MỤC LỤC
Đối với các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phát triển nguồn nhân lực, khi đối thủ cạnh tranh tiến hành các hoạt động này doanh nghiệp sẽ phải xem xét lại chương trình đào tạo của mình, vì nếu không đối thủ sẽ có đội ngũ nhân sự tốt hơn và tăng cường tính cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ bị lạc hậu và bị bỏ xa. Không ai có thể phủ nhận những lợi ích mà công nghệ mang lại trong sản xuất kinh doanh, để có thể vận hành tốt và hiệu quả công nghệ đó cần có một đội ngũ công nhân, kĩ sư được đào tạo chuyên sâu, được cập nhật thông tin thường xuyên.
Do đó, các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới các yếu tố ảnh hưởng, tính toán sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất đồng thời phát huy được những lợi ích từ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đem lại. Kết quả của chương trình đào tạo được thể hiện trong việc trình độ, kĩ năng của người lao động có được tăng lên hay không, nhận thức của họ về chương trình đào tạo, khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng này vào thực tế công việc tại tổ chức.
Thanh tra chính phủ là cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng các quy định, quy chuẩn cho toàn ngành Thanh tra, tiến hành các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch công chức cho cán bộ của ngành, đồng thời chịu trách nhiệm xây dựng một số văn bản Luật cho Quốc hội. Từ vai trò quan trọng, cần thiết của đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức trong cơ quan Thanh tra chính phủ hoạt động đào tạo này cần được quan tâm đúng mức và thể hiện là một chương trình đào tạo chuyên nghiệp, hiệu quả.
Một khó khăn khác đối với lĩnh vực thanh tra là do có quá nhiều hoạt động của đời sống, xã hội cần phải xem xét, kiểm tra, bên cạnh đó tình trạng tranh chấp, khiếu kiện thường kéo dài, vượt cấp cho nên công tác giải quyết các vụ việc phát sinh cần rất nhiều thời. Ngoài những khó khăn điển hình trên ngành thanh tra nói chung và Thanh tra chính phủ nói riêng cũng gặp phải khó khăn do mức lương của cán bộ nhân viên được trả theo thang, bảng lương của nhà nước và còn thấp, do vậy dễ nảy sinh những tiêu cực, nhũng nhiễu.
Do đặc điểm là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Thanh tra chính phủ chịu trách nhiệm đào tạo cán bộ cho thanh tra các bộ, thanh tra tỉnh, huyện, mô hình đào tạo là nghiệp vụ thanh tra, quản lí nhà nước và đào tạo về lí luận chính trị cho những cán bộ, công chức của ngành đủ tiêu chuẩn lên ngạch thanh tra. Đó là do lực lượng cán bộ thanh tra còn thiếu so với nhu cầu nên cần phải đào tạo bổ sung thêm, trong đó ngoài yêu cầu về lí luận chính trị thì cán bộ thanh tra mới được tuyển còn cần phải được đào tạo về nghiệp vụ thanh tra, đây là yêu cầu bắt buộc vì hiện nay chưa có trường đào tạo về chuyên ngành thanh tra. Trong đó có nhiều lĩnh vực mà công tác đào tạo cán bộ của Thanh tra chính phủ chưa thể đảm nhận việc đào tạo, bồi dưỡng được như lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng…Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Vụ tổ chức cán bộ tập trung vào đào tạo các yêu cầu về trình độ cơ bản của mỗi cán bộ thanh tra ở ngạch công chức nhất định nên ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của số lượng cán bộ.
Bộ phận đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho toàn ngành thanh tra, với nhiệm vụ chủ yếu là tiến hành lập kế hoạch về đào tạo cho toàn ngành thanh tra tập trung vào đào tạo hoàn thiện tiêu chuẩn ngạch thanh tra đáp ứng yêu cầu của nhà nước, trong đó là bồi dưỡng về lí luận chính trị, đào tạo nghiệp vụ thanh tra và đào tạo bồi dưỡng về quản lí nhà nước…Công tác thi lên ngạch công chức cho toàn ngành thanh tra cũng do bộ phận này đảm nhận việc lập kế hoạch và thực hiện, chẳng hạn công tác tổ chức thi tuyển công chức năm 2007. Vì vậy, ngay từ đầu năm Vụ Tổ chức cán bộ đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra năm 2007, trong đó Vụ Tổ chức Cán bộ đã kịp thời đánh giá tình hình và đề xuất với Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ tổng hợp kịp thời số liệu của các Bộ, ngành, địa phương về nhu cầu mở lớp nghiệp vụ thanh tra cơ bản và nâng cao, qua đó phân bổ chỉ tiêu học bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cơ bản năm 2007 cho các Bộ, ngành, địa phương;. Công tác xác định mục tiêu và lựa chọn đối tượng nhìn chung là đã đáp ứng tốt được yêu cầu của việc đào tạo cán bộ, song trong công tác này mới chỉ chú trọng tới việc đào tạo nhằm bổ sung trình độ cán bộ công chức cần có, đào tạo lại chưa đi sâu vào việc kết hợp đào tạo với nhu cầu đào tạo của mỗi đơn vị Vụ, Cục nhằm phục vụ cho nhu cầu công việc, việc lựa chọn cán bộ đơn thuần là rà soát danh sách cán bộ còn thiếu chỉ tiêu yêu cầu về bằng cấp mà cử đi đào tạo.
