Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò tại huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

  • MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu chung

    TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Chăn nuôi bò là một trong những ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, cũng là ngành sản xuất cho phép khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên của địa phương để phát triển kinh tế và góp phần làm giàu cho xã hội. Đặc biệt ở các tỉnh miền Trung, lâu nay bò được xác định là con vật chiếm nhiều ưu thế để phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại, góp phần tích cực trong việc tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho nông hộ. Tuy nhiên, để phát triển chăn nuôi bò có hiệu quả, một trong những vấn đề cơ bản cần phải giải quyết đó là nguồn thức ăn xanh cho bò. Thực tế trong những năm qua, nhiều địa phương trong cả nước nói chung, An Nhơn nói riêng đã và đang đối mặt với khó khăn trong việc giải quyết nguồn thức ăn xanh cho bò. Trở ngại lớn nhất hiện nay là diện tích chăn thả tự nhiên ngày càng bị thu hẹp do chính sách giao đất, khoán rừng cho nông hộ, chủ trương tận dụng đất hoang hoá để phát triển sản xuất, nhiều nơi đã lấy đất để xây dựng khu công nghiệp và đô thị hoá nông thôn, nhiều địa phương đã cấm chăn dắt bò trong những vùng đất canh tác. Thêm vào đó, áp lực dân số ngày càng tăng trong khi diện tích đất đai lại không thay đổi. Thực tiễn này đã cản trở không ít đến sự phát triển chăn nuôi bò của hộ nông dân, dẫn đến một số nơi khó duy trì được đàn bò của địa phương, số lượng và chất lượng đàn bò không tăng do thiếu thức ăn và bãi chăn thả. Trong khi đó, chăn nuôi bò lại cần phải được duy trì và phát triển để đáp ứng các nhu cầu về thịt, sức kéo, phân bón…. cho sản xuất nông nghiệp, cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Chính vì vậy, phương thức chăn nuôi bò truyền thống theo kiểu chăn dắt và chăn thả tự do trên bãi cỏ tự nhiên như lâu nay không còn phù hợp đối với huyện An Nhơn nói riêng cũng như ở những vùng đất chật người đông nói chung. Để giải quyết mâu thuẫn này, nhiều hộ nông dân đã tự phát chuyển đổi một số diện tích đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò. Tuy nhiên, hiệu quả cụ thể như thế nào thì chưa được biết, chưa có một cơ sở khoa học chắc chắn để thực hiện việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò đảm bảo có hiệu quả ổn định, bền vững và tránh được rủi ro trong sản xuất. Chính vì lẽ đó, thực tiễn đã đặt ra những vấn đề bức xúc trong quá trình chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở An Nhơn cần phải được quan tâm nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc chuyển đổi, đó là:. 1) Thực trạng của việc chuyển đổi đang diễn ra ở An Nhơn như thế nào?. 2) Kết quả và hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trồng cỏ nuôi bò?. 3) Việc chuyển đổi này tạo ra hiệu quả xã hội gì?. 4) Quá trình chuyển đổi đã tác động như thế nào đến môi trường?. 5) Những giải pháp khả thi nào để nâng cao hiệu quả chuyển đổi trong thời gian tới?. Thế nhưng, cho đến nay ở Bình Định chưa có một nghiên cứu nào về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ để nuôi bò theo phương thức bán thâm canh. Do vậy, các vấn đề bức xúc mà thực tiễn đặt ra ở trên chưa được giải quyết, cũng chưa có cơ sở vững chắc để đề xuất và khuyến cáo hộ nông dân chuyển đổi như thế nào là mang lại hiệu quả cao nhất.

    Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đặt ra như đã trình bày ở trên, đề tài “Hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò ở huyện An Nhơn tỉnh Bình Định” được chúng tôi lựa chọn, nghiên cứu khi thực hiện luận văn thạc sĩ của mình. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò tại hộ nông dân nhằm phát triển sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn huyện An Nhơn tỉnh Bình Định. - Đề xuất định hướng và các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả của việc chuyển đổi đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò trên địa bàn huyện An Nhơn đến năm 2015.

    Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại huyện An Nhơn, trong đó tập trung nghiên cứu ở 3 xã đại diện cho huyện, đó là: Xã Nhơn Lộc, Xã Nhơn Phúc và Xã Nhơn Khánh. Đây là 3 xã nằm trong chủ trương chuyển đổi một phần đất trồng trọt sang trồng cỏ nuôi bò của huyện, là nơi phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết để chuyển đổi có hiệu quả.

    PHẦN PHỤ LỤC

    • THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ

      Phụ lục 1.3: Số hộ nuôi bò theo quy mô ở các xã điều tra và theo nhóm hộ Quy mô nuôi ĐVT chung Nhơn. Phụ lục 1.4: Tình hình sử dụng thức ăn cho bò của hộ ở các xã điều tra ĐVT: % Chủng loại thức ăn BQ chung Nhơn Lộc Nhơn Khánh Nhơn Phúc. Phụ lục 1.5: Số lương hộ sử dụng các loại thức ăn phân theo các xã điều tra ĐVT: hộ.

      Phụ lục 1.7: Chi phí trung gian trên một con bò theo nhóm hộ điều tra. PHIẾU ĐIỀU TRA NễNG HỘ Cể TRỒNG CỎ ĐỂ CHĂN NUễI Bề Mã phiếu số: ……. DT và NS một số loại cây trồng: (tổng các DT này chính là DTcanh tác của hộ) Loại cây trồng Lúa Lúa Mỳ Ngô Đậu Mía Khác.

      10.Chi phí vật chất ông bà phải bỏ ra để trồng trọt trên đất chuyển đồi sang trồng cỏ chăn nuôi bò là : ĐVT : đồng. Việc trồng cỏ nuôi bò có làm tăng cơ hội đến trường, tăng thời gian học tập ở nhà của con ông bà không?. 31.Việc trồng cỏ nuôi bò có làm giảm hiện tượng bò phá hoại hoa màu của gia đình khác không?Tại sao?.

      32.Việc trồng cỏ nuôi bò có làm giảm hiện tượng hư hỏng giao thông nông thôn, đê đập do bò đi lại không. Ông bà đang gặp khó khăn gì trong trong trồng cỏ để chăn nuôi bò : Cú [ ] khụng [ ]; Nếu cú xin nờu rừ cỏc khú khăn đang gặp. Ông bà đã được tiếp nhận kỹ thuật trồng cỏ từ các nguồn nào trong 2 năm qua?.

      Theo ông bà, để phát triển trồng cỏ chăn nuôi bò nhà nước cần hỗ trợ chính sách gì. DT và NS một số loại cây trồng: (tổng các DT này chính là DTcanh tác của hộ) Loại cây trồng. 31.Theo ông bà để trồng cỏ chăn nuôi bò nhà nước cần phải hỗ trợ chính sách gì?.

      Hình thức hỗ trợ kỹ thuật Số đợt CQ thực hiện Thành viên gia đình t/ gia  - Tập huấn
      Hình thức hỗ trợ kỹ thuật Số đợt CQ thực hiện Thành viên gia đình t/ gia - Tập huấn