Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh kim khí

MỤC LỤC

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể hiểu là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực (nhân tài, vật lực, nguồn vốn..) và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta hiện nay được đánh giá trên hai phương diện là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp phản ánh sự đóng góp của doanh nghiệp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân. Còn hiệu quả xã hội của doanh nghiệp được biểu hiện thông qua hoạt động góp phần nâng cao trình độ văn hoá xã hội và lĩnh vực thoả mãn nhu cầu hàng hoá - dịch vụ, góp phần nâng cao văn minh xã hội..Tiêu chuẩn của hiệu quả xã hội là sự. thoả mãn nhu cầu có tính chất xã hội trong sự tương ứng với các nguồn nhân tài, vật lực ảnh hưởng tới mục đích đó. Hiện nay hiệu quả xã hội của hoạt động kinh doanh được đánh giá thông qua các biện pháp xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có khi mâu thuẫn, có khi thống nhất với nhau. Nếu doanh nghiệp có lãi thì đời sống nhân viên được cải thiện, đồng thời doanh nghiệp sẽ nộp ngân sách để thực hiện các mục tiêu xã hội như: Xây dựng công trình công cộng, xoá đói giảm nghèo.. Như vậy, doanh nghiệp vừa đạt được hiệu quả kinh doanh vừa đạt hiệu quả xã hội. Nếu doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế kém thì cũng không đạt được hiệu quả xã hội. Đối với doanh nghiệp Nhà nước được giao nhiệm vụ kinh doanh nhằm mục đích phục vụ hải đảo, miềm núi thì chi phí rất cao làm cho giá thanh toán trở thành đặc biệt, cao hơn giá thị trường chấp nhận hoặc giá chỉ đạo của Nhà nước do đó doanh nghiệp sẽ thua lỗ. Vì vậy, doanh nghiệp không đạt được hiệu quả kinh tế, nhưng thực hiện được hiệu quả xã hội. Tuy nhiên việc xác định hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội chỉ là tương đối vì có thể chỉ tiêu phản ánh đồng thời hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả kinh doanh người ta không đánh giá hiệu quả kinh tế một cách độc lập mà còn xem xét cả hiệu quả xã hội. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì quá trình hoạt động kinh doanh phải đem lại hiệu quả.Và điều mà các doanh nghiệp quan tâm nhất là hiệu quả kinh tế bởi vì có hiệu quả kinh tế thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được. Khi nói đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ xét trên phương diện hiệu quả kinh tế. Ta có thể mô tả hiệu quả kinh tế bằng công thức sau:. -CP: Hao phí các nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đạt được. Để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh một cách chính xác và có cơ sở khoa học, người ta thường sử dụng hệ thống chỉ tiêu phù hợp gồm:. + Chỉ tiêu tổng hợp + Chỉ tiêu chi tiết. Từ đó vận dụng các phương pháp thích họp để đánh giá theo hệ thống 1.2.2.1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp. Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được dùng để phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau và so sánh trong doanh nghiệp qua các thời kỳ để xem xét các thời kỳ doanh nghiệp hoạt động có đạt hiệu quả cao hơn hay không. a) Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo dạng hiệu số. Thứ hai, không phản ánh được nguồn lực tiềm tàng của doanh nghiệp, cũng như không phản ánh được bản chất của các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (qui mô, cơ cấu, lợi thế kinh doanh..). Thật vậy, giả sử xem xét chỉ tiêu lợi nhuận với cách đánh giá ở dạng hiệu số có thể dẫn tới cách hiểu đơn giản và thông thường là cứ kinh doanh đảm bảo thu bù chi là có lãi, là có hiệu quả. dù lợi nhuận của kết quả kinh tế thu được sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí đã bỏ ra, nó cũng phản ánh ở mức độ nhất định kết quả kinh doanh. Nhưng sự đánh giá như vậy là không chính xác bởi lẽ tổng mức lợi nhuận thu được phụ thuộc vào cả sự phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, tức là bằng cả mở rộng quy mô doanh nghiệp, tăng lượng đầu tư vào và bằng cả tăng kết quả thu được trên một đơn vị chi phí đầu tư. Tổng kết kết quả năm nay thu được có thể lớn hơn năm trước nhờ tăng lượng đầu tư vào lớn hơn lượng tăng kết quả thu được. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo số tương đối. Hiện nay, chỉ tiêu này được hầu hết các nhà kinh tế công nhận và áp dụng rộng rãi trong thực tế. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được tính theo công thức:. -HQKD: Hiệu quả kinh doanh;. -CP: Hao phí các nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đạt được. Ưu điểm của cách này là ở chỗ, không những khắc phục được tất cả những nhược điểm ở trên mà còn cho phép phản ánh hiệu quả một cách toàn diện. Với cách phản ánh và cách đánh giá xác định hiệu quả ở dạng phân số hình thành nên một hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả từ mọi góc độ khác nhau từ tổng quát tới chi tiết. Tuy nhiên, sử dụng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ở dạng phân số có nhược điểm là phức tạp và đòi hỏi phải có một quan điểm hợp lý trong việc sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả trong quản lý kinh tế. Các chỉ tiêu chi tiết. Việc sử dụng các chi tiêu chi tiết sẽ khắc phục những nhược điểm của chi tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu này tạo điều kiện nghiên cứu toàn diện, phân tích sự ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ thống chỉ tiêu này được xét dưới các góc độ khác nhau dưới đây:. a) Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh:. -DVKD: Doanh lợi vốn kinh doanh;. -VBQ: Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Một đồng vốn kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh trình độ lợi dụng vào các yếu tố vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn của doanh nghiệp. b) Doanh lợi của vốn tự có:. -Với DVTC là doanh lợi vốn tự có của một thời kỳ nhất định;. -VTC là tổng vốn tự có. c) Doanh lợi của doanh thu bán hàng:. -DLBH: Doanh lợi của doanh thu bán hàng;. -MTK: Lợi nhuận trong kỳ;. -DTTK: Doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu giảm chi phí. Nhưng để có hiệu quả thì tốc độ tăng doanh thu phải nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận. d) Sức sản xuất của một đồng vốn kinh doanh:. BQTK SX TTSP. -DTSX: Doanh thu trên một đồng vốn sản xuất;. -DTTTSP: Doanh thu tiêu thụ SP trong kỳ;. -VBQTK: Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này cho ta thấy: Với một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. e) Sức sản xuất của một đồng chi phí kinh doanh:. SX CP TTSP. -HQKDCP: Hiệu quả kinh doanh theo chi phí;. -DTTTSP: Doanh thu tiêu thụ SP trong kỳ;. -VBQTK : Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. f) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) Tỷ suất lợi nhuận ròng.

