MỤC LỤC
Ở Việt Nam cũng như các nước trong khu vực, tình trạng công trình xuống cấp và hoạt động đạt hiệu quả thấp là nguyên nhân làm cho sử dụng nước lãng phí và cũng là nguyên nhân trực tiếp làm cho nhiều công trình gặp khó khăn về vấn đề tài chính, không đáp ứng được nhu cầu duy tu bảo dưỡng để nâng cao hiệu quả hoạt động của công trình. Ngoài ra, việc tiếp tục đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống là cần thiết, để chỉ rừ những tồn tại, từ đú sẽ cú cơ sở để giỳp hệ thống khắc phục tỡnh trạng lãng phí nước và dần tiến đến diện tích tưới thực tế sẽ bằng diện tích tưới thiết kế, điều đó có nghĩa hệ thống sử dụng nước ngày càng hiệu quả.
Các số liệu được thu thập từ các phòng ban chức năng, các đơn vị cụm thông qua phỏng vấn trực tiếp và điều tra quan sát hệ thống. * Phương pháp so sánh: Các chỉ tiêu số liệu cần thiết sau khi được chọn lọc và mô tả thống kê sẽ được tiến hành so sánh trong quá trình phân tích.
Dựa vào đặc điểm địa hình huyện Ninh Giang có sông Cửu An chia đôi huyện thành hai khu vực: Phía Bắc và phía Nam sông Cửu An, hai khu vực này còn được gọi là tiểu khu Bình Giang Bắc Thanh Miện và tiểu khu Đông Nam sông Cửu An. Vào mùa mưa khi cường độ mưa lớn và tập trung, nước trong đồng và ngoài đê dâng cao, thời gian duy trì mực nước cao kéo dài, sự tăng mực nước ở các trục cửa tiêu Cầu Xe, An Thổ, khả năng tiêu úng chậm, đã gây ra ngập úng cục bộ cho các vùng thấp trũng, gây ảnh hưởng đến kết quả sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân.
Cây lâu năm phát triển tương đối mạnh với các loại cây ăn quả, cây cảnh, kết hợp trồng cây hàng hoá: Diện tích trồng cây ăn quả là 887 ha gồm nhãn, vải, chuối..; Các mô hình trồng hoa, cây cảnh đang phát triển mạnh ở các xã: Hiệp Lực, Hồng Dụ, Đồng Tâm, Văn Giang. Hiện nay việc quy hoạch một số cụm công nghiệp tập trung đã được UBND tỉnh phê duyệt như cụm công nghiệp Đồng Tâm - Vĩnh Hoà với 42,6 ha, cụm công nghiệp Nghĩa An đang lập quy hoạch với quy mô 44,2 ha. Nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm phần lớn, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động rất chậm, do công nghiệp và dịch vụ chậm phát triển trong thời gian qua, hơn nữa trình độ của người lao động nhìn chung là thấp, chưa qua đào tạo.
Năng suất, sản lượng lúa tăng nhanh, bình quân lương thực trên đầu người đạt 588 kg/năm năm 2006, cao hơn nhiều địa phương khác trong tỉnh về sản xuất lương thực. Ninh Giang là vùng chuyên canh lúa của Hải Dương, năng suất lúa cả năm bình quân đạt 11,9 tấn/ha; Sản lượng lúa bình quân đầu người đạt 588 kg, cao hơn mức bình quân của tỉnh là 25%. Diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm chủ yếu là đất lúa 2 vụ, trong những năm qua cây trồng vụ đông được nhiều xã chú trọng mở rộng diện tích, nâng hệ số quay vòng lên 3 vụ trong năm, tạo điều kiện tăng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.
Căn cứ vào địa hình huyện Ninh Giang, hệ thống cấp nguồn nước theo quy hoạch công trình đầu mối, mô hình phân cấp quản lý khai thác của Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi Ninh Giang, hệ thống tưới được phân thành 2 tiểu khu và 7 cụm thuỷ nông, cụ thể như sau (Bảng 4.12). Hệ thống công trình trong lưu vực như đã trình bày ở phần trên, tổng diện tích tiêu trong các lưu vực là 12.365 ha, đây là căn cứ hàng năm Nhà nước thanh toán tiền điện tiêu úng sau khi trừ đi phần diện tích đất Thanh Giang của Thanh Miện và diện tích canh tác ngoài đê. Nhưng hệ thống kênh tưới, tiêu không được thiết kế đồng bộ cùng công trình mà chỉ cải tạo sửa chữa hệ thống cũ, do được xây dựng từ lâu nên hệ thống này đã xuống cấp, mặc dù được sửa chữa cải tạo hàng năm nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, nhất là các trạm bơm tưới.
