Một số vấn đề pháp lý về hòa giải tranh chấp đất đai

MỤC LỤC

Một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật hòa giải tranh chấp đất đai

Nội dung pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai

Ở đây, một mặt chúng thể hiện là nguyện vọng, là mong muốn và thể hiện ý chí của các bên cần chính quyền nơi có tranh chấp can thiệp để định hướng đối với tranh chấp của mình; mặt khác, chúng cũng thể hiện vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương và của các tổ chức thành viên nơi xảy ra tranh chấp phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của dân, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nội bộ quần chúng nhân dân. Sự tăng thêm này tôi cho là cần thiết và hợp lý bởi trên thực tế thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn phường 9 quận 10 thành phố Hồ Chí Minh cũng như các phường khác trong thành phố mà tôi được biết qua các báo cáo tổng kết hàng năm thì thường là với thời hạn 30 ngày, chính quyền xã, phường, thị trấn không thể thực hiện việc hòa giải đúng thời hạn mà thường xuyên kéo dài, hoặc việc tổ chức hòa giải chưa được thấu đáo, quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ chưa được đầy đủ, việc tổ chức hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến của phiên hòa giải trên cơ sở các ý kiến chia sẻ, đóng góp từ phiên hòa giải đó. Để góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động hòa giải và tránh việc tổ chức hòa giải chỉ là hình thức, Luật Đất đai 2013 nâng thời hạn hòa giải lên 45 ngày để tạo điều kiện cho chính quyền địa phương, các thành viên hội đồng hòa giải có thời gian tìm hiểu, kiểm tra, xác minh và nhận định, đánh giá tính chất, đặc điểm, nguyên nhân của tranh chấp; kiểm tra hồ sơ, giấy tờ và các tài liệu có liên quan đến vụ việc; đồng thời tìm hiểu nguồn gốc, diễn biến, hiện trạng của quá trình sử dụng đất; trao đổi và lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của các bên tranh chấp, của các thành viên trong hội đồng và các đối tượng khác có liên quan.

- Thứ tư, hội đồng hòa giải có trách nhiệm thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất, thu thập các thông tin của người dân nơi cư trú của đương sự, của những người cao tuổi, những người sinh sống lâu năm tại địa phương và gần nơi có đất tranh chấp, ý kiến và quan điểm của các thành viên hội đồng hòa giải và của các bên tranh chấp.

Thực tiễn thi hành các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai tại Phường 9, Quận 10, Thành phố Hồ Chính Minh

Là người trực tiếp công tác tại Phường, dù không trực tiếp thực hiện công tỏc hũa giải, song theo dừi cỏc bỏo cỏo hàng thỏng, hàng quý, 06 thỏng đầu năm, 06 tháng cuối năm và tổng kết năm, cũng như các báo cáo từ các cuộc giao ban hàng tuần tôi nhận thấy; vấn đề tranh chấp đất đai và việc thực hiện hòa giải tranh chấp đất đất đai luôn luôn được báo cáo, phản ánh là vấn đề thường xuyên xảy ra và tốn nhiều thời gian, công sức và gây phức tạp nhiều nhất cho cán bộ. Cùng với đó, quan sát từ thực tế trong những năm qua còn cho thấy, một trong những lý do các phần lớn kết quả hòa giải thành trên địa bàn Phường 9 Quận 10 được các bên tự nguyện thực hiện mà không có sự thay đổi hay làm khác đi với những thỏa thuận, cam kết trong biên bản hòa giải là do công tác chỉ đạo sát sao, liên tục của lãnh đạo Phường, theo đó, dù không trực tiếp theo dừi và kiểm tra việc thực hiện song lónh đạo phụ trỏch cụng tỏc quản lý đất đai, cũng thường đóng vai trò là chủ tịch hội đồng hòa giải chỉ đạo, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong hội đồng hòa giải sau phiên hòa giải khụng phải đó là xong nhiệm vụ mà cần phải tiếp tục theo dừi, động viờn, khớch lệ các đương sự thực hiện những thỏa thuận, cam kết của mình. 2013 (Điều 202) thì mọi tranh chấp đất đai xảy ra nếu các bên không tự hòa giải hoặc hòa giải cơ sở không thành thì nhất thiết bắt buộc phải làm đơn yêu cầu UBND xã, phường, thị trấn tổ chức hòa giải. Trong khi đó, tại Khoản 3 Điều 8 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012) lại quy định: đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì không phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục hoà giải theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự trừ các trường hợp tranh chấp ai có quyền sử dụng đất mới phải bắt buộc hòa giải tại cơ sở.

Như vậy, vấn đề đặt ra là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của các bên đương sự trong biên bản hòa giải thành ở UBND Phường liệu có còn ý nghĩa gì trong trường hợp nêu trên khi mà toàn bộ sự tự nguyện, tự thỏa thuận và thống nhất ý chí được thể hiện tại phiên hòa giải một cách minh bạch, công khai, được thể hiện trong biên bản, khi mà tất cả các thành viên trong hội đồng hòa giải đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và công sức trong phiên hòa giải để giúp các bên hóa giải được mối bất hòa, mâu thuẫn thì chúng lại hoàn toàn không có hiệu lực buộc đương sự phải thực hiện.

Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai

Như vậy, theo tinh thần điều luật thì khi có tranh chấp xảy ra các bên phải hòa giải ở cơ sở thôn, xóm, bản ấp, cấp xã…nhưng Luật Hòa giải cơ sở lại quy định: “ Hoạt đồng hòa giải của tòa án, trọng tài, hòa giải thương mại, hòa giải lao động và hòa giải tại Ủy bản nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này”[3]. Do vậy, khi giải quyết tranh chấp đất đia tại cấp xã, phường, thị trấn thì thủ tục, trình tự giải quyết như thế nào chưa được pháp luật quy định cụ thể dẫn tới áp dụng pháp luật không thống nhất. Luật Đất đai 2013 quy định rừ ràng hơn theo hướng ngày càng mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho cơ quan tòa án. Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định của luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết; Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:. a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền để giải quyết. b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;[2]. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sơ Tư pháp, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương đường lối chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác hòa giải nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là người dân về vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác hòa giải. Do đó, những trường hợp sau thì mới phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân các cấp: tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và khoản 5 Điều 100 của Luật Đất đai 2013; tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, bao gồm: Tranh chấp tài sản về nhà ở, vật kiến trúc khác như nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở; các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tang, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác…gắn liền với quyền sử dụng đất đó; các tranh chấp về hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất….

Trong Luật đất đai năm 2013 về hòa giải tranh chất đất đai tại Ủy ban nhân dân xó, phường, thị trấn tuy đó quy định cụ thể và rừ ràng việc sử dụng kết quả hũa giải thành tại Ủy ban nhân dân xã trong việc đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng các quy định trong pháp luật đất đai mới chỉ dừng lại tại các cơ quan quản lý hành chính như Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường mà chưa có những quy định liên quan tới các chủ thể có thẩm quyền thi hành như cơ quan thi hành án dân sự.