Phương hướng chung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Đối với bất kì một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào (trừ các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích), khi tiến hành một quyết định sản xuất kinh doanh đều quan tâm đến lợi nhuận mà họ có thể đạt được từ hoạt động đó và đều quyết định tiến hành sản xuất theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Hệ thống thông tin bao gồm những yếu tố có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau trong việc thu nhập, xử lý, bảo quản và phân phối thông tin nhằm hỗ trợ cho các hoạt động phân tích và đánh giá kiểm tra thực trạng và ra quyết định về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của một tổ chức.

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH KIM KHÍ

Khái quát về Công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh Kim Khí 1.Giới thiệu chung

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH. Ngành nghề kinh doanh:. a) Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu, hàng hoá, thiết bị phụ tùng và các sản phẩm kim khí. b) Dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, cho thuê văn phòng, kho bãi, du lịch, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch khác. c) Kinh doanh vật liệu xây dựng, sắt thép phế liệu, thiết bị điện - điện tử, thiết bị bưu chính viễn thông. d) Vận tải và đại lý vận tải thuỷ bộ e) Sản xuất và kinh doanh thép các loại. f) Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá và phá dỡ tàu cũ. g) Sản xuất và kinh doanh kim khí công nghiệp và các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Ngoài việc xây dựng chính sách tiền lương phù hợp và đảm bảo đặt lợi ích của người lao động lên trước hết, Công ty còn có các chính sách khen thưởng, đãi ngộ đối với cán bộ công nhân viên, thể hiện sự quan tâm của Công ty như: Quà tặng sinh nhật, ma chay, hiếu hỉ, ngày lễ..Nhờ vậy mà suốt những năm qua, dù gặp phải bao thăng trầm khó khăn, nhất là giai đoạn mới chuyển sang Cổ phần hoá nhưng tinh thần đoàn kết, một lòng cống hiến của đội ngũ lao động trong Công ty đã giúp Công ty vượt qua tất cả.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Kim Khí năm 2010 - 2014

    Với sự tăng lên của cả hai chỉ tiêu sức sản xuất và sức sinh lời của lao động cho thấy tình hình tổ chức, quản lý lao động của doanh nghiệp là tốt; đồng thời chứng tỏ hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng tăng lên. Tóm lại, tài sản cố định mà Công ty hiện đang sử dụng tuy chỉ ở mức hiện đại trung bình khá, chưa hoàn toàn là hệ thống dây chuyền máy móc mà vẫn là bán thủ công nhưng đội ngũ công nhân viên vẫn hoạt động hết công suất và hiệu quả những thiết bị đó, kết hợp với những máy móc thiết bị mới được đầu tư thêm trong năm tạo ra hiệu quả sử dụng TSCĐ trong công ty.

    Bảng 2.4: Tình hình doanh thu của Công ty Cổ phần Kim Khí năm 2010 - 2014
    Bảng 2.4: Tình hình doanh thu của Công ty Cổ phần Kim Khí năm 2010 - 2014

    Đánh giá, nhận xét chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Kim khí

    Các doanh nghiệp nghành thép chỉ thuần túy kinh doanh thương mại thì năm 2014 hầu hết có kết quả thua lỗ, trong khi Công ty vẫn hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cho thấy tập thể lãnh đạo và CBCNV công ty đã hết sức nỗ lực công tác trong năm qua. Năm qua Công ty hạn chế bán trả chậm, những khoản nợ phát sinh quá thời hạn từ những năm trước Công ty đã trích dự phòng phải thu khó đòi đến cuối năm là: 2,4 tỷ tăng so với năm 2013 là 1 tỷ.

    MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

    Biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty .1 Các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty

    Tham khảo ý kiến của các cán bộ phòng Đầu tư thị trường của Công ty Cổ phần Kim Khí, nếu thực hiện tốt công tác điều tra thị trường, từ đó nắm bắt được nhu cầu thị trường và điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu của thị trường thì doanh thu có thể tăng thêm khoảng 4-5% so với năm trước sau đó sễ tăng dần qua các năm. Trong giai đoạn mới, giai đoạn hội nhập và phát triển bền vững, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, ngành thép nói chung hay Công ty Cổ phần Kim Khí nói riêng phải chuẩn bị cho mình những bước đi, những thay đổi về cơ chế quản lý để phù hợp với những yêu cầu của cơ chế thị trường thích ứng với môi trường kinh doanh.

    Bảng 3.1:  Chi phí nghiên cứu thị trường
    Bảng 3.1: Chi phí nghiên cứu thị trường