Quy hoạch vùng sản xuất kinh doanh gỗ lớn: một số giải pháp nâng cao hiệu quả

MỤC LỤC

Cơ sở pháp lý và khuôn khổ chính sách 1. Căn cứ pháp lý

Nội dung quy định về việc: quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, chuyển đổi, .;. Quyết định số 1757/QĐ-BNN-TCLN ngày 01/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Chương trình hành động thực hiện Quyết định số 1565/QĐ- BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT;.

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu cụ thể

Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 1. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

Quan sát và đánh giá tình hình rừng, tham khảo hồ sơ lưu trữ về rừng, kết hợp với quan sát thực địa để đánh giá về mật độ, đường kính, chiều cao bình quân của các loài trồng làm cơ sở cho việc quy hoạch và xác định các giải pháp kinh doanh rừng gỗ lớn. Xuất phát từ định hướng tái cơ cấu ngành lâm nghiệp của Bộ, của tỉnh; căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội và hiện trạng tài nguyên rừng của vùng quy hoạch xác định các mục tiêu cần đạt được về diện tích, hình thức thực hiện kinh doanh rừng gỗ lớn.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu 1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Bình Định

Bỡnh Định nằm trong vùng khớ hậu nhiệt đới giú mùa, cú 2 mùa rừ rệt, lợi thế lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp là có nền nhiệt độ cao, tổng tích ôn lớn, tạo điều kiện cho cây trồng quang hợp tốt, cho năng suất cao, với nền nhiệt độ như vậy thích hợp với trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ lớn. Nhìn chung, địa hình có độ cao tuyệt đối thấp, tiềm năng sản xuất của các loại đất khá; điều kiện khí hậu cơ bản là nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện cho cây trồng nói chung và cây lâm nghiệp nói riêng sinh trưởng khá nhanh, sinh khối lớn. Nằm sát với tuyến đường hàng hải quốc tế nên rất thuận tiện cho tàu biển nước ngoài ra vào, là vị trí trung tâm của các nước trong vùng Đông Nam Á và Đông Á, có trên 10 tuyến đường biển nối với các cảng quốc tế như: Manila, Singapore, Hong Kong, Cao Hùng (Đài Loan), Băng Cốc (Thái Lan), Tokyo (Nhật Bản), Vladivostok (Nga) v.v…Là lợi thế to lớn của tỉnh Bình Định nói riêng và khu vực miền trung Tây Nguyên nói riêng trong trao đổi sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là tiêu thụ lâm sản.

- Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các khe, suối, độ dốc lớn trong khi đó mưa tập trung từ tháng 9-11 hàng năm, chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm nên làm cho đất dễ bị xói mòn, rửa trôi và sạt lở đất; khó khăn trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng lâm sinh; trong canh tác nếu không có các biện pháp kỹ thuật thích hợp, sẽ làm cho đất bị thoái hóa.

Thực trạng sản xuất lâm nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2015

Nguyên nhân tăng, giảm: Tăng 13.914,5ha do chuyển 3.876,6ha rừng trồng phòng hộ và 10.037,9ha từ trồng rừng thông qua Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB3), Kfw6 và người dân tự đầu tư trồng rừng sản xuất để phát triển kinh tế; giảm 2.390,6ha do chuyển mục đích sử dụng đất có rừng tự nhiên sản xuất sang mục đích phi nông nghiệp và một phần do người dân phá rừng làm nương rẫy. 6 506.577 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của ngành lâm nghiệp tỉnh Bình Định) Có thể thấy, trong thời gian qua diện tích, năng suất, sản lượng gỗ trong khai thác rừng trồng không ngừng được nâng lên, điều này cho thấy công tác trồng rừng được các cấp, các ngành quan tâm; nhận thức của người dân trong công tác trồng và chăm sóc rừng được chú trọng. Việc đầu tư trồng rừng thâm canh vẫn ở mức độ thấp, việc đào hố đúng kích thước, bón lót và chăm sóc rừng theo quy trình kỹ thuật chủ yếu được thực hiện ở một số đơn vị trồng rừng lớn, tập trung, trồng rừng theo các Chương trình, Dự án; các đơn vị trồng rừng nhỏ lẻ và các hộ gia đình đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn trồng theo phương thức quảng canh nên năng suất, chất lượng rừng trồng thấp.

Như vậy, các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất lâm nghiệp (trồng rừng nguyên liệu giấy; trồng rừng các loài cây gỗ lớn, cây bản địa) đã có tác động tích cực nhất là đối với các công ty lâm nghiệp, còn đối với các hộ gia đình, cá nhân sản xuất lâm nghiệp thì chưa thực sự hấp dẫn, bởi mức hỗ trợ thấp và việc tiếp cận để được hưởng nguồn vốn gặp không ít khó khăn.

Bảng 3.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp qua các năm
Bảng 3.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp qua các năm

Vai trò của các bên liên quan trong hoạt động trồng rừng và vai trò của các tổ chức nhà nước trong phát triển rừng trồng gỗ lớn

- Việt Nam đang chuẩn bị thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác lớn như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 đối tác trong đó có Hoa Kỳ, FTA Việt Nam - EU, FTA Việt Nam - Liên minh hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan. Phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, các Trung tâm Khuyến nông ở các địa phương tổ chức xây dựng mô hình, tuyên truyền, tập huấn chuyển giao kỹ thuật chuyển hóa, gây trồng, chăm sóc rừng trồng kinh doanh gỗ lớn cho người dân thực hiện. - Trực tiếp chỉ đạo các cơ quan giúp việc: Chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến chính sách và tạo điều kiện cho các đơn vị cơ sở, doanh nghiệp và người dân thực hiện kế hoạch phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn trên địa bàn;.

