MỤC LỤC
Các hoạt động khai thác khoáng sản thường sinh ra bụi, nước thải với khối lượng lớn, gây ô nhiễm không khí và nước.Tác động hóa học của hoạt động khai thác khoáng sản tới nguồn nước: Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các quá trìnhhòa tan, rửalọccác thành phần chứa trong quặng và đất đá, quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên,. Như vậy: Các hoạt động khai thác khoáng sản đã gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh, việc sử dụng chưa thực sự có hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải rắn; làm ảnh hưởng đến nguồn nước, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất; làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; gây tiếng ồn và chấn động; sự cố môi trường; tác động đến công nghiệp nói chung; tác động đến kinh tế - xã hội; gây ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người lao động .Để ngành công nghiệp khai khoáng này phát triển bền vững, cần quan tâm tới xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG VÀ ĐẤT SỎI ĐỎ
Do điều kiện địa hình dẫn đến trên địa bàn huyện được thiên nhiên ban tặng khá nhiều loại khoáng sản quý và có quy mô lớn như: Sắt Thạch Khê, Đá xây dựng ở Thạch Hải, Thạch Bàn, Thạch Đỉnh, Ilmenite Thạch Văn, Trị, Mangan ở Bắc Sơn, Thạch Xuân, Bắc Sơn, Sét gạch ngói ở Thạch Điền, Phù Việt, Đất sỏi ở Ngọc Sơn, Thạch Ngọc, Thạch Điền, Thạch Tiến, Nam Hương, Cát Thạch anh ở Thạch Hải, Thạch Khê, Thạch Văn… Hiện nay huyện Thạch Hà đang triển khai dự án Mỏ sắt sắt Thạch Khê với quy mô dự kiến 500.000 tấn/năm, dự án Khai thác đá ở Thạch Hải với quy mô 250.000 tấn/năm…. Trong đó tăng trưởng nhiều nhất là ngành công nghiệp – xây dựng, tiếp đến là dịch vụ, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng chậm, nguyên nhân chủ yếu là do diện tích đất nông nghiệp bị giảm, bên cạnh đó cũng có tác động do điều kiện tự nhiên không thuận lợi (hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi). Hệ thống sông Nghèn, sông Rào Cái, sông Cày đón nhận nguồn nước mưa của phần lớn các suối trên địa bàn huyện chảy theo hệ thống sông thoát ra Biển Đông là hệ thống quan trọng trong cấp nguồn và tạo nguồn nước cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt và hoạt động giao thông đường thủy trên địa bàn huyện.
Trên cơ sở ban hành các văn bản cấm khai thác, vận chuyển tài nguyên khoáng sản trái phép trên địa bàn, tuy nhiên tình trang khai thác đất biên hòa, cát vẫn xẩy ra ở một số địa phương như khai thác cát ở vũng bãi ngang, khai thác đất biên hòa ở xã Ngọc Sơn, Thạch Điền, Thạch Tiến, UBND huyện đã kịp thời tổ chức các đoàn kiểm tra và đình chỉ ngay các tổ chức, cá nhân khai thác trái phép, từ năm 2010 đến nay UBND huyện đã phối hợp với Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát Môi trường CA tỉnh, Công an huyện tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử phạt kịp thời các trường hợp khai thác, vận chuyển trái phép trên địa bàn. Tuy nhiên do lực lượng quản lý còn mỏng sự kết hợp giữa các tổ chức chưa chặt chẽ cũng như ý thức bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong nhân dân con thấp nên việc thất thoát tài nguyên khoáng sản không trách khỏi, đặc biệt là việc khai thác trộm, khai thác trái phép khoáng sản như đá, titan,cát xây dựng còn diễn biến phức tập trên địa bàn huyện.
