Các biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học khối kinh tế thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

Lý luận chung về quản lý 1. Khái niệm về tổ chức quản lý

Đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành nước thứ 150 của WTO, thì Người lãnh đạo, Người quản lý giáo dục không chỉ có dựa vào tinh thần, ý chí, kinh nghiệm mà phải lãnh đạo bằng trí tuệ, khối óc, dựa trên những cơ sở khoa học năng động, sáng tạo, biết khơi dạy nguồn lực trong mỗi trập thể nhà trường, cơ sơr giáo dục, phát huy tài năng trong đội ngũ giáo viên mình quản lý, để thực hiện và làm tốt công tác quản lý của mình, phải linh hoạt, biết vận dụng khoa học công nghệ tiến tiến của nhân loại vào công việc quản lý giáo dục của mình. Người quản lý giáo dục trong công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm: Chúng ta cần khẳng định: “Muốn quản lý tốt công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho học viên (Trong các trường đại học) Người quản lý phải là người thầy giáo giỏi, có trình độ chuyên môn vững vàng, có kiến thức sâu rộng và phải nắm chắc các nội dung, yêu cầu và quy trình đào tạo của việc dạy nghề cho học viên (Sinh viên, giảng viên ).”.

Khái niệm nghiệp vụ sư phạm và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 1. Nghiệp vụ sư phạm

Kĩ năng nói: (Kĩ năng diễn đạt bằng lời) Khi lên lớp đứng trước bục giảng, đứng trước học sinh, sinh viên Người giáo viên nói chung và giảng viên các trường đại học nói riêng phải chững chạc, nói năng lưu loát, có sức thuyết phục, giọng nói truyền cảm, gần gũi, dễ nghe, thu hút được sự chú ý của mọi người, phỏt õm đỳng, rừ từ đầu đến cuối, õm thanh vừa phải để mọi người đều dễ nghe được (Kể cả những bàn ngồi cuối lớp) , giọng nói dứt khoát, tự tin có sức thuyết phục, hùng biện. Khi rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm: Người giáo viên phải chú ý rèn cho sinh viên từng bước từ kĩ năng định hướng, kĩ năng nhận biết những dấu hiệu bên ngoài, hoặc kĩ năng định vị, điều chỉnh, điều khiển bản thân, bằng cách qua việc tiếp xúc với các bài tập miêu tả chân dung học sinh, các bài tập nhận biết thông tin qua dấu hiệu bên ngoài, hoặc qua sự lựa chọn những yếu tố hợp thành các kĩ năng, những phương án tự điều chỉnh thích hợp với các bài tập tình huống.

Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học khối kinh tế

Đây cũng là một vấn đề bất cập của Ngành giáo dục khi nói đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục đại học nói riêng, bởi vì trong thực tế những giảng viên này lên lớp có thể nói kiến thức chuyên môn là thế mạnh, xong những kĩ năng truyền thụ, kĩ năng giao tiếp, phương pháp giảng dạy, lí luận dạy học, lí luận giáo dục …còn gặp không ít khó khăn và bất cập. Đứng trước thực trạng đó Bộ giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu trường Đại học sư phạm Hà Nội kết hợp với Viện Nghiên cứu Sư phạm xây dựng chương trình khung để bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên các trường đại trong cả nước theo quyết định số 7130 ngày 13/8/2006 mà chủ yếu là hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Làm nòng cốt), nhằm giúp cho đội ngũ giảng viên có trình độ, có kĩ năng, có phương pháp truyền thụ kiến thức một cách khoa học sáng tạo.

Yêu cầu tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Tổ chức hội thảo về tầm quan trọng của việc Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng trong cả nước Đặc biệt là các trường đại học khối kinh tế để giúp họ nắm vững phương pháp giảng dạy, có kĩ năng sư phạm khi lên lớp để truyền thụ tri thức, để hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường đại học và chất lượng giáo dục của toàn Ngành giáo dục Việt Nam trong thế kỉ XXI. Để bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ giáo viên nói chung và giảng viên các trường đại học nói riêng, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn từ nay đến 2010 mà Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục - Đào tạo đã đề ra và có căn cứ để xây dựng chiến lược cho việc đội ngũ giáo viên, giảng viên đạt trình độ chuẩn đến năm 2020.

