Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ qua địa phận tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2012

MỤC LỤC

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng

Lấy mẫu tại 04 địa điểm thuộc sông Nhuệ đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Hà Nam đầu năm 2013, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường nước. Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực môi trường như các nhà khoa học, các cán bộ phụ trách môi trường tại khu vực nghiên cứu. 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (áp dụng cột A2 – dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp, bảo tồn động thực vật thủy sinh hoặc các mục đích sử dụng ngư loại B1 và B2).

Sử dụng chỉ số WQI phân vùng chất lượng nước theo QĐ 879/QĐ – TCMT ngày 1 tháng 7 năm 2011 về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước.

Bảng 2.1. Thông tin về các vị trí quan trắc
Bảng 2.1. Thông tin về các vị trí quan trắc

QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Dân số trung bình tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2012

  • Áp lực tác động lên chất lượng môi trường nước mặt của sông Nhuệ trên địa bàn tỉnh Hà Nam

    Các lĩnh vực sản xuất bao gồm: Làng nghề thủ công (Sản xuất các mặt hàng sử dụng mây tre đan gia dụng, đan nón, đan cót, làm trống, đan song mây..); Làng nghề thủ công mỹ nghệ (Làm ra các mặt hàng trang trí như đồ mỹ nghệ chạm khảm, đồ sừng, đồ thêu ren…); Làng nghề công nghiệp (Sản xuất các hàng hóa như dệt, may mặc, ươm tơ, gốm, làm dũa..); Làng nghề chế nông sản, thực phẩm (Chế biến các loại nông sản như sản xuất miến, bún, đậu, bánh đa, bánh đa nem, nấu rượu..); Làng nghề sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu (khai thác đá, gạch, vôi,..). Nguyên nhân nội vùng gây ảnh hưởng tới môi trường nước trong nội vùng nghiên cứu bao gồm nguồn chất thải sinh hoạt (đô thị và nông thôn Hà Nam), dư lượng thuốc và phân hoá học trong nông nghiệp, chất thải khu công nghiệp và do nhận thức môi trường trong cộng đồng chưa đầy đủ. Sự ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực xuất phát từ nguyên nhân chính do lượng nước thải hầu như được xả trực tiếp ra sông mà không hề được qua xử lý hoặc xử lý nhưng chưa triệt để nên khả năng tự làm sạch của dòng chảy không đáp ứng được hiện trạng môi trường nước.

    Thêm vào đó, hiện nay sông Nhuệ gần như bị cô lập với các con sông lớn khác bởi hệ thống cống cộng với hiện trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay, sông Nhuệ đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nước cao. Để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt trước khi thải vào sông Nhuệ, chúng tôi tiến hành lấy 02 mẫu nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư trong khu vực nghiên cứu. Nguyên nhân do các khu dân cư chưa có hẹ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt lẫn với nước mưa chảy tràn và nước thải nông nghiệp (nước thải chăn nuôi, trồng trọt).

    Các cơ sở công nghiệp của lưu vực sông nhuệ có quy mô và loại hình sản xuất khác nhau, tổng lượng nước thải công nghiệp của các cơ sở này vào khoảng 8.000 - 10.000m3/ngày đêm (Trung Tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường (CATNRE), 2007). Hoạt động sản xuất nông nghiệp trong phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung ở huyện kim Bảng, một phần huyện Duy Tiên, thành phố Phủ Lý với các loại cây trồng chủ yếu là hoa, cây màu và lúa. Trong canh tác, cùng với việc đầu tư phân bón và sử dụng thuốc BVTV nhằm tăng năng suất đã tạo ra một lượng lớn tồn dư hóa chất trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, theo thời gian làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và đời sống thủy sinh.

    Trên thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, tuy diện tích nông nghiệp của lưu vực sông Nhuệ đã giảm đi khá nhiều, chủ yếu chuyển sang đất phục vụ thương mại, dịch vụ và công nghiệp, nhưng năng suất cây trồng và sản lượng thu hoạch vẫn tăng đáng kể. Trên lưu vực sông Nhuệ còn diễn ra hoạt động chăn nuôi và đặc trưng chăn nuôi ở đây chủ yếu là tự cung tự cấp với qui mô nhỏ, hình thức chăn thả không có thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi như: ủ phân bón hoặc biogas. Cho tới nay, hầu hết nước thải của thành phố Hà Nội chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để nên đã gây nên những hậu quả tác động bất lợi đến môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng.

