MỤC LỤC
Cá lăng nha (Mystus wyckioides) là loài cá phân bố tự nhiên ở Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, phân bố chủ yếu ở các con sông lớn từ thượng nguồn đến tận vùng cửa sông (Smith, 1945; trích bởi Lê Đại Quan, 2004). Cá lăng cũng được tìm thấy ở đảo Sanda, Ido (Indonesia) và ngay cả ở Trung Quốc. Ở Sumatra chúng được tìm thấy ở mọi khu vực của sông từ thượng nguồn đến hạ nguồn, nhiều nhất ở khu vực hạ lưu của sông nơi có vùng ngập nước.
Đa số các loài cá lăng là cá có giá trị kinh tế cao, phẩm chất thịt ngon, được nhiều người ưa thích, có thể phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá lăng nha (Mystus wyckioides) được mụ tả như sau: đầu dẹp bằng, mắt dưới phẳng. Miệng cận dưới, rộng, có hình vòng cung, nằm trên mặt phẳng ngang, không co duỗi được. Mắt to khụng cú da che phủ, nằm lệch về mặt lưng của đầu, gần chúp mừm hơn gần điểm cuối xương nắp mang.
Màng mang rất phát triển nhưng không dính nhau và không dính với eo mang, lỗ mang rộng. Gai vi lưng nhỏ hơn gai vi ngực và mặt sau của gai này có răng cưa hướng vào gốc vây. Vi mỡ nằm đối diện với vi hậu môn và dài, gốc vi mỡ dài tương đương với gốc vi hậu môn.
Mặt lưng của thân và đầu có màu nâu đậm và nhạt dần xuống bụng, bụng cá có màu trắng đục. Toàn thân ánh lên màu xanh rêu, phần sau vi mỡ có một đốm đen rộng.
Sinh trưởng là sự tăng trưởng về kích thước và khối lượng của cá theo thời gian nhờ quá trình trao đổi chất. Sinh trưởng cũng là quá trình sử dụng và đồng hóa thức ăn xảy ra bên trong cơ thể của cá. Quá trình này đặc trưng tương ứng với từng loài cá và tùy thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện môi trường sống, thuộc tính của loài, số lượng thức ăn có trong thủy vực, thời gian sống của cá, giới tính.
Đây là đặc tính thích ứng của loài, đảm bảo sự sống của loài với điều kiện môi trường.
Ngoài ra, sự khác biệt giới tính ở cá lăng nha còn có thể nhận biết qua những đặc điểm bên ngoài như: cá đực có gai sinh dục dài và nhọn ở đầu mút; cá cái có phần bụng to và bè ra hai bên nếu nhìn thẳng từ trên xuống, có lỗ sinh dục hình tròn màu hồng và hơi lồi ra.
Thức ăn sau khi trải qua quá trình tiêu hóa được cơ thể hấp thu và sử dụng vào 2 mục đích: một phần để xây dựng cơ thể và một phần được dùng để cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động sống. Như vậy có thể nói nguồn năng lượng từ thức ăn hấp thu được gồm hai dạng năng lượng tích lũy và năng lượng tiêu hao. Người ta tìm thấy ở cá, khoảng 60 – 70% ca-lo-ri của noãn hoàng được tích luỹ trong cơ thể sau khi ấu trùng hấp thụ noãn hoàng hoàn toàn, 30 – 40% ca-lo-ri được dùng để cung cấp năng lượng cho hoạt động sống.
Do nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cao, đặc biệt là nhu cầu đạm cho xây dựng cơ thể nên hầu hết cá bột của các loài cá, thức ăn ban đầu của chúng thường là các loài phiêu sinh động vật. Do đó, kết quả ương tốt nhất khi thức ăn ban đầu của cá là các luân trùng, sau đó là ấu trùng của giáp xác chân chèo. Một đặc trưng chung nữa ở giai đoạn ấu trùng, cá bột, cá hương và cá giống của các loài cá là sự tăng trưởng và phát triển rất nhanh chóng.
Vì vậy, ở giai đoạn này chúng bắt mồi liên tục và nhiều để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất. Từ giai đoạn cá bột đến giai đoạn cá giống thường có sự phân đàn rất lớn đối với một số loài cá như cá trê, cá lăng, cá chép.
Tỉ lệ giữa hai dạng năng lượng này thay đổi theo loài và giai đoạn phát triển cá thể. Thức ăn ban đầu, ngoài tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng còn làm mở rộng ống tiêu hóa. Do đó, kích thước của thức ăn ban đầu là yếu tố quan trọng, quyết định sự sống của cá bột.
