MỤC LỤC
Đến năm 2003, công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy với số vốn đầu tư cho cả 2 giai đoạn (xây dựng nhà máy và đầu tư dây chuyền công nghệ) là hơn 4 triệu USD. Có thể nói con số trên 3 triệu Euro chưa phải là lớn lắm, song đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, lại thành lập chưa lâu như vậy thì đây là một con số đáng kể.
Về số tuyệt đối, kết quả doanh thu như vậy chưa phải là cao, song tốc độ tăng trưởng của Đức Việt như vậy đã vượt xa so với tốc độ trung bình của ngành là 20 – 25%. Chi phí bán hàng năm 2005 đã tăng lên 65% so với năm 2004, điều này cho thấy công ty đã tập trung nhiều nỗ lực hơn cho hoạt động bán hàng – một hoạt động chính mang lại doanh thu cho công ty. Nguyên nhân một phần do công ty lúc này vẫn còn khá mới mẻ trên thị trường, phản ứng cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trong ngành lại rất gay gắt, hơn nữa, lúc này công ty vẫn chưa có sự đầu tư đúng mức vào marketing và bán hàng, dù mức chi phí bỏ ra đã cao hơn song chi phí bán hàng vẫn chỉ chiếm khoảng 6,73% doanh thu.
Hệ thống màu quy chuẩn được sử dụng gồm 3 màu: xanh lá cây, đỏ và vàng, trong đó, màu xanh được thể hiện trên bao bì sản phẩm, sử dụng trên các bảng biển quảng cáo, các tờ rơi như là màu nền chủ đạo, màu vàng được dùng xen với màu xanh tạo hình ảnh như những giọt nước và được dùng làm màu nền cho bao bì, nhãn mác một số sản phẩm; màu đỏ dùng cho màu chữ và màu thực phẩm (thịt hồng). Năm 2006, công ty đã rất thành công trong việc xây dựng vị thế cho sản phẩm xúc xích, nhưng vị thế cho “thực phẩm Đức Việt” vẫn chưa thực sự được người tiêu dùng đánh giá cao, vì thế, năm 2007, công ty đã có những kế hoạch nỗ lực hơn trong việc xây dựng uy tín cho cả hệ thống sản phẩm của mình. Nếu như công ty đặt ra mục tiêu kinh doanh là tối đa hóa doanh thu, giá có thể được quyết định ở mức cao, hoặc mức thấp vừa phải để tăng lượng bán, nếu công ty đặt ra mục tiêu kinh doanh là đảm bảo sống sót, giá sẽ được định thấp để bù đắp chi phí… Thông thường tại Đức Việt, mục tiêu kinh doanh là tăng thêm về doanh số và thị phần, do đó mức giá đưa ra thường không quá cao.
Tuy nhiên, đến giai đoạn phát triển của sản phẩm, bắt đầu có những nhãn hiệu mới xâm nhập thị trường, mặc dù sản phẩm xúc xích Đức Việt vẫn đang tiếp tục được ưa chuộng, tiếp tục tăng thị phần song công ty vẫn phải lường trước các hoạt động cạnh tranh, vì thế, giá được điều chỉnh để phù hợp với lượng lớn thị trường hơn, đồng thời loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh ít khả năng. Đội ngũ Promoter được tuyển dụng và đào tạo chỉ nhằm mục đích hỗ trợ thành viên kênh bằng cách thường xuyên phát tờ rơi giới thiệu sản phẩm cho dân cư xung quanh khu vực của nhà bán lẻ, tổ chức các chương trình mời ăn thử sản phẩm tại các điểm bán lẻ để thu hút người tiêu dùng, tăng doanh số bán cho thành viên kênh.
Các nhân viên bán hàng được giao nhiệm vụ trong quá trình bán hàng phải thu thập được những thông tin về sản phẩm cạnh tranh, về giá cả, nhãn mác hay một sự thay đổi nào đó của đối thủ, họ phải tìm hiểu cả những thông tin về sở thích của người tiêu dùng, về xu hướng tiêu dùng, hay những yếu tố tác động đến người tiêu dùng… Các thông tin được thu thập qua quan sát, tìm hiểu, dò hỏi người bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng… Đội ngũ nhân viên Promoter trong quá trình thực hiện các chương trình mời ăn thử hay phát tờ rơi cũng được yêu cầu thu thập và báo cáo những thông tin về các chương trình. Hoặc là người thực hiên nghiên cứu sẽ lấy mẫu tiện lợi như trong cuộc nghiên cứu đánh giá về sản phẩm xúc xích tiệt trùng, nghiên cứu nhu cầu sản phẩm dành riêng cho học sinh tiểu học; hoặc là sẽ dùng phương pháp lấy mẫu đánh giá, người điều tra chọn các cửa hàng có triển vọng sẽ trở thành thành viên trong kênh phân phối sản phẩm của công ty để phỏng vấn như trong cuộc nghiên cứu về khả năng chấp nhận sản phẩm thịt sạch, nghiên cứu nhu cầu về sản phẩm xúc xích lẩu. Như trong cuộc nghiên cứu về khả năng chấp nhận sản phẩm thịt sạch, các cửa hàng được chọn để nghiên cứu là những cửa hàng mà trưởng phòng Thịt sạch cho rằng có tiềm năng trở thành nhà bán lẻ trong hệ thống kênh phân phối của mình, do đó không có gì là khó hiểu khi kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy phần trăm chấp nhận sản phẩm rất cao (80%) trong khi thực tế sau đó mức tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường rất thấp.
