MỤC LỤC
Doanh thu ngành du lịch: là toàn bộ số tiền thu được từ việc bán các loại sản phẩm du lịch, hay là toàn bộ số tiền thu được từ khách du lịch trong kỳ do hoạt động kinh doanh du lịch mang lại. Doanh thu bao gồm các khoản khách chi trả trong toàn bộ chuyến du lịch bao gồm các khoản chi về vận chuyển, lưu trú, hướng dẫn viên du lịch, mua sắm, phòng ngủ, ăn…Doanh thu du lịch là chỉ tiêu tuyệt đối, thời kỳ, được thu thập và tính theo tháng, quý, năm. Số lượng khách du lịch bao gồm: số lượng khách du lịch trong nước, số lượng khách du lịch quốc tế, số lượng khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (TCDL) thì DL chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cho dù những kết quả hoạt động DL đã mang lại những bước tăng trưởng quan trọng đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thể hiện trong tỉ trọng GDP của ngành trong nền kinh tế, đem lại nguồn thu nhập lớn cho đất nước, tạo việc làm cho xã hội, góp phần đảm bảo an sinh, giữ vững an ninh quốc phòng. DL Việt Nam chưa thể trở thành một trung tâm DL có tầm cỡ và ở trong nhóm quốc gia có ngành DL phát triển trong khu vực vì số khách quốc tế đến Malaysia gấp 5 lần đến Việt Nam, Thái Lan gấp 4 lần. Tuy nhiên, với đà tăng trưởng mạnh mẽ như hiện nay của ngành du lịch, hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự phát triển vượt bậc của ngành trong những năm tới.
Năm 2009, lượng khách đạt mức cao nhất, tuy lượng khách quốc tế giảm nhưng lượng khách nội địa lại tăng đột biến cứu nguy cho ngành du lịch nước ta.
Các điều kiện về kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước, địa phương kinh doanh du lịch. Trình độ dân trí của chính địa phương đó cũng là nhân tố sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch. Ngoài ra, tài nguyên thiên nhiên vốn có của địa phương là yếu tố quan trọng quyết định sự hấp dẫn du lịch đối với du khách.
Hệ thống pháp luật, chủ trương đường lối, ưu đãi của nhà nước cũng góp phần thu hút vốn đầu tư trong và nhà nước trong việc nâng cấp, xây mới các cơ sở du lịch, hệ thống khách san, các khu giải trí….
Chương trình đã thu hút sự tham gia của 120 khách sạn từ 1-5 sao, 101 doanh nghiệp lữ hành, hơn 300 tour đã được khuyến mại từ 30-50%, hãng hàng không quốc gia Việt Nam cũng đã giảm giá vé cho một số đường bay nội địa…Nhờ đó đã thu hút đông đảo lượng khách nội địa. Các sự kiện du lịch nằm trong Chương trình hành động quốc gia về du lịch 2003 đã được tổ chức đều khắp trong năm như lễ hội Yên Tử, năm Du lịch Hạ Long, kỷ niệm 350 năm Khánh Hòa, lễ hội Quảng Nam - Hành trình di sản, kỷ niệm 100 năm Sapa, liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội, liên hoan du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, kỷ niệm 110 năm Đà Lạt, SEA Games 22… Đặc biệt việc Việt nam đã nhanh chóng đấy lùi được dịch bệnh SARS và sự thành công rực rỡ của Seagames 22 đã tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ cho khách quốc tế về một Việt Nam xinh đẹp - an toàn và thân thiện. Trong năm 2004, Việt Nam đã tổ chức nhiều sự kiện quốc tế quan trọng cũng như các chương trình lễ hội lớn quy mô quốc gia và địa phương nên đã thu hút một lượng khách lớn (như Năm du lịch Điện Biên, Festival Huế, Con đường di sản miền Trung…).
