Giải pháp đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng, chống HIVAIDS giai đoạn 2015-2020

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CHO PHềNG CHỐNG HIV/AIDS Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Dịch HIV/AIDS và công tác phòng chống của nước ta .1.Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam

Tuy nhiên, xu hướng do lây truyền qua đường tình dục có nguy cơ gia tăng trong những năm gần đây, tỷ lệ người nhiễm HIV trong tổng số người nhiễm HIV phát hiện hằng năm cho biết bị lây truyền qua đường tình dục tăng từ 12% năm 2004 lên 29% năm 2010. Nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ phụ nữ bán dâm nghiện chích ma túy và tỷ lệ nam quan hệ tình dục đồng giới nghiện chích ma túy gia tăng làm tăng nguy cơ lây truyền qua đường tình dục từ nhóm này sang các loại bạn tình của họ, do đó số người nhiễm HIV do lây truyền qua đường tình dục ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn so với các năm trước đây. Đánh giá chung về tình hình dịch HIV/AIDS cho thấy dịch không tăng nhanh như trước những năm 2005, về cơ bản đã khống chế tình hình dịch HIV/AIDS ở đa số địa phương và các nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS, số người nhiễm HIV/AIDS mới phát hiện đã giảm liên tục 3 năm gần đây, phần lớn người nhiễm HIV mới phát hiện chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao.

Tuy nhiên dịch HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV vẫn ở mức độ cho phép khả năng tạo ra mức độ lây nhiễm HIV cao, tuy số người nhiễm HIV phát hiện được giảm liên tiếp 3 năm gần đây, nhưng chưa đủ thời gian đảm bảo bền vững.

Tình hình huy động kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam

Nguồn song phương: Chính phủ một số nước tài trợ thông qua các tổ chức phát triển của mình hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam, như Chính phủ Hoa Kỳ (qua PEPFAR), Australia (qua AusAID), Chính phủ Anh, Chính phủ Na Uy (qua Bộ Phát triển quốc tế Anh phối hợp với Bộ Ngoại giao Na Uy), Chính phủ Hà Lan (đóng góp cùng AusAID);. Chính phủ Thụy Điển. Các tổ chức đa phương có tài trợ cho phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam, bao gồm:. 1) Các tổ chức phát triển của Liên hợp Quốc: UNDP, UNFPA, UNAIDS, WHO, UNICEF, UNODC;. 2) Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét;. 3) Các tổ chức tài chính Quốc tế: Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB). 4) Các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài: Tổ chức Sức khỏe gia đình quốc tế (FHI), Quỹ Bill Clinton, Tổ chức Dịch vụ dân số quốc tế (PSI), Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh quốc (SCUK), Pathfinder. Trong bối cảnh các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS chủ yếu vẫn được đảm bảo bằng NSNN (bao gồm cả viện trợ quốc tế) nên hiện nay chi phí điều trị liên quan đến HIV/AIDS do quỹ BHYT thanh toán vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Người nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT chỉ được thanh toán chi phí một số dịch vụ ĐT nội trú.

Việc tổ chức khám chữa bệnh để thanh toán các dịch vụ điều trị ngoại trú cho BN AIDS hầu như chưa được thực hiện. Nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ, người nhiễm HIV Nguồn kinh phí từ người bệnh chủ yếu là để chi trả cho việc đi lại để khám chữa bệnh; mua các loại thuốc bổ sung cần thiết trong quá trình điều trị hoặc chi xét nghiệm HIV, xét nghiệm CD4, đo tải lượng vi rút và xét nghiệm cơ bản cho điều trị ARV tại những cơ sở y tế không có các dự án viện trợ. Do đó, đã thành lập được Quỹ ở tuyến trung ương (do Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế trực tiếp quản lý) và tại 20 tỉnh/thành phố.

Kinh phí huy động được tại Quỹ Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS ở tuyến Trung ương mới đạt trung bình 1-1,5 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, kinh phí huy động và hoạt động của Quỹ tại tuyến địa phương hầu như chưa đáng kể.