Như trong kết quả thống kê câu trả lời cho câu hỏi số 3 khi nghiên cứu đánh giá của người tiêu dùng về xúc xích tiệt trùng (xem Phụ lục 7), có 18 phiếu trả lời sản phẩm mang màu đặc trưng, 17 phiếu cho rằng màu bình thường, sự chênh lệch này không đáng kể, song kết luận đưa ra lại là “đa số ý kiến của khách hàng cho rằng màu sắc bên trong sản phẩm mang màu đặc trưng của chủng loại sản phẩm đó”. Trong báo cáo về dự đoán khả năng chấp nhận sản phẩm thịt heo an toàn của thị trường, kết luận đưa ra là đa số chấp nhận và ủng hộ sản phẩm”, trong báo cáo về đánh giá của người tiêu dùng với xúc xích tiệt trùng Đức Việt, kết luận chung cuối cùng là “chất lượng sản phẩm ngon, hương vị thơm, kết dính tốt và được thị trường chấp nhận”; và trong báo cáo về nhu cầu xúc xích lẩu, kết luận là “sản phẩm có triển vọng được đón nhận.
Một cuộc nghiên cứu hiệu quả, có thể bao gồm cả nghiên cứu thực nghiệm và điều tra phỏng vấn, sẽ giúp cho ban lãnh đạo công ty dự đoán tương đối chính xác khả năng thành công của sản phẩm, những thiếu sót và đòi hỏi của người tiêu dùng… Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng với công ty Đức Việt, bởi vì vị thế mà công ty muốn định vị trong tâm trí người tiêu dùng là “vừa ngon vừa lành”. Khi cân nhắc việc có nên bổ sung thêm loại sản phẩm chế biến từ thịt bò hay không, ngoài việc xem xét về khả năng sản xuất kinh doanh của công ty, họ phải xem hình ảnh định vị của Đức Việt hiện tại trong tâm trí người tiêu dùng có phải chỉ là thực phẩm chế biến từ thịt heo không, việc bổ sung thêm sản phẩm từ thịt bò sẽ củng cố thêm lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu thực phẩm Đức Việt hay sẽ làm giảm đi lượng khách hàng trung thành… Những thông tin đó hoàn toàn có thể có được từ một cuộc nghiên cứu marketing và sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định. Nghiên cứu marketing còn giúp công ty kiểm nghiệm được một nhãn hiệu hay bao bì đã được thiết kế có được người tiêu dùng quan tâm, thích thú hay không… Như trường hợp công ty muốn thiết kế một sản phẩm mới dành riêng cho học sinh tiểu học, cuộc nghiên cứu với các em học sinh đó sẽ giúp công ty biết được các em có muốn một tên nhãn xúc xích dành riêng cho mình không hay chỉ cần tên gọi “xúc xích Đức Việt” là được, nếu muốn một tên riêng, các em sẽ thích tên như thế nào (tên của các nhân vật hoạt hình, hay một tên gọi ngộ nghĩnh, dễ thương…), bao bì có màu sắc, hình ảnh, biểu tượng gì sẽ được các em chú ý….
Đồng thời, nghiên cứu thị trường định kỳ giúp công ty nắm bắt được diễn biến thị trên thị trường, nắm được sản phẩm nào đang có thị phần giảm sút, có nên thay đổi giảm giá đi không, sản phẩm nào đang ngày càng được nâng cao vị thế, có thể phải nâng giá để nâng cao giá trị… Thực tế hiện nay hầu hết các sản phẩm thịt nguội của công ty được định giá tương đương với các sản phẩm mang nhãn hiệu của Hiến Thành. Các kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho công ty giải thích được tại sao lại có những thành viên rời bỏ kênh, tại sao doanh số bán của một hoặc một nhóm thành viên lại sụt giảm… Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, đã có những thành viên kênh đang phân phối một khối lượng lớn các sản phẩm của công ty bỗng quay sang phân phối chủ yếu các sản phẩm mang nhãn khác như Life food, Hiến Thành… Khi đó, nghiên cứu định kỳ hoạt động của kênh phân phối sẽ giúp công ty biết được những nhãn hiệu thực phẩm chế biến nào có cùng trung gian phân phối với mình, biện pháp thúc đẩy thành viên kênh của họ là gì nhằm có những phản ứng cạnh tranh hợp lý, hiệu quả.