MỤC LỤC
Ngoài việc nhận định những nguyên tắc như trên, các nhà quản lý nhất thiết phải đánh giá những rủi ro trong phạm vi hoạt động kinh doanh của đơn vị, vì trong những vấn đề kế toán tài chính và lập báo cáo có sự khác biệt rất lớn giữa các ngành (công nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm…), cũng như giữa các đơn vị cùng ngành. Hoạt động này chính là xem xét lại những việc đã được thực hiện bằng cách so sánh số thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán, kỳ trước, và các dữ liệu khác có liên quan như những thông tin không có tính chất tài chính, đồng thời còn xem xét trong mối liên hệ với tổng thể để đánh giá quá trình thực hiện.
Giám sát để đánh giá việc thực hiện các hoạt động thường xuyên của nhân viên nhằm xem xét hệ thống KSNB có nên tiếp tục thực hiện chức năng nữa hay không. - Nhà quản lý lạm quyền: Nhà quản lý bỏ qua các quy định kiểm soát trong quá trình thực hiện nghiệp vụ có thể dẫn đến việc không kiểm soát được các rủi ro và làm cho môi trường kiểm soát trở nên yếu kém.
Nhằm hạn chế sai lầm, trong khâu quyết định cho vay ngân hàng thường chú trọng hai vấn đề: (1) Thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định, (2) trao quyền quyết định cho một hội đông tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết. a) Cơ sở để ra quyết định tín dụng. Cơ sở để ra quyết định tín dụng trước hết dựa vào thông tin thu thập và xử lý hồ sơ tín dụng do giai đoạn trước chuyển sang. Kế đến, dựa vào những thông tin khác hoặc thông tin cập nhật khác có liên quan, thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau đã được câp nhật hoá, đặc biệt là các thông tin đáng tin cậy từ các công ty nghiên cứu thị trường có uy tín,chẳng hạn như thông tin cập nhật về tình hình thị trường, chính sách tín dụng của ngân hàng, các quy định về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, nguồn vốn cho vay của Ngân hàng, kết quả thẩm định các hình thức bảo đảm nợ vay. b) Quyền phán quyết tín dụng. Tuỳ theo quy mô vốn vay lớn hay nhỏ quyền phán quyết thường được trao cho một hội đồng tín dụng hay một cá nhân phụ trách. Hội đồng tín dụng, bao gồm những người có quyền hạn và trách nhiệm quan trọng trong ngân hàng, thường phán quyết những hồ sơ vay vốn có quy mô lớn trong khi quyền phán quyết các hồ sơ vay vốn quy mô nhỏ thường được trao cho cá nhân phụ trách. Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả có thể là chấp thuận hoặc từ chối cho vay, tuỳ vào kết quả phân tích và thẩm định ở khâu trước. Nếu chấp thuận cho vay, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng và làm tiếp các bước tiếp theo. Nếu từ chối cho vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do cho khách hàng. Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết. Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Tuy là khâu tiếp theo sau của quyết định tín dụng, nhưng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâu trước. Ngoài ra cách thức giải ngân còn góp phần kiển tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết không? Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hoá hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy vậy, giải ngân cũng phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi, tránh gây khó khăn và phiền hà cho khách hàng. Giám sát tín dụng. Giám sát tín dụng là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phương pháp giám sát tín dụng có thể áp dụng bao gồm:. • Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. • Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ. • Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ. • Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt đông sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn. • Kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay. • Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác. Thanh lý hợp đồng tín dụng. Thanh lý hợp đồng tín dụng có thể xảy ra do khách hàng vi phạm hợp đồng hoặc do khoản vay đã đến hạn. Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.Tuỳ theo tính chất của khoản vay và tình hình tài chính của khách hàng, hai bên có thể thoả thuận và lựa chọn một trong những hình thức thu nợ sau:. • Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn. • Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ. • Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn. Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ. b) Tái xét hợp đồng tín dụng. Thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro để có hướng xử lý kịp thời. c) Thanh lý hợp đồng tín dụng. Trong trường hợp ngân hàng giám sát và phát hiện thấy khách hàng vi phạm những cam kết ghi trong hợp đồng tín dụng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này, ngân hàng có thể đề nghị và tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc.
Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.Tuỳ theo tính chất của khoản vay và tình hình tài chính của khách hàng, hai bên có thể thoả thuận và lựa chọn một trong những hình thức thu nợ sau:. • Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn. • Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ. • Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn. Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ. b) Tái xét hợp đồng tín dụng. Thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro để có hướng xử lý kịp thời. c) Thanh lý hợp đồng tín dụng. - Kiểm tra tình hình KH, tình hình sử dụng vốn vay thông qua việc kiểm tra sổ sách kế toán, các báo cáo tài chính định kỳ, các chứng từ, hoá đơn hạch toán (thu chi tiền mặt, chuyển khoản, chi khác…), chứng từ thanh quyết toán, thanh ký hợp đồng…; kiểm tra thực địa để đánh giá xem KH có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, dự án có được thực hiện đúng tiến độ hay không.
