MỤC LỤC
Về thuế doanh thu có hiện tượng thuế chồng lên thuế, luật thuế thu nhập công ty thuế suất chủ yếu là 32% có hiệu lực từ ngày 1/1/1999 trong khi theo luật đầu tư nước ngoài doanh nghiệp có vốn nước ngoài trừ dầu khí và khai thác vàng bạc đã quí được hưởng thuế suất 100%, 20%, 25% trong một thời gian nhất định hoặc suốt thời gian thực hiện dự án. Như vậy tất cả doanh nghiệp cố vốn nước ngoài được cấp giấy phép sẽ chịu thuế suất thu nhập công ty 32% thay cho thuế suất từ 10 - 20% và khi đó cần bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài với thuế suất từ 5 - 10% để đảm bảo sự công bằng nhất định cho các nhà đầu tư. Thuế suất áp dụng theo pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là quá cao so với các nước lân cận vì vậy các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đứng trước nguy cơ khó mà duy trì đủ lượng nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý có trình độ chuyên môn cần thiết để tham gia và điều hành hoạt động của doanh nghiệp và càng không thu hút được những người giỏi vào làm việc ở Việt Nam.
Còn nhiều điều phải xét lại trong thủ tục kiểm tra hang hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài trong nhiều trường hợp vào kiểm tra gian lận thương mại các cơ quan hải quan đã giữ hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu quá lâu gây ách tách cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Xét về mặt địa lý, qua thực tế cho thấy vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu tập trung ở những vùng có điều kiện thuận lợi như: Hà nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Hải Phòng, trong đó chủ yếu là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều tập trung trong các khu công nghiệp, khu chế xuất vì nơi đây đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng, tránh được nhiều thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp.
Nhiều công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ, củ kỹ sản xuất từ những năm 1950 vẫn trở thành vốn góp của bên nước ngoài và còn được định giá cao từ 15% - 20% so với giá thị trường và chuyển giao vào nước ta. Sự buông lỏng quản lý trong đó bao gồm công tác kiểm tra của các đơn vị chủ quản bên Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã dẫn đến tình trạng không phát hiện được những yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh. Bên cạnh các tác động tích cực như: khuyến khích các doanh nghiệp nội địa đổi mới công nghệ nhằm tăng năng suất hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, nâng cao tính năng động, linh hoạt trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường, thì sự cạnh tranh đó cũng làm xuất hiện nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong nước, nhất là trong lĩnh vực sản xuất bia, bột giặt, dệt, da, lắp ráp điện tử… (ví dụ: công nghiệp điện tử liên doanh tăng 35% thì khu vực trong nước giảm đi 5%).
Ở một số xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư đã tìm cách tăng cường độ lao động xén tiền công, điều kiện bảo hiểm, thậm chí xúc phạm nhân phẩn của người lao động, phản ứng tiêu cực với cán bộ công đoàn.
Các giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước.
Đối với các dự án trong một số lĩnh vực cụ thể như: bưu điện, xây dựng cơ sở hạ tầng thì có thể xem xét và xử lý linh hoạt về hình thức đầu tư, tỷ lệ vốn góp và các đối tác nước ngoài cho một số dự án có tính khả thi, lành mạnh mà không ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của nước ta. Trước hết, công tác giáo dục và đào tạo, Nhà nước cần đề ra kế hoạch, chính sách giáo dục và đào tạo để tạo ra sự hợp lý trong cơ cấu sản phẩm đào tạo, chú trọng vào việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, những người trực tiếp tham gia sản xuất, nhằm khắc phục tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" hiện nay cho thấy, để tuyển dụng một công nhân kỹ thuật dưới 30 tuổi tay nghề bậc năm còn khó hơn là tuyển dụng một sinh viên tốt nghiệp đại học. Nhà nước cần dành một khoản đầu tư thích đáng từ ngân sách cho công tác giáo dục - đào tạo, có các quy định về việc góp quỹ đào tạo của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm, hành vi ứng xử của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc sử dụng lao động Việt Nam.
Chúng ta cần thành lập các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, để một mặt đại diện cho công nhân Việt Nam đàm phán với các nhà đầu tư nước ngoài, để bảo vệ lợi ích của người lao động Việt Nam, mặt khác tiếp thu những ý kiến chính đáng từ các nhà đầu tư nước ngoài để phản ánh tới các cơ quan hữu trách. Bố trí những cán bộ có năng lực vào làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng, tinh thần dân tộc của họ đối với lợi ích của bên Việt Nam cũng như đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tạo tiền đề cho mối quan hệ hợp tác lâu dài trên nguyên tắc "đôi bên cùng có lợi.". Trong quỏ trỡnh soạn thảo cần quy định rừ ràng cụ thể cỏc điều khoản thực thi để tránh trường hợp luật mới ra đời nhưng vẫn không thể thực thi vì cũn chờ nghị định hướng dẫn thực hiện, quy định rừ ràng cỏc khung phỏp lý thay cho việc sử dụng những từ ngữ chung chung gây khó khăn hiểu lầm trong thực thi.
Trong thời gian tới, chúng ta cần sát nhập luật đầu tư trong nước và luật đầu tư nước ngoài thành một bộ luật thống nhất nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ đi những ưu đãi bất hợp lý giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước. Cùng với việc hoàn thiện bổ sung luật đầu tư nước ngoài thì chúng ta cần ra soát, loại bỏ các văn bản có tác dụng chồng chéo triệt tiêu nhau trong việc điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài, điều chỉnh và bổ sung một số ưu đãi để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài như: thuế sử dụng đất, thuế lợi tức…. Trước thực trạng đó, để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, theo em thấy cần phải đẩy mạnh hoạt động tư vấn đầu tư theo các hướng sau: Trước hết, chúng ta cần nhận thức đúng và nhất quán đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, coi hoạt động này là một bộ phận của chiến lược phát triển xã hội, coi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện trạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay còn yếu kém và chưa đầy đủ phù hợp với các yêu cầu của hoạt động chuyển giao công nghệ hiện đại: hệ thống giao thông vận tải còn non kém, chất lượng thấp, nhiều nơi chưa có đường giao thông, phương tiện vận tải cũ nát, hệ thống cấp thoát nước lạc hậu điển hình như nhiều nơi hiện nay thiếu nước về mùa khô hoặc ngập lụt về màu mưa… Nếu so với hơn mười năm về trước thị hệ thống cơ sở hạ tầng chúng ta đã có nhiêu tiến bộ. Sự ổn định về chính trị có một ý nghĩa quyết định đến việc thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, bởi vì môi khi tình hình chính trị không ổn đinh thì sẽ dẫn đến những sự thiệt hại về lợi ích trong đó có thiệt hại của nhà đầu tư nước ngoài nên làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài khi đến đầu tư. Mục đích của các giải pháp trên đây nhằm tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đáp ứng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta vì mục tiêu '' dân giàu nước mạnh xã hội công bằng và văn minh''.