Hoàn thiện quản lý ngân quỹ tại Công ty Thông tin di động thông qua dự báo dòng tiền

MỤC LỤC

Dự báo dòng tiền của doanh nghiệp a. Mục đích của dự báo dòng tiền

Dự báo dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tìm nguồn tài trợ dài hạn: Dòng tiền vào này của doanh nghiệp có thể là thu từ bán hàng (trong kỳ, kỳ trước, khách hàng trả trước), thu từ lãi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, thu từ việc nhận vốn góp đầu tư dài hạn, thu từ lãi tiền gửi ngân hàng, thu do hoạt động đầu tư chứng khoán, thu từ thanh lý nhượng bán tài sản và các khoản thu khác. Dự báo dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tìm nguồn tài trợ dài hạn: Dòng tiền ra này bao gồm chi mua hàng (trong kỳ, kỳ trước, trả trước cho nhà cung cấp), chi trả lương, chi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước (bao gồm thuế, phí và lệ phí), chi các khoản về quản lý, bán hàng, chi đầu tư dài hạn, chi trả lãi vay ngân hàng, cổ tức và các khoản chi khác.

Bảng 1.1: Dự báo dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tìm  nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp
Bảng 1.1: Dự báo dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tìm nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp

Chi trả lương, thuế và chi phí khác

Dự báo dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tìm nguồn tài trợ dài hạn cho doanh nghiệp: Được xây dựng căn cứ vào dự báo dòng tiền vào và dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh đầu tư và tìm nguồn tài trợ dài hạn cho doanh nghiệp. Đây là căn cứ để xây dựng bảng “Dự toán nhu cầu tiền” mà qua đó, nhà quản lý sẽ thấy được ngân quỹ dự toán của doanh nghiệp sẽ thặng dư hay thâm hụt so với mức tồn quỹ tối ưu để quyết định các biện pháp tài trợ hay tận dụng ngân quỹ thặng dư.

Bảng 1.3: Dự báo dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tìm  nguồn tài trợ của dài hạn của doanh nghiệp
Bảng 1.3: Dự báo dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tìm nguồn tài trợ của dài hạn của doanh nghiệp

Dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tìm nguồn tài trợ

Giả sử doanh nghiệp đã xác định được mức ngân quỹ tối ưu là 10 triệu, trong khi khoản mực tiền mặt trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp là 20 triệu.

Thặng dư hoặc thâm hụt dồn tích

Cụ thể với doanh nghiệp trong ví dụ trên, kế hoạch đầu tư phần ngân quỹ thặng dư ở quý I và tìm kiếm nguồn tài trợ cho thiếu hụt ngân quỹ ở ba quý cuối năm cần được xây dựng. • Để điều chỉnh phần tiền mặt thiếu hụt, doanh nghiệp sẽ đi vay ngắn hạn với lãi suất trung bình 5%/ quý, kỳ hạn 3 tháng, gốc và lãi được trả vào cuối kỳ, việc vay hoặc gia hạn thêm là dễ dàng.

Đầu tư và tài trợ ngắn hạn ròng đầu kỳ

Lập kế hoạch đầu tư và tìm nguồn tài trợ ngắn hạn

Kế hoạch đầu tư hoặc tài trợ được xây dựng chi tiết, với việc tìm ra các hình thức đầu tư và tài trợ phù hợp nhất với doanh nghiệp và tiến hành đàm phán, thương lượng để quá trình đầu tư và tài trợ được diễn ra nhanh chóng và với chi phí thấp nhất có thể. Hầu hết các khoản vay này là các khoản vay có đảm bảo và tài sản đảm bảo thường được sử dụng là các khoản phải thu và dự trữ - là những tài sản mà tính lỏng của chúng chỉ đứng sau tiền mặt và chứng khoán thanh khoản. Khi vay ngắn hạn ngân hàng, doanh nghiệp gặp phải các giới hạn về lãi suất, điều kiện tín dụng (gồm kỳ hạn thanh toán, số dư tối thiểu, phương thức trả nợ), sự kiểm soát của ngân hàng và tài sản.

Doanh nghiệp cũng có thể tài trợ cho nhu cầu chi trả của mình thông qua các nguồn tự phát và dồn tích như tiền lương còn phải trả cho người lao động, các khoản thuế còn phải nộp, tín dụng thương mại….

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân quỹ 1. Nhóm nhân tố chủ quan

  • Nhóm nhân tố khách quan

    Nhà quản lý doanh nghiệp có thể duy trì một khối lượng lớn tiền mặt bằng việc theo đuổi chính sách đầu tư vốn lưu động và chính sách tín dụng thương mại “nới lỏng”, chính sách dự trữ duy trì tồn kho ở mức thấp, vòng quay hàng tồn kho nhỏ, thời gian thu hồi tiền sớm. Mặt khác, nhà quản lý doanh nghiệp có thể duy trì một khối lượng hạn chế tiền mặt với việc theo đuổi chính sách vốn lưu động và chính sách tín dụng thương mại thắt chặt với khách hàng, và chính sách dự trữ duy trì tồn kho ở mức cao làm dòng tiền ra lớn và thời gian thu hồi tiền lâu, tạo sự lệch pha lớn giữa dòng tiền ra và vào doanh nghiệp. Công nghệ hỗ trợ được ứng dụng sâu rộng, kết hợp với một hệ thống thông tin kế toán đầy đủ sẽ giúp việc thiết lập ngân quỹ tối ưu và dự báo dòng tiền nhanh, chính xác hơn, từ đó, đề ra được các quyết định kinh doanh có hiệu quả cao và đem lại thắng lợi trong cạnh tranh.

