Đánh giá tác động của việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

MỤC LỤC

Mô hình 3 giảm 3 tăng

Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa là biện pháp kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong “3 giảm 3 tăng”, mà nội dung cốt yếu chính là không phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn 40 ngày sau khi sạ vì trong thời gian này cây lúa có khả năng bù đắp những thiệt hại này do sâu bệnh gây ra. Lợi ích của việc giảm thuốc trừ sâu là vừa bảo vệ thiên địch (côn trùng, thiên địch có ích) để khống chế sự bộc phát của nhiều dịch hại khác vừa giảm ô nhiễm môi trường và giảm chi phí đầu tư, bên cạnh đó còn tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và an toàn cho người tiêu dùng.

CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHI ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Hiệu quả môi trường

– Thu nhập ròng trên ngày công lao động (TNR/NC): Chỉ tiêu này phản ánh trong một ngày công lao động của người trực tiếp sản xuất tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi trừ đi tổng chi phí trên một ngày công. Đa số nông dân trong vùng đều sống bằng nghề sản xuất lúa nên chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập của nông hộ, chỉ tiêu này phụ thuộc vào yếu tố: hiệu quả sản xuất, diện tích đất sản xuất.

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

    Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp này đỏi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có tính so sánh được để xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về hiện tượng, quá trình kinh tế. – So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là biểu hiện mức độ chung nhất về mặt lượng của các đơn vị bằng cách sang bằng mọi chênh lệch trị số giữa các đơn vị đó, nhằm khái quát đặc điểm điển hình của một tổ, một bộ phận hay một tổng thể các hiện tượng có cùng tính chất.

    KHI ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT

    MÔ TẢ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ

      Ngành này còn đòi hỏi khá nhiều lao động khi chuẩn bị đất, gieo sạ, cấy, phun thuốc, bón phân và cả khâu thu hoạch nhưng lượng lao động này người sản xuất có thể thuê bên ngoài tại địa phương tùy thuộc vào diện tích đất ít hay nhiều nên số lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất trung bình là 1 người (63,3%), 2 người chiếm 30%, tỷ lệ còn lại có số lao động trực tiếp sản xuất là 3 – 4 người và cao nhất là 5 người. Trình độ học vấn của các hộ được khảo sát tuy không cao nhưng thực tế khi tiếp xúc họ rất tiến bộ, khả năng nhận thức cũng được nâng cao vì điều kiện sống hiện tại đã giúp họ nắm bắt vấn đề nhanh hơn và một lợi thế nữa là họ đã sản xuất nhiều năm nên tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất như thử nghiệm và chọn được loại giống thích hợp với điều kiện đất của họ, trình độ thâm canh tăng vụ cũng tăng lên, kỹ thuật chăm sóc cây lúa cũng tốt hơn. Nội dung chủ yếu của các buổi tập huấn là hướng dẫn cho nông dân cách thức sản xuất các loại giống mới, kỹ thuật IPM, 3 giảm 3 tăng (do Trạm khuyến nông và Chi cục bảo vệ thực vật huyện Mỹ Tú thực hiện); các Công ty phân bón còn giới thiệu các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn cách bón phân, xịt thuốc đúng liều, đúng thời điểm.

      Bảng 7. Tần số, tỷ lệ (%) các dân tộc
      Bảng 7. Tần số, tỷ lệ (%) các dân tộc

      PHÂN TÍCH SỰ LỰA CHỌN CỦA NÔNG HỘ TRONG VIỆC QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG KỸ THUẬT MỚI

       Làm theo phong trào (11,38%): một bộ phận nông dân chọn áp dụng kỹ thuật mới vì làm theo phong trào, thấy người khác làm nên mình bắt chước như thấy người khác sử dụng giống tài nguyên hay giảm sử dụng lượng phân bón nào đó… thì mình cũng làm theo.  Địa phương khuyến khích (8,94%): Trạm khuyến nông huyện, Chi cục bảo vệ thực vật kết hợp Ban nông nghiệp của xã tổ chức tập huấn kỹ thuật mới cho nông dân và có sự hỗ trợ ban đầu về giống, phân bón cho một số hộ; Ban nông nghiệp xã còn thành lập tổ IPM sinh hoạt hàng tháng để cập nhật và cung cấp thông tin mới cho nông dân cũng như các bệnh và cách điều trị cho cây lúa phát sinh trong một thời điểm cụ thể đến nông dân; Ấp Phú Thành B còn tổ chức Câu lạc bộ IPM tạo điều kiện cho nông dân trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất.  Sản phẩm đang có giá (1,63%): một tỷ lệ nhỏ sự lựa chọn để áp dụng kỹ thuật mới cụ thể là các loại giống mới vì các loại giống này khi thu hoạch thương lái chọn mua nhiều hơn các loại giống cũ nên giá bán cao hơn các loại giống cũ nên người dân sử dụng giống mới.

      ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KHI ÁP DỤNG KỸ THUẬT MỚI

        Vào các thời điểm như cuối tháng 3, cuối tháng 7 đến cuối tháng 8 và đầu tháng 11 nông dân thu hoạch gần như liên tiếp nên trong thời gian này rất khan hiếm lao động làm cho giá thuê lao động tăng cao vì hiện nay trong khâu cắt thì nông dân chỉ cắt thủ công nên hao tốn rất nhiều lao động. Bán theo hình thức này nông dân rất dễ bị ép giá nhưng họ vẫn chọn vì không có điều kiện về vốn để dự trữ chờ giá cao, cần bán ngay để thu tiền trả tiền phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chi phí thu hoạch; nông dân không có sân phơi mà số lượng lò sấy tại địa phương rất ít, không có kho trữ lúa nếu gặp trời mưa hay thời tiết ẩm lúa rất dễ bị hư hỏng; tại xã chỉ có 7 nhà máy xay xát nhưng công suất thấp, nếu chở tới nhà máy để bán hay xay gạo bán thì tốn thêm rất nhiều chi phí…. – Chi phí vận chuyển trong sản xuất: phần chi phí này rất ít vì nông dân được các đại lý chuyên chở hàng vật tư nông nghiệp đến tận nơi, và khi họ thuê lao động để gieo sạ, cấy, bón phân… thì những lao động này đã thực hiện luôn khâu vận chuyển, một số hộ do điều kiện không thuận lợi nên phải chuyển lúa ra lộ hoặc cặp bờ kênh cho thương lái nên tốn khoản chi phí này.

        Bảng 20. Diện tích, năng suất trước và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật
        Bảng 20. Diện tích, năng suất trước và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật

        PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KHI NÔNG HỘ ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH KHOA HỌC KỸ THUẬT

          Trung bình thì mỗi ngày công người trực tiếp sản xuất thu được 191.100 đồng/ha – ít hơn 2 mô hình còn lại, điều này cũng dễ nhận thấy vì với mô hình IPM thì công chăm sóc nhiều hơn mô hình giống mới, ít hơn mô hình 3 giảm 3 tăng nhưng do thu nhập ròng của mô hình 3 giảm 3 tăng cao hơn mô hình IPM nên thu nhập ròng/ngày công của mô hình IPM thấp hơn 2 mô hình kia. Để xem xét việc áp dụng các mô hình khoa học kỹ thuật kết hợp như: hộ chỉ sử dụng giống mới; sử dụng giống mới và ứng dụng thêm mô hình IPM; hộ sử dụng giống mới và cùng lúc ứng dụng mô hình IPM, mô hình 3 giảm 3 tăng có mang lại hiệu quả kinh tế khác nhau như đã kiểm định ở phần 2.1 nhưng hiệu quả này do yếu tố nào gây nên ta phân tích thu nhập và chi phí của những mô hình này. Sau khi chạy phần mềm SPSS loại bỏ nhân tố thuế, phí (X11) không ảnh hưởng đến mô hình phân tích ở độ tin cậy 95%, còn lại các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng là: là chi phí giống; chi phí phân bón; chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; chi phí chuẩn bị đất ; chi phí gieo sạ, cấy ; chi phí chăm sóc; chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí vận chuyển; chi phí lãi vay; chi phí thuê đất; chi phí thu hoạch; năng suất; giá bán.

          Bảng 25. So sánh chi phí, thu nhập của 3 mô hình khoa học kỹ thuật kết hợp
          Bảng 25. So sánh chi phí, thu nhập của 3 mô hình khoa học kỹ thuật kết hợp

          GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ

          GIẢI PHÁP ĐỂ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ ĐẠT HIỆU QUẢ HƠN

            Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có nhiều công ty, đại lý bán phân bón, thuốc hóa học sẵn sàng cung cấp những đầu vào rất cần thiết và chiếm tỷ trọng cao trong chi phí sản xuất cho nông dân đến cuối vụ thanh toán tiền do đó nhu cầu vốn cần thiết để sản xuất cho một vụ không cao nên nông dân có thể yên tâm sản xuất vì họ không phải vất vả để tìm nguồn vốn cho sản xuất như những năm trước đây. – Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho các công ty phân bón, vật tư nông nghiệp đến địa phương giới thiệu sản phẩm, cách sử dụng… cho nông dân nhưng phải kiểm tra, giám sát, tránh tình trạng những công ty này cung cấp những thông tin sai lệch vì mục đích riêng mà gây thiệt hại cho nông dân. – Khi xây dựng mô hình lúa – màu, ngoài việc xác định vùng đất thích hợp loại cây gì cũng cần phải quan tâm đến việc quy hoạch với diện tích bao nhiêu, đầu ra như thế nào, xác định nhu cầu của thị trường, tránh tình trạng nông dân thấy có hiệu quả nên sản xuất theo phong trào làm cho đầu ra bị ứ đọng ảnh hưởng đến giá cả sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả khi chuyển đổi.

            PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

            KIẾN NGHỊ

              – Tăng cường công tác trình diễn thí điểm, nhân rộng mô hình khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả cao tại các ấp khác nhau trong xã, từ đó nông dân có thể chọn mô hình khoa học kỹ thuật phù hợp với nguồn lực sẵn có của mình để ứng dụng. Đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng (giáo dục, đào tạo nghề, y tế… ) nhằm mục đích nâng cao trình độ dân trí, tạo điều kiện cho nông dân dễ dàng tiếp thu các biện pháp khoa học kỹ thuật và ứng dụng trong sản xuất để tăng năng suất và tăng hiệu quả sản xuất. Nhà nước cần phải hỗ trợ đủ kinh phí để giúp các cơ quan ban ngành trong việc xây dựng và triển khai mô hình đến nông dân như: Kinh phí xây dựng các điểm trình diễn ở nhiều khu vực kể cả những vùng thuộc vùng sâu, vùng xa; Kinh phí thực hiện các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật và kinh phí vận động nông dân đặc biệt là nông dân vùng sâu, vùng xa đến tham dự; Kinh phí tuyên truyền và vận động nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; Kinh phí tổ chức điều tra xem các mô hình mới tiến triển như thế nào.