Khái quát về các trường Đại học khối kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội

Năm 1984, Trường Đại học Ngoại thương chuyển từ Bộ Ngoại thương sang Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo). Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế đã được đẩy mạnh và phát triển thêm một bước. Về ngành, chuyên ngành đào tạo: Cho tới cuối năm 1998, Trường vẫn chỉ đào tạo một Ngành là Ngành Kinh tế với chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại. tiếng Anh Thương mại) và Ngành Quản trị Kinh doanh (chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế và Luật Kinh doanh Quốc tế). Học viện Ngân hàng có nhiệm vụ đào tạo cán bộ ở Bậc giáo dục chuyên nghiệp, Bậc đại học và trên đại học về lĩnh vực Tiền tệ - Tín dụng - Ngân hàng và một số Ngành, chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tổ chức các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng; Tổ chức NCKH và công nghệ về ngân hàng; Thực hiện hợp tác về đào tạo và NCKH ngân hàng với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định chung của Nhà nước.

Thực trạng hoạt động tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học khối kinh tế

Với những thành tích mà trường đã đạt được trong suốt 40 năm xây dựng và phát triển trường đã được Bộ Tài chính công nhận Trường tiên tiến xuất sắc năm học 2000-2001 được Nhà nước xét tặng Huân chương Lao động Hạng Ba cho 3 tập thể, 5 cá nhân, bảy bằng khen cho các đơn vị trong trường. Để điều tra về thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên và giảng viên các trường cao đẳng, đại học thuộc khối kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội chúng tôi đã sử dụng 200 phiếu điều tra dành cho Cán bộ quản lý, Giảng viên của các trường đó.

Bảng số 1: Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tổ chức bồi dưỡng  NVSP cho giảng viên và quản lý hoạt động RLNVSP
Bảng số 1: Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tổ chức bồi dưỡng NVSP cho giảng viên và quản lý hoạt động RLNVSP

Thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên các trường ĐH khối kinh tế

Kết hợp với các đơn vị có liên quan để xây dựng nội dung, chương trình đào tạo cho phù hợp với mục tiêu của nhà trường, sau đó tiến hành triển khai kế hoạch thực hiện những nội dung, chương trình bồi dưỡng NVSP trong quá trình thực hiện kết hợp chỉ đạo kiểm tra đánh giá, để kịp thời cùng khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy những thành tựu nổi bật qua công tác bồi dưỡng, có đánh giá quá trình tổ chức, có khen thưởng, động viên khuyến khích kịp thời đối với những học viên có những thành tích học tập xuất sắc, có sáng tạo, những học viên là giảng viên có ý thức nỗ lực tự học tập vươn lên, có trí tiến thủ. Muốn có những thành tích trên khuyến khích được người học (Giảng viên) biết khắc phục khó khăn, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm mà bắt buộc những giảng viên phải trang bị cho mình khi đứng trên bục giảng nhà trường phải phối, kết hợp với những đơn vị có liên quan (Trường Đại học sư phạm, Viện Nghiên cứu sư phạm, Khoa Tâm lí Giáo dục, Học viện Quản lí…) Để cung cấp đầu đủ tài liệu cho học viên giúp cho học viên ngoài các buổi lên lớp nghe giảng viên trình bày còn tham khảo thêm tài liệu nhằm trang bị vốn tri thức sâu, rộng, đa dạng, phong phú, linh hoạt cho mình áp dụng vào quá trình lên lớp giảng dạy sau này.

Bảng 2.3.2.  Đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên về hiệu quả và tác  dụng của hình thức tổ chức bồi dưỡng NVSP
Bảng 2.3.2. Đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên về hiệu quả và tác dụng của hình thức tổ chức bồi dưỡng NVSP