Hoạt động khai thác khoáng sản nói chung cũng như khai thác đá và đất sỏi ở Thạch Hà nói riêng đã tác động một cách trực tiếp vào môi trường địa lý ảnh hưởng sâu sắc tới các hình thái tự nhiên, môi trường sinh thái, môi trường sống của người dân và môi trường kinh tế xã hội của khu vực. Những thay đổi về địa hình cảnh quan do khai thác đá ở khu vực này với sự biến mất dần của cỏc nỳi đỏ là rất rừ rệt mặc dự chưa cú những số liệu cụ thể và tất yếu ảnh hưởng tới điều kiện vi khí hậu của vùng và các khu vực lân cận, vì cùng với nó là sự thay đổi về hướng và tốc độ gió, cơ cấu dòng chảy, điều kiện tập trung nước, độ ẩm, nhiệt độ không khí, lượng bốc hơi, lớp phủ thực vật. - Thay đổi diện tích phân bố và dòng chảy của nước mặt, nước ngầm do khai thác đá làm thay đổi địa hình và mặt bằng công nghiệp: Khu vực này trước đây là núi đá với các dòng suối nhỏ đóng vai trò thoát nước mưa.Sau thời gian khai thác đá, một số khối núi bị san phẳng và đã tạo nên nhiều hố khai thác sâu, làm biến đổi địa hình, dẫn tới làm thay đổi diện tích tập trung nước, làm tăng nguồn nước mặt dự trữ, lượng bốc hơi, độ ẩm không khí và hướng dòng chảy của dòng mặt….
Để thu thập thông tin phục vụ cho mục tiêu phân tích ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá và đất sỏi đỏ đến môi trường tại Thạch Hà-Hà Tĩnh, tác giả đã tiến hành cuộc điều tra tại hai địa điểm là thôn Nam Hải xã Thạch Hải (gần mỏ đá Nam Giới-Thạch Hải) huyện Thạch Hà và thôn Vĩnh Tây xã Ngọc Sơn(gần mỏ đất sỏi Ngọc Sơn) huyện Thạch Hà. Tuy nhiên cũng cần có các giải pháp kịp thời vì người dân cho rằng môi trường sẽ có biến chuyển xấu trong tương lai từ hoạt động của các mỏ khai thác đất sỏi đá do khai thác sẽ đẩy nhanh tác động đến kết cấu địa chất, phá hủy cảnh quan sinh thái đặc biệt là cây xanh như đã đề cập ở trên. Qua việc hỏi khi được lựa chọn giữa môi trường và tài nguyên khoáng sản thì mức độ chon lựa là gần như nhau với 112 phiếu chiếm cho rằng nên lựa chọn việc khai thác tài nguyên vì nó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương nên cần ưu tiên hơn.
Việc ảnh hưởng khí thải và khói bụi từ các mỏ khai thác cũng được nhiều người đề cập tới nhưng chủ yếu họ đánh giá mạnh về mức ảnh hưởng của yếu tố này về tầm tháng 6-8 thời gian đỉnh điểm nắng nóng ở Hà Tĩnh, việc khói bụi và khí thải ảnh hưởng lớn về tầm thời gian này là do điều kiện thời tiết của khu vực trong giai đoạn này là rất khắc nghiệt, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp ít mưa, quá trình khai thác vận chuyển đất đá tạo ra nhiều bụi với độ ẩm thấp, cùng với ảnh hưởng của gió Lào nên mức độ phát tán và làm ảnh hưởng đến người dân và khu vực sống của họ.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
- Ưu tiên khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản phục vụ sản xuất trong nước; việc xuất, nhập khẩu khoáng sản theo nguyên tắc cân đối, đảm bảo nhu cầu sản xuất trong nước; chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị kinh tế cao đối. - Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho toàn thể cán bộ, công nhân để phân loại sức khoẻ và có hướng xử lý kịp thời đối với số cán bộ, công nhân bị bệnh nghề nghiệp hoặc có sức khoẻ yếu. - Ưu tiên thực hiện các Dự án khai thác khoáng sản có phương án tái tạo cảnh quan, phục hồi môi trường và sử dụng hiệu qủa diện tích được phép khai thác cho mục đích khác sau khi đóng cửa mỏ.
Môi trường sống là điều cần thiết cho chúng ta, nó cần được bảo vệ cần được đảm bảo để con người có một cuộc sống thật tươi đep nếu không có các biện pháp cụ thể làm cho môi trường suy thoái một cách nhanh chóng thì dẫn đến môi trường sống của con người cũng suy giảm và gây ra những hậu quả không lường trước được. Tuy nhiên nếu như việc khai thác chỉ tính theo lợi ích kinh tế mà không có các biện pháp nhằm đảm bảo và hạn chế các ảnh hưởng tới môi trường thì sẽ tạo ra các nguy cơ và hiểm họa trong tương lai.