Trạm bơm Nhà nước thực tế chỉ đảm nhiệm 25% mặc dù diện tích theo thiết kế là 61%, dẫn tới hiện tượng thừa công suất ở cả trạm bơm nhà nước và địa phương quản lý, diện tích phục vụ chồng chéo, thiếu tính ổn định, quản lý không tập trung, không đáp ứng được quy trình tưới tiêu khoa học. Tiểu khu Đông nam Cửu An có 9 kênh dẫn lớn: Kênh dẫn trạm bơm Cống Sao I, kênh dẫn trạm bơm Hiệp lễ I, II (sông Dầm), kênh dẫn trạm bơm Hào Khê (T1, T2), kênh dẫn trạm bơm Cổ Ngựa, kênh dẫn trạm bơm Bùi Hoà (kênh Tiêu Cao), kênh dẫn trạm bơm Cống Lê (kênh Lê), kênh dẫn trạm bơm Xuyên Hử (kênh Vừng), kênh dẫn cống Hà Kỳ.
Tình trạng hạn chỉ xảy ra trong các tháng có lượng mưa thấp trong năm (Bảng 4.19), vụ chiêm vào các tháng đầu vụ từ tháng 1 đến tháng 2, đổ ải đồng loạt trong toàn hệ thống, do Ninh Giang là huyện cuối nguồn của hệ thống nên thường hay bị thiếu hụt cả về mực nước và trữ lượng, vụ mùa vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 là giai đoạn gieo cấy, hệ thống Neo và Đĩnh Đào thường trong giai đoạn gạn tháo khống chế mực nước trong đồng để đề phòng mưa gây úng, nếu gặp thời tiết bất lợi nắng nóng kéo dài trong giai đoạn lúa mới cấy, cần phải cung cấp nước kịp thời đồng loạt nên dễ dẫn tới phòng úng thì lại gây hạn. + Cụm Ứng Hoè vùng Đồng Vải xã Quyết Thắng, vùng Đồng Vạn, khu đồng Cống Ba Cửa, khu Đầm Đọ xã Ứng Hoè, đặc biệt vùng Đa Nghi, đồng An Cư xã Nghĩa An phần diện tích phía đông đường quốc lộ 37A thuộc lưu vực tiêu của trạm bơm Dốc Bùng II, nhưng do thế dốc ngược và ở cuối hệ thống kênh dẫn tiêu, hàng năm địa phương đều đặt phương án tiêu trọng điểm trong kế hoạch phòng chống úng nội đồng. Theo kết quả theo dừi, thống kờ qua cỏc năm diện tớch lỳa được tưới đạt 100% diện tích, trong đó trạm bơm Nhà nước đảm nhiệm trên 25% diện tích, trạm bơm của địa phương đảm nhiệm 75% diện tích, cơ cấu này đang có chiều hướng giảm đi do các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp không ký hợp đồng với Xí nghiệp phần diện tích thuộc lưu vực trạm bơm Nhà nước như thiết kế.
Xuất phát từ thực tế địa phương, vấn đề ngập úng qua các năm đã được các cấp chính quyền tìm cách khắc phục và giải quyết theo hướng chuyển các vùng đất trũng sang nuôi trồng thuỷ sản, cụ thể đến năm 2010 diện tích đất lúa chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản là 574,72 ha. - Cải tạo và nâng cấp các trạm bơm: Cải tạo nâng cấp 2 trạm bơm Hiệp Lễ I, II và Dốc Bùng II, đây là hai trạm bơm lớn ở hai tiểu khu, làm nhiệm vụ tiêu nước chính cho cả lưu vực, hiện tại đều là các máy trục ngang, máy móc già cỗi, công trình xuống cấp chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ. Dự kiến cải tạo nâng cấp trạm bơm với quy mô 23 máy 4000 m3/giờ loại trục đứng, bể hút, bể xả, nhà máy, nạo vét kênh tiêu chính, kiên cố hoá kênh tưới chính, cống lấy nước, cống tiêu, kênh tiêu và các công trình trên kênh chính.
Việc vận dụng quy luật thuỷ triều và tận dụng lấy sa đã góp phần nâng cao hiệu quả tưới và cải tạo đất của hệ thống.
Hệ thống thuỷ nông hiện tại đã đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất.
Về phía địa phương: UBND huyện Ninh Giang hàng năm đôn đốc, giúp đỡ chỉ đạo UBND các xã, các HTXDVNN cùng với nhân dân tu sửa, xây dựng hoàn thiện hệ thống kờnh tưới tiờu, đặc biệt là kờnh cấp III, xỏc định rừ phần diện tích thuộc lưu vực trạm bơm Nhà nước, giúp Xí nghiệp giải quyết tình trạng nợ đọng thuỷ lợi phí qua các năm. UBND xã, HTXDVNN cần phải tuyên truyền vận động trong nhân dân về sự hữu ích, cần thiết của công tác thuỷ nông, nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ công trình thuỷ nông trên địa bàn. Về phía Xí nghiệp KTCTTL: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý theo hướng tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa các phòng ban chuyên môn của Xí nghiệp với các cụm sản xuất, giữa Xí nghiệp với các tổ chức sử dụng nước ở địa phương, từng bước nâng cao trình độ, quyền hạn, trách nhiệm ở các tuyến cơ sở.