Bảng 2.3: Tỷ lệ các nguồn kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS từ 2008 -2012 [25,3]
Bảng 2.3: Tỷ lệ các nguồn kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS từ 2008 -2012 [25,3]

Đánh giá thành công và hạn chế .1 Thành công

Việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống HIV/AIDS đồng thời với việc tăng dần mức đầu tư cho phũng, chống HIV/AIDS đó cú tỏc động rừ rệt đến tất cả các lĩnh vực của công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là đối với các chương trình can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; chương trình chăm sóc điều trị và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Việc mở rộng các hoạt động can thiệp giảm tác hại (CTGTH) đã làm cho tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma túy (NCMT) và nữ bỏn dõm (NBD) giảm rừ rệt qua cỏc nămTrước khi chương trình CTGTH được triển khai trên diện rộng, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT tăng nhanh từ 10,9% năm 1996 lên 29,3% vào năm 2002. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhõn điều trị Methadone được cải thiện rừ rệt, tỉ lệ cú cụng ăn việc làm cũng gia tăng từ 64% lên 76%; Tỷ lệ bệnh nhân có những hành vi vi phạm pháp luật giảm nhanh chóng từ 90,36% trước điều trị xuống còn 2,27% sau 24 tháng điều trị.

Bộ Y tế được giao là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS, bao gồm cả quản lý, điều phối các nguồn lực cho lĩnh vực này, nhưng trên thực tế (như đã đề cập ở trên) Bộ Y tế chỉ được quyết định 35% tổng số kinh phí. − Tính chủ động trong điều phối nguồn kinh phí, đặc biệt là kinh phí từ nguồn TTQT còn hạn chế: Bộ Y tế chỉ chủ động quản lý và điều phối được đối với nguồn kinh phí của các dự án viện trợ quốc tế do Bộ Y tế trực tiếp quản lý, không thể kiểm soát được về mặt tài chính đối với các dự án mà nhà tài trợ làm việc trực tiếp với các Bộ, ngành, các địa phương và các tổ chức xã hội khác. − Quá trình phân bổ kinh phí cho các lĩnh vực hoạt động cũng còn nhiều bất hợp lý và phụ thuộc vào chủ quan của các nhà tài trợ, trong khi trong vài năm trở lại đây các nhà tài trợ có xu hướng giảm dần sự hỗ trợ cho cung cấp các dịch vụ trực tiếp, thay vào đó là ưu tiên hơn cho các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật.

− Hệ thống thông tin, báo cáo và cơ sở dữ liệu về các nguồn kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam, đặc biệt đối với nguồn viện trợ nước ngoài còn chưa định hình và chưa thực sự phục vụ được cho công tác xây dựng kế hoạch, điều phối và nâng cao hiệu quả của các hoạt động. Thực hiện chủ trương của Đảng, chúng ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng chống HIV/AIDS và thành lập được bộ máy để điều hành công tác phòng chống dịch, cùng với đó là sự đầu tư tài chính và sử dụng có hiệu quả.

Kiến nghị

- Xây dựng các chính sách ưu tiên trong việc xem xét, phê duyệt các đề án, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS để đảm bảo việc thực hiện dự án được triển khai kịp thời gian và đúng tiến độ. - Phát huy tính chủ động quốc gia trong việc điều phối, quản lý, sử dụng các dự án viện trợ, đảm bảo các dự án phải theo đúng chương trình mục tiêu quốc gia, bám sát các chỉ tiêu và chương trình hành động quốc gia để hỗ trợ. Kế hoạch công tác phòng, chống HIV/AIDS hàng năm phải được xem xét, thông qua bởi Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp của địa phương để bảo đảm kế hoạch được thực hiện có hiệu quả.

Vận động, đề xuất các hình thức thích hợp về đóng góp các nguồn lực của tổ chức doanh nghiệp đồng thời nghiên cứu xây dựng, tiến tới luật hoá các chế tài về nghĩa vụ đóng góp kinh phí phòng chống HIV/AIDS để bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng. Dù đã đạt được những kết quả quan trọng trong phòng chống HIV/AIDS nhưng công tác phòng chống căn bệnh thế kỷ này tại Việt Nam đang phải đối mặt với sự thiếu hụt về tài chính. Nguyên nhân chính là do ngân sách của Nhà nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu, trong khi đó nguồn TTQT đang trong lộ trình cắt giảm và tiến tới năm 2017 sẽ kết thúc hoàn toàn.

Do vậy, khi nguồn viện trợ cắt giảm thì chắc chắn công cuộc phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam nói chung và đặc biệt là vấn đề ĐT cho người nhiễm HIV/AIDS sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đó là: Tăng cường sự đầu tư từ ngân sách, đẩy mạnh sự ủng hộ của các tổ chức của các doanh nghiệp; tăng chi trả từ BHYT và có sự giám sát sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho phòng chống HIV/AIDS.