Nâng cao hiệu quả công tác tạo nguồn hàng thông qua nghiên cứu thị trường và đa dạng hóa thu mua tại Công ty XNK Thanh Hà

MỤC LỤC

Tăng cường công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường

-Thực chất của đa dạng hoá các loại hình thu mua chính là hình thức kết hợp phát triển thị trường ở tất cả các loại sản phẩm (dạng tinh, dạng thô, đã qua chọn lọc đóng gói..) trên các vùng địa lý khác nhau. -Thông tin về những thay đổi có thể xảy ra bên trong và bên ngoài Công ty sẽ giúp cho việc thay đổi những chi tiết trong phương án kinh doanh giúp cho nó có tính khả thi và hiệu quả cao hơn. -Biến động chính trị, kinh tế, xã hội của các nước là thị trường hoặc đối thủ cạnh tranh có sự ảnh hưởng tới sự vận động của thị trường: Cung, cầu, giá cả các mặt hàng mà Công ty quan tâm.

Những thị trường này sẽ giúp cho Công ty có thể thiết lập được kề hoach sản xuất, chiến lược kinh doanh, lựa chọn đối tác và thị trường thích hợp với việc xuất khẩu của mình. Trong công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường thông tin có vai trò hết sức quan trọng, khả năng thu thập và chiếm giữ thông tin giúp Công ty có được một lợi thế lớn trong cạnh tranh. Nó giúp Công ty luôn nắm được tình hình thị trường, lượng cung cầu, giá cả và sự biến động của giá cả hàng hoá để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp, lợi dụng được thời cơ kinh doanh, hạn chế được những rủi ro của thị trường và có được hiệu quả kinh tế cao.

Để có được các thông tin, Công ty cần phải đào tạo được đội ngũ cán bộ thị trường có nghiệp vụ, có khả năng phân tích và chọn lọc các thông tin thu được từ nhiều nguồn khác nhau trong đời sống kinh tế , chính trị, xã hội. Công ty phải cử cán bộ có nghiệp vụ tiếp xúc với các bạn hàng có liên quan tới Công ty, cử các đoàn khảo sất sang thị trường nước ngoài, tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ, các hội nghị chuyên đề. Ngoài ra Công ty còn có thể thu thập thị trường thông qua các đại diện của các bạn hàng hoặc cũng có thể thu thập thị trường thông qua đài, báo, truyền hình hoặc các báo cáo của Nhà nước về các nguồn hàng doanh nghiệp kinh doanh.

-Cử cán bộ đến thị trường quan sát trực tiếp, tiến hành tìm hiểu cũng như phỏng vấn những người liên quan để thu thập thông tin sau đó tiến hành xử lý các thị trường nạy. Xử lý thị trường phải trả lời được câu hỏi về thị trường bạn hàng, nhu cầu, giá cả, số lượng, phương thức giao dịch, phương thức thanh toán cũng như các điều kiện và cơ sở giao hàng. Trên cơ sở giới hạn điều tra, lựa chọn một số khu vực thị trường, người cung cấp, Công ty sẽ phân loại để xác định thị trường có triển vọng cũng như loại bỏ những thị trường và bạn hàng kém hấp dẫn, sắp xếp các thị trường đã lựa chọn theo cấp bậc ưu tiên sau đó tìm ra thị trường và người cung cấp thoả mãn các điều kiện đặt ra của Công ty.

Việc chuyên môn hoá từng ngành nguồn hàng sẽ tạo thuận lợi cho khâu lập kế hoạch và hạch toán lỗ lãi với phương châm mua với giá cả hợp lý, chi phí thấp và giá cả trên thị trường thế giới cao để đạt được mục đích cuối cùng của kinh doanh là lợi nhuận. Cụ thể Công ty nên ký kết hợp đồng bao mua với tư thương, tuỳ từng trường hợp cụ thể nên quy định về chất lương, chủng loại, giá cả, bao bì, thời hạn giao hàng và thanh toán tránh tình trạng bị tư thương ép giá sau đó để tư thương tự tổ chức thu mua hàng hoá. Do vậy, muốn khai thác tốt nguồn hàng này Công ty phải tổ chức mạng lưới thông tin sâu rộng, ban hành chế độ thưởng phạt kinh tế cho những người mối lái, giới thiệu hàng.

