MỤC LỤC
Kiềm chế hay ổn định lạm phát là hành động của chính phủ và ngân hàng trung ương các quốc gia khi nền kinh tế có lạm phát để hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực của nó tới nền kinh tế. - Thứ ba, tăng quỹ hàng hoá tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông bằng cách khuyến khích tự do mậu dịch, giảm thuế quan và các biện pháp cần thiết khác để thu hút hàng hoá từ ngoài vào.
Việc chia ra làm 3 giai đoạn để phân tích xác định những nguyên nhân chủ yếu và giải pháp đối với lạm phát của mỗi giai đoạn. Mặc dù có nhiều phương pháp phân tích nguyên nhân của lạm phát như đã nêu ở Phần I, nhưng nhóm phân tích lựa chọn cách tiếp cận dựa trên mô hình tổng cung - tổng cầu là phương pháp cơ bản để phân tích và đánh giá. Đồng thời, do hệ thống thống kê số liệu của Việt Nam còn nhiều hạn chế, nên nhóm phân tích coi CPI là chỉ tiêu lạm phát và coi dãy số liệu CPI là thuần nhất, mặc dù trên thực tế, rổ hàng hoá và tỷ trọng của từng nhóm hàng trong CPI có nhiều thay đổi qua các thời kỳ.
- Đồng thời, trong giai đoạn này, lãi suất trên thế giới tăng, nhiều khi cao hơn lãi suất trong nước, làm giảm đầu tư (năm 2000 thâm hụt 754 triệu USD), đường IS* dịch chuyển sang trái, r*. - Chi tiêu của Chính phủ chậm do nhiều dự án chậm được giải ngân, trong khi đó chi ngân sách của Chính phủ vượt dự toán trong 4 năm liên tiếp (1998-2001) cũng là những nhân tố làm đường tổng cầu dịch trái và giá cả giảm. Đặc biệt là chỉ số giá lương thực thực phẩm trong 2 năm này liên tục âm như Biểu đồ CPI ở trên, trong khi tỷ trọng của nhóm hàng này.
- Việc áp dụng các chính sách thuế mới như VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp đã loại trừ được chồng chéo trong tính toán, điều tiết thu nhập khoa học, từng bước khuyến khích các thành phần kinh tế điều tiết sản xuất kinh doanh, làm tăng cung, đường AS dịch chuyển phải và giá cả giảm nhưng nền kinh tế đạt mức tăng trưởng (đồ thị trên). - Liên tục điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tín dụng (sau đây viết tắt là TCTD) xuống còn 0,4%/tháng. - Điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu, qua đó làm tăng thu nhập khả dụng của dân cư, tăng tổng cầu làm đường AD dịch phải, làm tăng thu nhập và tăng mức giá cả chung.
- Bên cạnh việc điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu, Chính phủ thực hiện biện pháp giảm giờ làm từ 48 tiếng/tuần xuống còn 40 tiếng/tuần.
Mức tăng tổng phương tiện thanh toán (M2) bình quân đạt 27,25% và tín dụng tăng ở mức bình quân 26% mỗi năm được coi là tương đối phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng cũng có tác động nhất định đến mức lạm phát vừa phải trong giai đoạn này. - Cùng với diễn biến kinh tế thế giới khá thuận lợi, việc thực hiện các hiệp định thương mại Việt-Mỹ và lộ trình cắt giảm thuế để gia nhập AFTA, cùng với việc ký kết hiệp định EU trong năm 2003 và các Hiệp định song phương khác đã tác động tích cực làm tăng tổng cầu nền kinh tế. Thêm vào đó, việc cải cách chế độ tiền lương của Chính phủ đã được thực hiện cùng với các biện pháp kích cầu khác của Chính phủ, như giảm giờ làm từ 48 tiếng/tuần xuống còn 40 tiếng/tuần, một mặt làm tăng tiêu dùng của nền kinh tế, nhưng mặt khác cũng làm gia tăng chi phí sản xuất, đã có tác động làm gia tăng giá cả.