    Để đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các nhóm thông số cơ bản đánh giá chất lượng môi trường nước mặt là: nhóm thông số hữu cơ (BOD5, COD), nhóm thông số các chất dinh dưỡng (NH4+, PO43-).

    Bảng 3.6. Quy mô dân số trong khu vực nghiên cứu Huyện Kim
    Bảng 3.6. Quy mô dân số trong khu vực nghiên cứu Huyện Kim

    Diễn biến nồng độ trung bình DO hòa tan qua các năm

    Diễn biến nồng độ trung bình BOD 5 qua các năm

    Diễn biến nồng độ trung bình COD qua các năm

    Diễn biến nồng độ trung bình NH 4 + qua các năm

    Diễn biến nồng độ trung bình SS qua các năm

    Nồng độ NO2- cao nhất tại 2 vị trí Nhật Tựu và Ba Đa, vượt từ 1,8 đến 19 lần so với quy chuẩn cho phép đối với nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

    Diễn biến nồng độ trung bình PO 4 3- qua các năm

    Diễn biến nồng độ trung bình Coliform qua các năm

      Sông Nhuệ có vai trò rất quan trọng trong việc cấp nước sinh hoạt, thủy lợi, thủy sản, điều tiết khí hậu, tiếp nhận và đồng hóa chất thải, giao thông và tạo cảnh quan đối với tỉnh Hà Nam. Do vậy việc tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ nguồn nước sông Nhuệ là một nhiệm vụ quan trọng, là một yêu cầu cấp thiết, để đảm bảo các mục tiêu phát triển hiện tại và phát triển bền vững trong tương lai. Phân vùng chất lượng nước là nội dung đặc biệt quan trọng không chỉ trong quản lý môi trường mà còn có tầm quan trọng trong quy hoạch sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý và an toàn.

      Chỉ số chất lượng nước và phân vùng chất lượng nước là công cụ giúp đánh giá mức độ ô nhiễm từng đoạn sông phục vụ mục đích quy hoạch sử dụng hợp lý nguồn nước mặt và xây dựng định hướng kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường nước, từ đó, xây dựng các biện pháp để kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tốt hơn, đây là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Theo kết quả tính chỉ số chất lượng nước WQI có thể kết luận nước sông Nhuệ có thể sử dụng cấp nước cho sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp tại khu vực Hoành Uyển vào mùa mưa. Trên cơ sở phương hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp và danh mục các dự án đầu tư cho công nghiệp tỉnh Hà Nam, dự kiến nhu cầu đất để phát triển công nghiệp đến năm 2020 trên lưu vực sông Nhuệ khoảng 770ha (bao gồm diện tích các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp).

      - Quản lý tổng hợp nhiều thành phần nguồn nước (nước mặt, nước ngầm, nước thải..) và nhiều mục đích sử dụng nước (tưới, sinh hoạt, phòng lũ, phát điện, vận tải thuỷ, thuỷ sản, giải trí, cải tạo môi trường). Hoạt động nhằm mục đích góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ tổng hợp nguồn nước theo định hướng quản lý tổng hợp tài nguyên nước, trong đó có sự phối hợp tham gia của các địa phương có sông chảy qua. Quan trắc chất lượng nước Sông Nhuệ thường xuyên, liên tục trên toàn hệ thống sông, đặc biệt là những nguồn thải lớn, những vị trí giáp ranh giữa các địa phương nhằm phát hiên, ngăn chặn kịp thời những sự cố có thể xảy ra.

      Việc giảm thiểu ô nhiễm Sông Nhuệ, trên cơ sở có một phương án quản lý môi trường hiệu quả là một việc đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều ngành mà đặc biệt là các địa phương có liên quan như Hà Nội và Hà Nam. Từ các kết quả phân tích trên cho thấy: Hiện nay lưu vực sông Nhuệ đang phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải thải sinh hoạt, công nghiệp từ các đô thị và các địa phương trong lưu vực. Sự ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ đã gây nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ và đời sống của người dân trong lưu vực cũng như gây bất lợi cho quá trình phát triển KT - XH trong lưu vực.

      Trung tâm Địa lý môi trường ứng dụng, Viện Địa lý (2003), Khảo sát bổ sung tài liệu phục vụ nhiệm vụ đánh giá hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Nhuệ, hạ lưu sông Đáy tỉnh Hà Nam làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng đề án tổng hợp môi trường lưu vực sông.

      Bảng 3.19: Bảng quy định các giá trị của qi, BPi
      Bảng 3.19: Bảng quy định các giá trị của qi, BPi