MỤC LỤC
Các tác giả đã nhấn mạnh: Hiệu trưởng phải là người “luôn luôn biết kết hợp một cách hữu cơ quản lý dạy và học (theo nghĩa rộng) với sự quản lý các bộ phận; hoạt động dạy và học của các bộ môn và các hoạt động khác hỗ trợ cho hoạt động dạy học nhằm làm cho tác động giáo dục được hoàn chỉnh, trọn vẹn”[21]. Hiện nay, chúng ta đang quyết tâm đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì việc nâng cao chất lượng dạy học để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội, đặc biệt là của các nhà nghiên cứu giáo dục, các cơ sở giáo dục, các cơ sở đào tạo nghề và các trường CĐ, ĐH.
Vì vậy, quản lý hoạt động dạy học chính là tập hợp những động tác tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp,..) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ giáo dục khác nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có, tạo động lực đẩy mạnh quá trình dạy học của nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới. Quản lý hoạt động dạy học thực hành NVLTKS là quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung kế hoạch dạy học; quản lý phương pháp dạy học theo hướng đổi mới phát huy tính chủ động, sáng tạo nhằm rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thực hành nghề thành thạo đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội; quản lý về hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò; quản lý về hình thức kiểm tra đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng của ban ngành đề ra.
Kiểm tra đánh giá hoạt động DH cần được tiến hành đúng qui trình, đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng, trung thực, công khai và kịp thời.Việc khen thưởng, trách phạt phải tuân thủ nguyên tắc, nhưng hợp tình hợp lý, ưu tiên cho phát triển bền vững. Để chủ động trong việc sử dụng loại phương tiện DH này, chủ thể QL cần nắm vững thực lực sẵn có, dự báo biến động, cân đối kế hoạch DH, đề xuất biện pháp phù hợp với hoàn cảnh, nhằm đạt được mục tiêu DH thực hành.
Luật dạy nghề quy định: “Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước” [33,Tr.1]. Đó là:1/ Quan niệm DH phải đi từ trừu tượng đến cụ thể nhằm tăng cường phương pháp suy diễn, rèn luyện phương pháp tư duy lý thuyết cho người học (khắc phục truyền thống DH xem nhẹ các khâu vận dụng kiến thức); 2/ Xu thế DH tăng cường thực hành trong DH theo hướng phát triển tư duy cho người học; 3/ Việc giảng dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học với các phương pháp, hình thức và tư tưởng DH mới ra đời: DH nêu vấn đề, DH chương trình hóa, DH hợp tác, DH kiến tạo.
Nhà trường hiện đại hay không phụ thuộc một phần vào CSVC và các điều kiện hỗ trợ DH đầy đủ, hiện đại và có tính năng sát với thực tiễn. Nội dung của Chương 1 đã đề cấp đến những khái niệm cơ bản liên quan đến cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý của quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học, đến quản lý hoạt động dạy học thực hành ở trường cao đẳng nghề và những đặc trưng của quản lý hoạt động DH thực hành NVLTKS.Thông qua đó giúp tác giả có cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học nói chung và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn nói riêng tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, các ngành, các cấp, đặc biệt là ngành du lịch cần tổng kết rút kinh nghiệm trên bình diện tổng hợp nhằm có chương trình hành động mạnh mẽ, sáng tạo, toàn diện, mang tính đột phá, liên kết, hội nhập để khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất về tiềm năng, thế mạnh của ngành kinh tế du lịch mà thiên nhiên và con người đã tạo lập trên một vùng đất văn hóa - lịch sử có bề dày truyền thống này. Một chiến lược tổng quát tạo thế cho du lịch phát triển cần đặt ra là quy hoạch tổng thể và cụ thể về phát triển ngành du lịch, tạo cơ chế chính sách, đầu tư phát triển du lịch, lập chương trình đào tạo nguồn nhân lực, định hình tour du lịch ổn định có thương hiệu, chuẩn hóa đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, chiến lược quảng bá tiềm năng du lịch, chương trình liên kết hợp tác khai thác tiềm năng du lịch, giải pháp huy động nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch.
Trường có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch cho các tỉnh MT-TN ở các trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên nghiệp, Sơ cấp nghề và trình độ thấp hơn nhằm đáp ứng yêu phát triển ngành du lịch tại khu vực. CSVC, trang thiết bị, công cụ dụng cụ và đồ dùng dạy học được đầu tư từ dự án viện trợ của chính phủ Luxembourg, dự án EU và ngân sách nhà nước đảm bảo cho nhà trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề chất lượng cao với qui mô 2000-2200 học sinh-sinh viên/năm (HS-SV).
Trường chưa đưa ra các biện pháp khuyến khích sự đổi mới về phương pháp dạy học thực hành NVLTKS cho GV: Các hoạt động dự giờ thăm lớp, sinh hoạt trao đổi về cải tiến phương pháp dạy học thực hành NVLTKS ở cấp khoa/ bộ môn, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học thực hành NVLTKS cấp trường đến nay vẫn chưa triển khai được nhiều và chưa đem lại hiệu quả rừ ràng.Trường vẫn chưa định ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua đối với việc GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học thực hành NVLTKS. Nhà trường luụn xỏc định rừ nhiệm vụ là tiếp tục tổ chức đào tạo và bồi dưỡng với chất lượng cao, bám sát thực tiễn của ngành, của xã hội để xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước với quan điểm: năng động, mềm dẻo với quán triệt chủ trương đào tạo là: “Đào tạo và bồi dưỡng những gì thực tiễn đang cần chứ không phải là đào tạo những gì mà nhà trường đang có”. Xuất phát từ quan điểm này nhà trường sẽ bám sát vào thực tế của ngành và xã hội để xây dựng các chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, tuyển sinh, bồi dưỡng giáo viên; quan hệ chặt chẽ với, sinh viên, tạo điều kiện cho SV phát triển theo khả năng, sở trường của mình, tạo nơi thực tập và làm việc cho SV, lập ngân hàng dữ liệu về SV sau khi ra trường để xây dựng mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường với các cựu học sinh, sinh viên; xây dựng chương trình đào tạo linh hoạt và mềm dẻo, đảm bảo cho người học học để làm, học để bổ sung cho công việc và học mãi không ngừng vươn lên; đào tạo và bồi dưỡng lực lượng giáo viên cơ hữu của nhà trường, vừa giảng dạy tốt, vừa nghiên cứu khoa học tốt, giỏi nghiệp vụ, giỏi tay nghề; xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập tương xứng với chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo và thực tiễn ngành nghề cần đào tạo.
Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đạo đức tác phong nghề nghiệp, nâng cao ý thức trách nhiệm của người công dân trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia phong trào bảo vệ môi trường, hiến máu nhân đạo và các hoạt động xã hội khác như: xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp; xây dựng văn hóa nhà trường.Giáo dục SV lòng yêu nghề, tạo SV động cơ học tập tốt.