát triển BHYT theo các nhóm đối tượng chưa đạt 100% (người lao động và sử dụng lao động, hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện); Căn cứ các điều kiện liên quan của từng địa phương, từng ngành, hàng năm giao chỉ tiêu xây dụng cụ thể cho từng địa phương.

Một số giải pháp cơ bản để thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân 1. Nhóm giải pháp mở rộng tối đa đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Thực hiện tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú: tờ gấp, phương tiện thông tin đại chúng (Ti vi, đài, báo), trang web của cơ quan BHXH, pa nô áp phích tuyên truyền tại các cơ sở KCB, trung tâm hành chính của tỉnh, huyện, xã, phường thị trấn, đơn vị sử dụng lao động; mở các cuộc thi tìm hiểu về BHYT, kết hợp lồng ghép với các buổi sinh hoạt của phường, xã, các hội, đoàn thể, mở kênh cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc cho người tham gia BHYT trên đường điện thoại, đường dây nóng. “Thầy thuốc như mẹ hiền”; Thực hiện đúng quy chế chuyên môn, đặc biệt là thái độ trong giao tiếp với người bệnh và người nhà người bệnh; Thực hiện chỉ định xét nghiệm, cận lâm sàng, thuốc , dịch vụ kỹ thuật đúng quy định, chống lạm dụng, lợi dụng gây tốn kém không cần thiết cho người bệnh, lãng phí nguồn quỹ BHYT; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở khám chữa bệnh trong công tác quản lý và sử dụng nguồn quỹ BHYT.

Khuyến nghị

Chương trình BHYT bắt buộc nên mở rộng đối tượng hưởng lợi đến những người ăn theo là thân nhân, cần có các giải pháp bảo đảm sự tham gia của chủ sử dụng lao động đối với khu vực lao động chính quy ngoài nhà nước, cần có các quy định khống chế lựa chọn bất lợi trong các chương trình BHYT tự nguyện;. Cần cú quy định rừ ràng hơn về gúi quyền lợi BHYT trong văn bản luật hoặc dưới luật với tiêu chí gói quyền lợi BHYT bao trùm các nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong lĩnh vực phòng bệnh và chữa bệnh và phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của người tham gia BHYT;.