Biện pháp đầu tư tạo nguồn hàng ổn định lâu dài

Nguồn hàng xuất khẩu do nhiều đơn vị sản xuất, sản phẩm phụ thuộc vào điều kiện sản xuất cụ thể của nó nên thường phân tán trôi nổi trên thị trường và không đồng bộ. Mạng lưới thu mua không nên cố định như trước đây, mà nên thay đổi theo điều kiện không gian và thời gian đặc biệt phải chú ý tới tính thời sự của nó. Cách làm này giúp cho Công ty không bỏ sót những lô hàng đơn lẻ, tranh thủ tận dụng được kinh nghiệm của tư thương trong khâu mua hàng.

Khi thu mua những nguồn hàng trôi nổi trên thị trường thường giá mua thấp vì gặp những người muốn bán nhưng chưa tìm được người mua. Việc nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu là nghiên cứu khả năng cung cấp hàng hoá xuất khẩu trên thị trường như thế nào?. Nguồn hàng thức tế là những cái Công ty đã thấy và có khả năng thu mua nhưng nguồn hàng tiềm năng với là quan trọng.

Công ty cần có những biện pháp đầu tư lâu dài nhằm tạo đầu ra cũng như vốn cho người sản xuất để họ yên tâm sản xuất. -Nghiên cứu và dự đoán nhu cầu của thị trường cũng như những biến động có thể xảy ra để đầu tư vào những mặt hàng tiềm năng. Ngoài ra hiện nay Công ty hầu như vẫn chưa có hoạt động gia công, chế biến, bảo quản đối với các mặt hàng nông, lâm sản.

Vì vậy, Công ty nên đầu tư vào hoạt động này vì hàng nông, lâm sản của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là hàng thô, chất lượng thấp. Nên đầu tư vào sơ chế các nguồn hàng thu mua được sẽ làm cho lợi nhuận của Công ty tăng lên rất nhiều và giúp cho Công ty chủ đọng hơn trong công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trê thị trường, ngoài việc thực hiện tốt công tác thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, Công ty cần có sự hỗ trọ rất lớn của các chiến lược Marketing nhằm tăng khả năng mở rộng thị trường và sinh lời, tạo được vị thế của Công ty trên thương trường và sự an toàn trong kinh doanh.

-Đối với chính sách Nhà nước được thông qua việc phụ thu lạc xuất khẩu, cần từ đó tạo ra quỹ dự phòng giúp cho nông dân khi gặp thiên tai và cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu có được nguồn hàng ổn định. -Nhà nước cần có chính sách tăng cường gọi vốn đầu tư nước ngoài vào việc liên doanh, liên kêt, nhập khẩu thiết bị nhằm đổi mới cho công nghệ chế biến. -Cần có chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nông lâm sản như trợ giá, cho vay vốn với lãi suất thấp.

Một số vấn đề khác

-Thực hiện các chính sách giá cả, chính sách sản phẩm, chính sách giao tiếp khuyếch chương trong kinh doanh. -Nhà nước tạo điều kiện cho Công ty có đủ vốn trong kinh doanh thông qua nguồn vốn cấp bổ sung. -Về vấn đề nguồn vốn: Với tình hình như hiện nay tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty so với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác là không lớn.

Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần phải có các hình thức tạo nguồn vốn hiệu quả và hợp lý nhằm tăng tổng nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu kinh doanh như: gọi vốn liên doanh liên kết từ các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, tăng phần lợi nhuận để lại, tận dụng nguồn vốn cấp bổ sung từ ngân sách Nhà nước. -Về cơ sở vật chất Công ty cần chú ý hơn tới việc đầu tư tài sản cố định nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất kinh doanh tốt hơn đặc biệt là cho bộ phận thị trường. Hơn nữa doanh nghiệp cần đầu tư cho việc xây dựng kho tàng, bến bãi phục vụ cho việc chứa hàng nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo nguồn hàng.

-Công ty cũng nên đầu tư cho mở rộng sản xuất mặc dù hiện nay Công ty đã có một xí nghiệp sản xuất khăn bông xuất khẩu. Vì nếu đầu tư cho sản xuất sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cũng như chủ động trong tạo nguồn hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó Công ty cung nên quan tâm hơn tới đời sống của người lao động chẳng hạn mức lương chung của Công ty hiện giờ còn thấp so với mặt bằng chung.