Như vậy, xét về các yếu tố bên cầu trong giai đoạn 2002-2006, nền kinh tế xuất hiện cả những yếu tố làm tăng cầu và những yếu tố làm giảm cầu, nhưng nhìn chung những yếu tố tăng cầu là chủ yếu, làm cho đường AD dịch chuyển phải, dẫn đến lạm phát tăng. - Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, tích cực, chặt chẽ như điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong tháng 7/2004 từ mức 2% lên 5% đối với tiền gửi huy động bằng VND và tăng từ mức 4% lên 8% đối với tiền gửi huy động bằng ngoại tệ, đồng thời không trả lãi cho tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc để tăng hiệu quả sử dụng vốn của các TCTD; tăng cường thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. - Thực hiện bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu như ban hành Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 hướng dẫn việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá nhằm ngăn chặn các hoạt động đầu cơ tăng giá; tăng cường kiểm soát thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là mặt hàng tân dược.
Một là, về chính sách tiền tệ, tốc độ tăng M2 trong những năm 2004- 2006 thường xuyên ở mức trên dưới 30%, trong ngắn hạn có tác động nhất định khuyến khích cho phát triển kinh tế nhưng về dài hạn sẽ có ảnh hưởng đến lạm phát của những năm tiếp theo, nhất là khi các yếu tố tiền tệ có tác động trễ đến lạm phát.
Một số NHTW các đã giảm lãi suất điều hành, mặc dù lạm phát vẫn ở mức cao, do lo ngại nguy cơ suy thoái kinh tế hơn là mục tiêu kiểm soát lạm phát. Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng đã giảm và Quốc hội đã phải điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay. - Kinh tế thế giới suy thoái ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu của Việt Nam, làm nhu cầu hàng hoá của Việt Nam giảm, xuất khẩu ròng giảm, tổng cầu giảm và lạm phát sẽ giảm nhưng sẽ làm giảm thu nhập.
- Giá dầu quốc tế giảm mạnh sẽ có động làm giảm chi phí sản xuất, làm tổng cung nền kinh tế tăng lên và có tác động giảm lạm phát. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý đối với nền kinh tế Việt Nam là thu từ xuất khẩu dầu thô là nguồn thu khá lớn trong ngân sách Nhà nước. - Suy thoái kinh tế sẽ dẫn đến việc luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm, thậm chí rút vốn về nước, làm đầu tư giảm và VND mất giá, làm giá cả hàng hoá nhập khẩu tăng, trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị đầu vào của sản xuất, làm lạm phát tăng do tổng cung giảm.
Nếu NHNN can thiệp để ổn định tỷ giá thì phải bán ngoại tệ thu VND, làm tổng cầu giảm, kiểm soát lạm phát nhưng thu nhập giảm.
Đến cuối tháng 10/2008, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, chủ động hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bền vững, NHNN đã thực hiện giảm các mức lãi suất xuống 1% (lãi suất cơ bản: 13%/năm; lãi suất chiết khấu: 12%/năm; lãi suất tái cấp vốn: 14%/năm), đồng thời cho phép các TCTD được thanh toán tín phiếu NHNN bắt buộc trước hạn. Trường hợp dòng vốn nước ngoài có xu hướng rút ra, ngoài việc bán ngoại tệ để ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát, NHNN cần phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ sản xuất, tránh để ảnh hưởng mạnh đến lãi suất trong nước và đầu tư cũng như sản lượng của nền kinh tế. - Trong điều kiện lạm phát tiếp tục âm như trong tháng 10, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện ngay các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ để ổn định lạm phát và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế như đã đặt ra (khoảng 7%/năm vào năm 2008).
- Rà soát các thủ tục hành chính trong việc cấp phép đầu tư, giảm thiểu các chi phí đầu tư cho doanh nghiệp; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong các hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng cung hàng hoá và hạ giá thành sản phẩm. - Thực hiện thông tin thường xuyên để ổn định tâm lý người dân về mục tiêu và các biện pháp của Chính phủ, qua đó định hướng người dân và doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh, tiêu dùng, lượng hoá tỷ lệ lạm phát trong các hoạt động kinh tế nhằm giảm thiểu các hại của lạm phát tới nền kinh tế theo Lý thuyết kỳ vọng hợp lý về lạm phát. Chỉ tiêu được chọn là lạm phát mục tiêu thường là chỉ tiêu mà Chính phủ có thể tác động được như “lạm phát cơ bản”, theo đó đã loại bỏ các nhân tố ngoài khả năng tác động của Chính phủ (như biến động giá năng lượng thế giới, hoặc những mặt hàng có giá cả biến động đột biến do khách quan).
Để thực hiện được điều này, Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống thông tin số liệu để làm cơ sở tính toán, phân tích và lựa chọn chỉ tiêu nào được đặt làm chỉ tiêu lạm phát thay cho chỉ tiêu CPI hiện nay.