Việc pha chế thức ăn nhân tạo có giá thành thấp ít quan trọng trong ương cá giống so với cá nuôi thịt vì lượng thức ăn này đòi hỏi tương đối ít. Việc sử dụng thức ăn trong công tác ương giống là cần thiết vì tảo có thể giúp ổn định môi trường nước, làm hạ thấp am-mô-ni-a và làm gia tăng ô-xy hoà tan. Tuy nhiên, những hậu quả không mong muốn như sự nở hoa của tảo làm gia tăng quần thể nguyên sinh động vật có tiêm mao, các côn trùng và giáp xác gây hại cho cá con.
So với Artemia thì Moina có ưu điểm là dễ tìm, sẵn có, giá thành rẻ hơn rất nhiều đem lại hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt là giá trị dinh dưỡng không sai khác bao nhiêu so với Artemia. Đối với Daphnia thì Moina nhỏ hơn nhưng có giá trị protein cao hôn (Shirota, 1966).
- Nguồn cung cấp trùn chỉ không ổn định nên ảnh hưởng đến nguồn thức ăn cho cá lúc nhỏ và ảnh hưởng đến sản xuất giống. - Giá trùn chỉ thường rất cao vào các thời điểm khan hiếm, ảnh hưởng đến việc ương nuôi cá bột. - Trong tương lai vấn đề môi trường đang được quan tâm và cải thiện đúng mức, cho nên việc khai thác trùn chỉ sẽ gặp khó khăn vì không còn môi trường cho trùn chỉ sống vì thế lượng thức ăn này sẽ bị khan hiếm dần.
- Một số địa phương không có trùn chỉ thì hàm lượng dinh dưỡng trong các ao, hồ không cao từ đó sẽ gặp khó khăn trong sản xuất giống.
Cá sử dụng cho thí nghiệm được sản xuất tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản của Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Thức ăn sử dụng cho cá là thức ăn dùng cho cá da trơn hiệu Greenfeed (độ đạm 27.74%, theo kết quả phân tích hàm lượng đạm tại Bộ Môn Dinh Dưỡng Gia Súc, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Thịt cá: cá sử dụng lấy thịt để chế biến thức ăn nhiều loại như cá rô phi, trôi, trắm, mè, … được làm sạch nội tạng, cá còn dư được trử đông.
Thông thường, để đảm bảo chất lượng thức ăn trong một thời gian nhất định người ta pha thêm chất chống oxy hóa và chất chống nấm, nhưng ở đây phối trộn trong nhiều lần và trong thời gian ngắn nên không cần bổ sung thêm các chất này khi phối trộn. Nhằm làm giảm kích cỡ hạt thức ăn sao cho việc trộn đều thức ăn được thực hiện dễ dàng và hiệu quả. Trộn đều là khâu quan trọng trong chế biến thức ăn vì nếu trộn không đều thì tôm cá ăn vào sẽ mất cân đối về chất dinh dưỡng, sự hấp thu dưỡng chất trong thức ăn không tốt nên làm chúng chậm lớn.
Ởû đây chúng tôi không thực hiện công đoạn ép viên mà tiến hành vo thành viên lớn, đường kính từ 12 – 14 cm. Cần nhồi trộn thức ăn thật kỹ rồi vo thành viên, đảm bảo viên thức ăn khi thả xuống nước sẽ không nổi. Ao sau khi được làm sạch sẽ và bón vôi, tiếp tục phơi nắng 1 – 2 ngày rồi cho nước vào ao qua hệ thống bơm và đảm bảo chiều sâu 1,5m.
Trong quá trình ương nuôi, tuỳ theo ngày tuổi của cá, chúng tôi sử dụng 3 loại thức ăn đó là Moina, trùn chỉ và thức ăn chế biến (TACB). Mỗi ngày vào sáng sớm đi quanh ao kiểm tra xem có trứng cóc, ếch nhái đẻ vào ao không, xem cá có nổi đầu không để có biện pháp xử lý kịp thời. Trong quá trình cân và đo, chúng ta cần thực hiện với thao tác nhẹ nhàng và nhanh để tránh cá bị sây sát và mất nhớt.
Lđ: Chiều dài trung bình cá lúc kiểm tra đầu (cm) Lc: Chiều dài trung bình của cá lúc kiểm tra cuối (cm) t1: Thời điểm đầu kiểm tra. Pđ: Trọng lượng trung bình ban đầu kiểm tra (g) Pc: Trọng lượng trung bình cuả cá sau đợt kiểm tra (g) t1: Thời điểm đầu kiểm tra. Sử dụng phần mềm stagraphic 7.0 phân tích ANOVA để kiểm tra sự khác biệt giữa các đợt ương có ý nghĩa hay không.