- Thực hiện tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; phối hợp với các ngành chức năng liên quan, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ rừng trong vùng quy hoạch thực hiện sản xuất kinh doanh rừng trồng gỗ lớn có hiệu quả;.

Một số dự báo có liên quan và quan điểm mục tiêu quy hoạch 1. Dự báo về nhu cầu gỗ và sản phẩm chế biến gỗ trong nước

Những tiến bộ khoa học công nghệ lâm sinh phục vụ cho công tác trồng rừng và phát triển ngành Lâm nghiệp đã được các viện khoa học, các trường, trung tâm và các địa phương đã xây dựng và ban hành gần 100 tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh. Đáng chú ý nhất là quy phạm về giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất, quy phạm về thiết kế trồng rừng, xây dựng vườn giống, rừng giống và chuyển hoá rừng giống, ngoài ra còn có hơn 50 quy trình, quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật tạo cây con trồng rừng, tái sinh chồi cho 40 loài cây, quy trình tỉa thưa, phòng chống sâu bệnh hại cho một số loài cây và quy phạm phòng chống cháy rừng. - Hình thành vùng sản xuất kinh doanh gỗ lớn tập trung với quy mô lớn trên cơ sở thay đổi phương thức kinh doanh trồng rừng gỗ nhỏ chủ yếu cung cấp băm dăm, chuyển sang trồng rừng gỗ lớn đáp ứng nhu cầu chế biến của các nhà máy chế biến đồ gỗ tinh chế trên địa bàn tỉnh.

- Tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có trong trồng rừng gỗ nhỏ, đặc biệt là nguồn giống và công nghệ nhân giống để phục vụ cho quá trình chuyển đổi sang kinh doanh trồng rừng gỗ lớn; từng bước đầu tư công nghệ thích đáng cho chọn tạo các giống cây gỗ lớn có năng suất và chất lượng cao.

Đề xuất quy hoạch và một số giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình sản xuất kinh doanh gỗ lớn

Thực hiện mục tiêu xây dựng vùng sản xuất kinh doanh gỗ lớn nhằm ổn định, nâng cao giá trị sản xuất kinh doanh rừng trồng kinh tế và góp phần phát triển ngành lâm nghiệp bền vững; gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nâng cao giá trị lâm sản hàng hoá; hoàn thiện hơn kết cấu hạ tầng lâm sinh, giảm chi phí sản xuất. Tại xã Đắc Mang, huyện Hoài Ân, Công ty đang có rừng nguyên liệu trên 1.300ha và theo kế hoạch bước đầu tuyển chọn 100ha rừng cây nguyên liệu thành lập rừng cây gỗ lớn tại đây và từ 5 đến 10 năm tới, mỗi năm phát triển khoảng 150ha rừng gỗ lớn trên tổng diện tích rừng nguyên liệu hiện có của đơn vị trên địa bàn tỉnh. - Do kinh doanh gỗ lớn có chu kỳ dài hơn kinh doanh nguyên liệu gỗ nhỏ (bột giấy, băm dăm,..), chi phí đầu tư lớn hơn, trong khi việc vay vốn sản xuất của các Công ty lâm nghiệp, các tổ chức, hộ gia đình rất khó khăn; kinh phí nuôi dưỡng rừng chủ yếu do các chủ rừng tự huy động, do đó chưa có điều kiện phát triển kinh doanh gỗ lớn.

+ Đối với chủ rừng đã có rừng trồng, nếu cam kết kéo dài thời gian chăm sóc, bảo vệ để chuyển sang kinh doanh gỗ lớn (khai thác sau 10 năm) thì được vay tương ứng với 30% giá trị thực tế của diện tích rừng tại thời điểm vay (bình quân 15 triệu đồng/ha), tiền gốc và lãi trả một lần vào thời điểm khai thác (lãi suất vay thấp hơn lãi suất của Ngân hàng chính sách hoặc lãi suất bằng 0). + Đối với chủ rừng trồng lại rừng sau khai thác hoặc trồng mới có cam kết kinh doanh rừng gỗ lớn thì được vay tương ứng với 70% chi phí dự toán đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (bình quân 20 triệu đồng/ha), tiền gốc và lãi trả một lần vào thời điểm khai thác (lãi suất vay thấp hơn lãi suất của Ngân hàng chính sách hoặc lãi suất bằng 0). - Có cơ chế, chính sách khuyến khích liên kết giữa hộ trồng rừng gỗ lớn, công ty lâm nghiệp với các doanh nghiệp chế biến gỗ; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào vùng nguyên liệu theo mô hình khép kín từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ; người nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất với doanh nghiệp và họ như các cổ đông của doanh nghiệp, được chia sẻ lợi ích có như vậy mới tạo được vùng nguyên liệu ổn định bền vững.

Bảng 3.6. Quy hoạch diện tích chuyển hóa từ rừng trồng hiện có sang kinh doanh gỗ lớn đến năm 2025.
Bảng 3.6. Quy hoạch diện tích chuyển hóa từ rừng trồng hiện có sang kinh doanh gỗ lớn đến năm 2025.