Đánh giá chung 1. Thuận lợi

Đội ngũ giảng viên của các trường đại học hiện nay đều có trình độ cao về chuyên môn (từ Thạc sĩ trở lên) có khả năng sử dụng máy vi tính thành thạo, biết từ 2 đến 3 ngoại ngữ, rất am hiểu về lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhận giảng dạy, có sự chuyên môn hóa cao, nhanh nhạy, năng động sáng tạo, có sự cầu tiến, ham học hỏi, biết tận dụng tối đa sự ủng hộ và giúp đỡ của các thầy cô (Những giáo sư tiến sĩ những nhà khoa học) trong hội đồng giáo dục nhà trường (những cây đa cây đề) là những người đi trước truyền đạt lại kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học, họ biết khai thác thông tin tri thức từ rất nhiều nguồn khác nhau từ kiến thức trong sách vở, baó trí, ti vi, Intenet… để phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của mình. ( Đặc biệt đội ngũ giảng viên trẻ) Chính vì thế các trường đại học nói chung và các trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã mạnh dạn, chủ động tự tìm ra con đường, biện pháp khắc phục để tự khẳng định vị thế, chất lượng và thương hiệu, uy tín của trường mình trong hệ thống các trường đại học nói riêng và toàn Ngành gíáo dục của đất nước nói chung.

Bảng 2.4.5: Một số ý kiến đánh giá về nguyên nhân khách quan làm  ảnh  hưởng đến hiệu quả của công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho
Bảng 2.4.5: Một số ý kiến đánh giá về nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho

Những nguyên tắc chọn lọc các biện pháp quản lí việc tổ chức hoạt động bồi dường nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên các trường đại học

Nhận thức đúng về vấn đề rèn luyện bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ sư phạm sẽ giúp cho người cán bộ quản lí sắp xếp công việc một cách khoa học, giành thời gian cho chỉ đạo hoạt động chuyên môn, quan tâm đầu tư hơn nữa cho phát triển cơ sở vật chất, cũng như lập kế hoạch giành kinh phí cho hoạt động tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm coi đó là nhiệm vụ không thể thiếu của mỗi nhà trường trong công tác phát triển nguồn nhân lực cũng như việc phát triển chuyên môn khẳng định vị thế chất lượng giáo dục của mỗi trường. Trong qua trình tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên nhà quản lí phải đảm bảo tính hiệu quả có nghĩa quản lí bằng hệ thống văn bản pháp quy cụ thể: Những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chuẩn hóa đội ngũ giảng viên các trường đại học từ nay đến 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, văn bản quy định về hướng dẫn rền luyện nghiệp vụ sư phạm, quy chế về thực hành, kiến tập, thực tập.

Các biện pháp đề xuất và mối quan hệ giữa các biện pháp

Như vậy: muốn thu hút đầu tư và đảm bảo được chất lượng dạy và học thì đòi hỏi mỗi trường đại học phải chú ý hơn nữa việc bổ xung trang thiết bị cần thiết phục vụ cho nhu cầu học tập nghiên cứu, thí nghiệm, thực hành, thực tập của thâỳ cô giáo và sinh viên (Kể cả tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên..) để đáp ứng được nhu cầu đào tạo của mỗi trường đại học nói riêng, hệ thống giáo dục toàn quốc nói chung trong thời kì công nghiệp hoá- Hiện đại hoá, Thời kì công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tạo cơ chế kích thích quá trình tự bồi dưỡng của các trường đại học Chúng ta biết rằng trong qúa trình hội nhập ngày nay các trường đại học nói chung và các trường đại học khối kinh tế noí riêng luôn luôn sáng tạo, chủ động từ việc tuyển chọn đội ngũ giảng viên ( ưu tiên đội ngũ giảng viên trẻ có trình độ, ham học hỏi, năng động, sáng tạo có trí tến thủ) đến việc chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện sao cho phù hợp với tình hình điều kiện thực tế của mỗi trường, tạo mọi điều kiện khuyến khích đội ngũ giảng viên tự.

Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Tăng cường sự phối kết hợp giữa các lực lượng để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng NVSP nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên các trường đại học, bồi dưỡng về thực tiễn giáo dục của Việt Nam, các biện pháp này là biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện để hoạt động tổ chức bồi dưỡng NVSP cho giảng viên đạt hiệu quả cao.Cũng có nghĩa là thúc đẩy hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo của các trường đại học. Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy 6 biện pháp quản lí tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên các trường đại học nói chung và các trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng được đánh giá là rất cần thiết và phù hợp với xu thế hiện nay, cũng như phù hợp với nhu cầu thực tiễn giáo dục Việt Nam trong giai đoạn đổi mới nói chung và giáo dục đại học nói riêng trong giai đoạn công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.