MỤC LỤC
Đã hình thành một đội ngũ doanh nghiệp phát triển hạ tầng có kinh nghiệm và năng lực quản lý, điển hình là Công ty Phát triển KCN Thăng Long, Công ty Phát triển KCN Biên Hoà (Sonadezi), Công ty cổ phần KCN Tân Tạo.. Trên phạm vi cả nước, đến cuối năm 2005, có 79 KCN, đã hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào vận hành; 51 KCN còn lại đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. B.4) KCN có tác động tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương theo hướng CNH, HĐH, đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước, mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế. Trong đó, đặc biệt phải kể đến những dự án công nghiệp kỹ thuật cao với 11 doanh nghiệp đều tập trung ở KCN với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD (phần lớn của Nhật Bản) như Công ty TNHH Canon Việt Nam, Mabuchi Motor, Orion Hanel,.. Các dự án ĐTNN vào KCN không những góp phần nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm của các doanh nghiệp KCN mà còn mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư từng bước nâng cao vị thế và sức hấp dẫn đầu tư của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế và khu vực. B.5) Các KCN sử dụng ngày càng hiệu qua cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh hợp tác sản xuất, tăng cường mối liên kết ngành trong phát triển kinh tế. Cùng với việc gia tăng diện tích thành lập mới và mở rộng hàng năm, trong thời gian qua các địa phương đã thành lập và hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng mỗi năm tăng thêm từ 2 - 5 KCN. Hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng gắn liền với đất của các KCN ngày càng được nâng cao, thể hiện ở các chỉ tiêu:. Số lao động thực tế sử dụng bình quân một ha đất sản xuất trong KCN được huy động khoảng 80 - 100 người với giá trị sản xuất ra khoảng 30 tỷ đồng/ha/năm. B.6) Các KCN đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao dân trí và thực hiện các chính sách xã hội. Hiện nay, một số KCN đã xây dựng các cơ sở dạy nghề (Trung tâm dạy nghề Việt Nam - Singapore, Trường Kỹ nghệ Thừa Thiên Huế, Trường Cao đẵng kỹ thuật - công nghệ Biên Hoà…). - Doanh nghiệp trong KCN có mô hình tổ chức và quản lý nói chung, tổ chức và quản lý nhân lực nói riêng. Đây là môi trường rất tốt để đào tạo, chuyển giao khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp của Việt Nam. B.7) KCN đã góp phần nhất định vào việc bảo vệ môi trường sinh thái. KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện tập trung các chất thải do các doanh nghiệp thải ra để xử lý, tránh tình trạng khó kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp do phân tán về địa điểm sản xuất. KCN góp phần thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất từ nội đô; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong việc kiểm soát ô nhiễm và có biện pháp xử lý kịp thời đối với hành vi gây ô nhiễm của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp ngoài KCN. Thực tế cho thấy một số KCN thực hiện rất tốt và hài hoà mục tiêu thu hút đầu tư với giải quyết vấn đề về môi trường, thực sự là những "công viên công nghiệp", là mẫu hình để các KCN khác tiếp tục triển khai áp dụng, điển hình là KCN Biên Hoà II, KCN Thăng Long. B.8) Các KCN có tác dụng lan toả tích cực tới trình độ phát triển của các vùng, các ngành, lĩnh vực.
Liên kết ngành trong KCN bước đầu đã có những kết quả nhất định thực hiện trong phạm vi nội bộ KCN bởi những ngành nghề bổ trợ lẫn nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư trong KCN đã tạo điều kiện cho các ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp KCN hoặc bản thân các doanh nghiệp trong các KCN có điều kiện tiêu thụ sản phẩm tại các cơ sở kinh doanh xung quanh KCN. Với thế mạnh về công nghệ, thiết bị hiện đại, phương pháp quản lý tiến bộ, các doanh nghiệp này sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt và ổn định, các doanh nghiệp trong KCN đã và đang tác động tích cực tới yếu tố chất lượng sản phẩm của công nghiệp địa phương, góp phần giúp công nghiệp địa phương từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ là chính đã vươn ra thị trường cả nước và xuất khẩu.
Tham gia tích cực và chủ động hơn nữa vào các chương trình xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ các tổ chức, diễn đàn khu vực theo hướng sau: xây dựng và cập nhật thường xuyên các chương trình hành động quốc gia về tự do hoá, thuận lợi hoá và xúc tiến đầu tư mà Việt Nam đã cam kết trong khuôn khổ ASEAN, APEC và ASEM; tham gia tích cực vào chương trình hợp tác và tham vấn giữa các cơ quan quản lý đầu tư của các nước thành viên, đồng thời tăng cường đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, diễn đàn quốc tế khác để xác định các rào cản đối với đầu tư và kiến nghị các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư của khu vực nói chung và từng nước thành viên nói riêng; duy trì, mở rộng quan hệ hợp tác xúc tiến đầu tư với các tổ chức quốc tế như WB, IFC, FIAS, MIGA, ESCAP theo chương trình đã thoả thuận. Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng, quy hoạch xây dựng KKT, KCNC, KCN, CCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hạn chế sử dụng đấ t canh tác nông nghiệ p, không xâm phạm các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, bảo đảm phát triển bền vững và an ninh quốc phòng. KCN và các dự án trong KKT phát sinh nhiều nguồn khí thải và tiếng ồn phải được bố trí ở cuối hướng gió chủ đạo đối với KKT và được cách ly với khu đô thị và cá c khu chức năng yên tĩnh bằng các dải cây xanh có chiều rộng theo quy định; các dự án phát sinh nhiều nước thải phải được bố trí gần nhau và ở cuối nguồn nước của KKT.
Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KKT, KCNC, KCN và CCN phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ. Về xử lý nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung phải được thi công xây dựng theo đúng tiến độ và thiết kế trong dự án đầu tư đã được phê duyệt; phải lập kế hoạch vận hành thử nghiệm các nhà máy xử lý nước thải của KCN, CCN và các công trình xử lý nước thải của các khu chức năng khác trong KKT, KCNC gửi cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM và Ban quản lý KKT, KCNC, KCN hay cơ quan quản lý CCN trước khi đi vào vận hành chính thức. Trong giai đoạn hoạt động, Ban quản lý KKT, KCNC, KCN và cơ quan quản lý CCN phải có trá ch nhiệm xem xét tiếp nhận các dự án đầu tư thuộc ngành nghề trong báo cáo ĐTM của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KKT, KCNC, KCN và CCN đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; ưu tiên cá c dự án có công nghệ sả n xuất hiện đại, công nghệ cao, không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường, các dự án áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, công nghệ thân thiệ n môi trườ ng, tiết kiệm năng lượng; đồng thời kiên quyết không tiếp nhận các dự án có công nghệ, thiết bị lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu thấp, phát sinh nhiều chất thải, có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Sau đó, các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật phải theo dừi, giỏm sỏt hoạt động xả thải của cỏc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo đúng hợp đồng đã ký kết; lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải của cá c cơ sở đổ vào nhà máy xử lý nước thải tập trung và bảo đảm các công trình xử lý nước thải, công trình thu gom, phân loại, lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải rắn của KKT, KCNC, KCN và CCN hoạt động đúng kỹ thuật.