Thực trạng của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của Thanh tra chính phủ và ngành thanh tra cho thấy trách nhiệm của Vụ tổ chức cán bộ, đặc biệt là bộ phận thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần có sự thay đổi, đổi mới phương pháp đào tạo cũng như đánh giá kết quả của chương trình đào tạo, sử dụng hợp lí các nguồn lực, làm tốt công tác lựa chọn cán bộ, cụ thể hóa mục tiêu của chương trình đào tạo. Kết quả của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài cũng chỉ dừng ở đánh giá về số lượng cán bộ, công chức được đào tạo chưa đánh giá được chất lượng của hoạt động, chưa đánh giá trình độ nhận thức của học viên nhận được sau đào tạo, đặc biệt là chưa có đánh giá, báo cáo so sánh về lợi ích và chi phí của hoạt động đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài.
Từ yêu cầu thực tiễn công việc, nhiệm vụ khó khăn phức tạp mà đội ngũ cán bộ cơ quan Thanh tra chính phủ vẫn chưa đáp ứng được, tình trạng làm trái chuyên môn được đào tạo còn khá nhiều do vậy đặt ra yêu cầu cấp thiết cho công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đáp ứng nhu cầu của thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch chung của cơ quan. Đào tạo về lí luận chính trị cử nhân, cao cấp lí luận chính trị cho đối tượng là phó trưởng phòng và tương đương, thanh tra viên chính…nhu cầu đào tạo là 15 người; đào tạo về quản lí hành chính nhà nước 50 người; đào tạo về tin học và ngoại ngữ tổng số khoảng 100 người; đào tạo trình độ chuyên môn đại học, cao học, nghiên cứu sinh từ 10 – 15 người; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra 70. Nhiệm vụ, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong năm 2008 của Thanh tra chính phủ là rất lớn, từ thực trạng của chương trình đào tạo, những thiếu sót và tồn tại của công tác đào tạo trong năm 2007 đặt ra yêu cầu cho Vụ tổ chức cán bộ những thách thức mới.
Mặc dù Thanh tra chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ phụ thuộc nhiều vào các quy định của nhà nước, tuy nhiên Thanh tra chính phủ cũng hoạt động vì mục tiêu hiệu quả, do vậy trong công tác đánh giá kết quả cần phải có những nội dung sau: Thứ nhất là đánh giá về mục tiêu của chương trình đạt hay chưa đạt từ so sánh với kế hoạch đào tạo đã được xây dựng (như trong giải pháp thứ tư), trong công tác đỏnh giỏ mục tiờu phải xỏc định rừ ràng cỏc mục tiờu nhỏ về số lượng người được đào tạo, nội dung chương trình đào tạo đã đạt hay chưa, số người đạt yêu cầu (trong đó có số người có kết quả tốt), khả năng nhận thức của học viên về chương trình đào tạo, khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn công tác (chẳng hạn khả năng vận dụng nghiệp vụ thanh tra, ngoại ngữ, tin học…), những thay đổi về hành vi và tác phong làm việc của cán bộ sau khi được đào tạo. Thứ hai là đánh giá về công tác thực hiện chương trình đào tạo bao gồm: việc tổ chức thực hiện; ưu điểm và nhược điểm của chương trình đào tạo từ đó đưa ra hướng khắc phục và phát huy, từ những ưu và nhược điểm có thể rút kinh nghiệm khi xây dựng các kế hoạch đào tạo cán bộ; đánh giá về hiệu quả sử dụng chi phí của chương trình đào tạo, đặc biệt nhấn mạnh hiệu quả của công tác đào tạo cán bộ ở nước ngoài, bước đánh giá này có so sánh với kế hoạch về chi phí đào tạo. Để thực hiện các biện pháp này cần sự phối hợp giữa Vụ tổ chức cán bộ với nhiều đơn vị khác trong Thanh tra chính phủ và ngành thanh tra, phải khắc phục nhược điểm của cơ chế “xin – cho” trong tuyển dụng ở các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay, như vậy thì công tác đào tạo cán bộ sẽ tránh được bị động, việc xây dựng và đào tạo cán bộ theo chương trình mục tiêu đã đề ra sẽ chính xác và có kết quả tốt.