Trong đó phải kể đến việc miễn visa cho thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc nên tạo cơ hội mới thu hút khách du lịch ở hai quốc gia này đến Việt Nam (lượng khách Nhật tăng lên 30% so với năm 2003, lượng khách Hàn Quốc tăng cao hơn 40%). Với tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn, hệ thống sản phẩm dịch vụ đang ngày càng hoàn thiện, vị thế quốc tế của đất nước được nâng cao cùng sự ổn định về chính trị - xã hội, Việt Nam đang là điểm đến thu hút đông khách quốc tế. Bên cạnh đó, những biến động của tình hình kinh tế trong nước cùng hàng loạt những bất cập liên quan đến cơ sở hạ tầng, chất lượng phục vụ và nguồn nhân lực chưa được khắc phục đã làm giảm sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam đối với du khách quốc tế.
Điều này cho thấy, sự giảm sút số lượng khách nước ngoài còn nằm ở những khó khăn chủ quan như giao thông chưa thuận lợi, giá dịch vụ cao, ô nhiễm môi trường, thiên tai…Theo đánh giá thì hiện nay chất lượng du lịch dịch vụ ở nhiều nơi còn thấp, môi trường của các điểm đến nổi tiếng như Hạ Long, Sa Pa, Đà Lạt… đang bị xâm hại trầm trọng, không giữ được nét đẹp ban đầu. Việc quy hoạch là rất cần thiết đối với sự phát triển của các ngành nói chung và ngành du lịch nói riêng, nó giúp cho du lịch phát triển một cách bền vững, khai thác tốt các tiềm năng và giảm những tác động xấu do du lịch gây ra. Để có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001- 2010, cần kiện toàn bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý tương ứng chức năng, nhiệm vụ của một ngành kinh tế mũi nhọn và yêu cầu của sự phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế.
Đổi mới phương pháp quản lý, chú trọng hiệu quả nhiều mặt tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch và khách du lịch theo pháp luật, xây dựng và áp dụng một số chính sách nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là năng lực sáng tạo ra sản phẩm du lịch có chất lượng cao, khả năng cạnh tranh cao nhất là khi nước ta đã ra nhập WTO, ban hành các quy định để điều chỉnh hoạt động của các loại hình du lịch mới, các quan hệ phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện các cam kết quốc tế trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần trên thị trường truyền thống, nâng dần vị thế trên thị trường mới. Công tác quảng bá, tiếp thị còn bộc lộ nhiều hạn chế, Nhà nước cần đầu tư thêm vốn, tổ chức quảng bá du lịch tầm cỡ quốc gia ra nước ngoài, mở các văn phòng đại diện ở các nước để thuận tiện cho du khách quốc tế tìm hiểu về du lịch Việt Nam.
Để phát triển du lịch ta cần xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch có kỹ thuật nghiệp vụ và trình độ, phẩm chất vững vàng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập du lịch quốc tế và khu vực. Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ là giải pháp quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với du lịch, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi hàm lượng khoa học công nghệ trong mỗi sản phẩm xã hội ngày càng cao, nước ta đang từng bước phát triển nền kinh tế trí thức. Đầu tư du lịch là đầu tư phát triển, nhằm tăng cơ sở vật chất kỹ thuật cho một ngành kinh tế mũi nhọn, vì vậy cần tạo ra chuyển biến tích cực rong công tác đầu tư và phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hướng đầu tư vào những điểm còn hạn chế của du lịch Việt Nam và hỗ trợ các hướng phát triển ưu tiên trong việc xây dựng các khu, tuyến điểm du lịch trong việc tôn tạo cảnh quan môi trường, di tích lịch sử, văn hóa…Đồng thời đầu tư để nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất tạo sự thuận lợi trong đi lại và nghỉ ngơi cho du khách nhằm hạn chế tình trạng thiếu xe, thiếu khách sạn vào mùa cao điểm.
Đầu tư hợp lý, nâng cấp và phát triển các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, nâng cao chất lượng và tạo các sản phẩm du lịch mới, đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng hệ thống các trường đào tạo nghề du lịch.