- Quy mô, sự phức tạp của khách hàng: Tổng tài sản, doanh thu, số lượng chi nhánh và các công ty con, số ngành nghề kinh doanh, bản chất của ngành nghề kinh doanh, số lượng khách hàng, địa bàn hoạt động của khách hàng…Khách hàng càng lớn, hoạt động càng phức tạp thì số tiền vay sẽ càng lớn, hệ thống sổ sách kế toán nhiều, phức tạp, khách hàng có thể vay ở nhiều ngân hàng…Do đó mức độ kiểm soát càng khó khăn hơn. - Khả năng của khách hàng trong việc quản lý, sử dụng vốn vay: Khi cho vay chắc chắn các ngân hàng sẽ trông đợi khoản trả nợ sẽ thu được từ chính kết quả hoạt động của dự án chứ không phải bằng cách phát mại tài sản thế chấp cầm cố, điều này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay của khách hàng.
Phòng Quản trị tín dụng: thực hịên tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại xuất nhập khẩu đối với khách hàng theo quy định, qui trình của BIDV và của chi nhánh; thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng Quan hệ khách hàng; lưu trữ chứng từ giao dịch , hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ; quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) và lập các loại báo cáo, thống kê về quản trị tín dụng theo quy định. Phòng Tổ chức – Hành chính: là đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc cho Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh; thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đến người lao động; thực hiện công tác hành chính (quản lý con dấu, văn thư, in ấn, lưu trữ, bảo mật…), công tác hậu cần và chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật chất, đảm bảo an ninh cho hoạt động của chi nhánh, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn của cán bộ công nhân viên, tài sản của chi nhánh và khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh.Quản lý hồ sơ cán bộ và chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển kênh phân phối sản phẩm.
Trong những năm qua luôn ý thức được tầm quan trọng của tín dụng nên hoạt động với phương châm: vượt khó, tranh thủ thời cơ, giữ vững nhịp độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, Chi nhánh đã không ngừng phát huy tính chủ động sáng tạo của tập thể, cá nhân và có những giải pháp tích cực nhằm mở rộng tín dụng. Nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế trên cơ sở nguồn vốn huy động được, Ngân hàng ĐT&PT Thừa Thiên Huế sử dụng vốn dưới nhiều hình thức như: cho vay, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối.
Tuy nhiên đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh có xu hướng chậm lại (Dư nợ tín dụng của doanh nghiệp nhà nước tăng 55,9% so với năm 2009; dư nợ tín dụng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 1,5%, dư nợ tín dụng của tư nhân cá thể tăng 70,7%), nguyên nhân là do diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ cùng với quy định thắt chặt tỷ lệ cấp tín dụng ( hệ số Q) của NHNN đòi hỏi Chi nhánh phải có sự sàng lọc khách hàng trong cho vay. Điều này chứng tỏ trong những năm qua, Chi nhánh luôn tập trung phát triển và duy trì tốt mối quan hệ với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn. Một trong những yếu tố giảm tổn thất cho Ngân hàng khi có rủi ro xảy ra là duy trì tỷ lệ tài sản đảm bảo hợp lý. b) Tình hình phân loại nợ và trích lập dự phòng. (Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thừa Thiên Huế). Thực trạng kiểm soát hoạt động cho vay tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Huế. Quy trình chung cho vay khách hàng doanh nghiệp. Quy trình chung cho vay khách hàng doanh nghiệp được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống BIDV theo Quy định số 3999/QĐ-QLTD1 về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp. Trong đó quy định việc cấp tín dụng tại BIDV được chia thành 02 trường hợp: Cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro và Cấp tín dụng không qua thẩm định rủi ro. Trường hợp cấp tín dụng bắt buộc phải qua thẩm định rủi ro:. - Khách hàng chưa được xếp hạng hoặc có thời gian quan hệ tín dụng với Ngân hàng dưới 01 năm. - Khách hàng có nhu cầu tín dụng vượt thẩm quyền Phòng Giao dịch. Thực hiện việc kiểm soát quy trình cho vay. Kiểm soát trước cho vay. Một số quy định của BIDV Thừa Thiên Huế trong quá trình kiểm soát trước cho vay. a) Thẩm định tình hình tài chính khách hàng.