    Thị trường biến động bất thường tạo ra khả năng có sai lệch lớn giữ dự báo và thực tế; do vậy, đòi hỏi ở mức cao hơn nữa khả năng phản ứng nhanh, thay đổi các kế hoạch đầu tư và tìm nguồn tài trợ ngắn hạn một cách linh hoạt để đảm bảo ngân quỹ được duy trì ở mức tối ưu.

    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG

    Thực trạng công tác quản lý ngân quỹ tại Công ty Thông tin di động

      Bên cạnh đó, năm 2007, công ty dành một khoản chi phí lớn cho đầu tư các thiết bị, trạm thu phát sóng, tổng đài, cho công tác marketing, nên dù lượng doanh thu tiêu thụ tăng mạnh và rất lớn, lợi nhuận lại giảm so với các năm trước. • Chi cho hoạt động kinh doanh: gồm chi mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào, chi trả lương, chi cho dịch vụ mua ngoài (như thuê kênh, thuê tần số, nhà trạm, cước kết nối), chi cho việc thu cước, quảng cáo, khuyến mại, bảo hành, hoa hồng đại lý, thuê cửa hàng…. Công ty chủ yếu căn cứ vào kế hoạch doanh thu – chi phí, đầu tư của doanh nghiệp, kế hoạch giải ngân của từng phòng,ban, số liệu lịch sử của cùng kỳ các năm và phỏng đoán của cá nhân để ước chừng lượng tiền mặt cần duy trì của kỳ kinh doanh tới.

      Điều này cho thấy công ty thay vì đầu tư vào tiền mặt, đã đầu tư vào các khoản phải thu, chứng khoán thanh khoản, trả trước cho người bán, dự trữ và các chứng khoán thanh khoản khác, do vậy, giảm lượng tiền mặt nhàn rỗi.

      Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu đầu tư năm 2006 và 2007
      Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu đầu tư năm 2006 và 2007

      Đánh giá thực trạng quản lý ngân quỹ của công ty 1. Kết quả đạt được

      • Hạn chế và nguyên nhân 1. Hạn chế

        Chính điều này đã khiến công ty bị động trong việc xác định liệu mức ngân quỹ hiện tại đã là hợp lý nhất chưa, liệu công ty có đang giữ nhiều tiền quá hay không và liệu tương lai, ngân quỹ có thể bị thâm hụt không, gây khó khăn cho lập kế hoạch xử lý ngân quỹ. Các nhà quản lý ngân quỹ còn phải lưu ý đến các chỉ tiêu khác như vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động ròng, mức dự phòng cho những biến động bất thường (gồm quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm). Tuy nhiên, với tình hình thị trường biến động như hiện nay, với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh đang dần xuất hiện và lớn mạnh trên thị trường, công ty cần phải lựa chọn một mô hình quản lý ngân quỹ tối ưu để đảm bảo tính thanh khoản và sinh lợi cao hơn nữa.

        Là doanh nghiệp Nhà nước hạng một trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), dù sắp được cổ phần hóa, việc quản lý tài chính nói chung và việc quản lý ngân quỹ nói riêng của công ty chịu sự điều tiết sâu sắc bởi các quy chế và quy định của Bộ tài chính và của tập đoàn.

        Hình 2.6: Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư và tìm nguồn tài trợ ngắn hạn của  công ty giai đoạn 2005 – 2007
        Hình 2.6: Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư và tìm nguồn tài trợ ngắn hạn của công ty giai đoạn 2005 – 2007

        GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG

        • Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại Công ty Thông tin di động
          • Một số kiến nghị

            Việc giảm sát quản lý tài chính của công ty được tập đoàn thực hiện chủ yếu thông qua kiểm tra các báo cáo tài chính (gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất – kinh doanh, và báo cáo lưu chuyển tiền tệ). - Đẩy mạnh ứng dụng và triển khai công nghệ mới, dịch vụ mới trên mạng, triển khai công nghệ hỗ trợ tốc độ cao trên mạng di động; tập trung thi tuyển xin cấp phép thiết lập và cung cấp dịch vụ viễn thông theo chuẩn công nghệ 3G – công nghệ thông tin di động hiện đại hàng đầu thế giới. Căn cứ vào đặc điểm của dòng tiền công ty có sự biến động mang tính chu kỳ (dòng tiền lệch pha tương đối lớn, ngân quỹ của các quý trong năm khác nhau song ngân quỹ cùng kỳ giữa các năm lại khá tương đồng) mô hình Miller – Orr là mô hình phù hợp với công ty trong việc xác định ngân quỹ tối ưu hơn cả.

            • Lập kế hoạch đầu tư và tìm nguồn tài trợ ngắn hạn: Chính sách đầu tư quy định các nội dung quan trọng như mục tiêu của đầu tư ngân quỹ, thời hạn tối đa của các khoản đầu tư, mức độ rủi ro có thể chấp nhận, lãi suất yêu cầu, các công cụ được phép đầu tư và cơ cấu đầu tư. Tính hiệu quả của quy trình quản lý ngân quỹ này sẽ được phản ánh thông qua so sánh lợi nhuận từ hoạt động đầu tư và tìm nguồn tài trợ ngắn hạn, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán giữa thực tế đã diễn ra năm 2007 và mô hình giả định. Việc dự báo dòng tiền năm 2007 của công ty thực chất là một công cụ giúp công ty chủ động lập trước kế hoạch đầu tư và tìm nguồn tài trợ ngắn hạn trên cơ sở dự báo trước thời điểm sẽ xảy ra thặng dư hoặc thâm hụt ngân quỹ so với mức tối ưu.

            Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu cho năm 2008
            Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu cho năm 2008