Thí nghiệm mô hình nghiên cứu khả năng xả lũ của đập tràn

MỤC LỤC

MỤC ĐÍCH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH

    Nghiên cứu thí nghiệm mô hình thuỷ lực tràn xả lũ theo đồ án đã được thiết kế là nhằm kiểm chứng về xả lũ qua tràn, trạng thái dòng chảy qua tràn, trên dốc nước, nối tiếp dòng chảy ở hạ lưu. Đánh giá tình hình xói lở ở Hạ lưu, qua thí nghiệm mô hình nêu lên các bất hợp lý về mặt thuỷ lực; tiến hành sửa đổi nhằm phục vụ việc hoàn thiện đồ án thiết kế, đảm bảo an toàn cho công trình khi đi vào vận hành và đạt yêu cầu hợp lý về mặt kinh tế.

    KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

    Thí nghiệm xác định khả năng tháo của đập tràn

    Từ số liệu đo đạc được trong bảng trên, ta xây dựng được hai đường quan hệ Qxả. Cũng như vậy ta có thể xác định được độ sâu dòng chảy ở đầu dốc ứng với các cấp lưu lượng xả lũ khác.

    Bảng 3.3. Kết quả đo đường mặt nước phương án thiết kế Q = 584.48 m 3 /s
    Bảng 3.3. Kết quả đo đường mặt nước phương án thiết kế Q = 584.48 m 3 /s

    Thí nghiệm về tình hình thuỷ lực

    - Cũng với đuôi trụ pin giữa theo dạng tròn, dòng chảy từ đỉnh tràn đổ xuống đầu dốc nước, sinh ra hai dòng phun từ đuôi trụ pin kéo dài 10 ÷13m, cao 2.50÷3.00m phóng xuống mặt dốc nước, khiến cho đoạn đầu dốc hình thành sóng giao thoa ở đoạn dốc không gắn nhám (xem ảnh 3.3), còn trên đoạn dốc nước có gắn nhám, dòng chảy có dạng sóng lướt đổ xuống cuối dốc rồi chảy qua đoạn cong chuyển tiếp đổ vào bể tiêu năng (xem ảnh 3.4). Với tình hình thủy lực như trên, quan sát được cho ta thấy rằng đồ án thiết kế còn tồn tại một số điều bất lợi về mặt thủy lực đáng được quan tâm sửa đổi bởi sự bất lợi ấy là tác dụng tương hỗ giữa kết cấu của công trình với dòng chảy mà sinh ra.

    Xác định lưu tốc trung bình dòng chảy trên các bộ phận của công trình

    - Với dạng hai trụ pin giữa thiết kế đầu tròn, dòng chảy từ kênh dẫn thượng lưu đi vào cửa tràn sinh ra hiện tượng nước dềnh lớn ở phía đầu trụ pin giữa, độ cao nước dềnh đạt tới 0.50m ÷ 0.60m tuỳ theo lưu lượng xả lũ khác nhau. Với điều kiện địa hình nên dòng chính ở kênh xả hạ lưu đi lệch về phía bờ trái, vì phía bờ phải là một vùng nước tĩnh rộng (sau đê quai hạ có cao trình đỉnh ∇484.0m) ép chủ lưu lệch sang bờ trái.

    Bảng 3.9. Kết quả đo vận tốc trung bình PATK, Q = 584.48 m 3 /s
    Bảng 3.9. Kết quả đo vận tốc trung bình PATK, Q = 584.48 m 3 /s

    Xác định phân bố áp suất trên mặt tràn và dốc nước

    Qua số liệu đo thấy rằng tất cả các giá trị áp suất đều là dương. Có thể nói trong quá trình xả lũ trên mặt tràn và dốc nước công trình hồ chứa nước Earớt không tồn tại áp suất âm nghĩa là không tồn tại nguyên nhân gây xâm thực mặt bê tông của công trình.

    Bảng 3.13. Kết quả thí nghiệm phương án thiết kế, đo áp suất trung bình
    Bảng 3.13. Kết quả thí nghiệm phương án thiết kế, đo áp suất trung bình

    Đánh giá xói lở ở hạ lưu công trình

    Trường hợp nguy hiểm là trong thời đoạn bắt đầu xả lũ, lòng sông có lớp nước đệm chưa lớn (mực nước ở hạ lưu dâng lên chưa kịp) thì khả năng gây xói trong thời đoạn này là đáng lưu ý. Với đánh giá khả năng xả lũ gây xói cho đoạn kênh xả hạ lưu như trên dựa theo số liệu thí nghiệm đo được làm cơ sở cho tư vấn thiết kế xét việc gia cố cho hợp lý, nhằm giảm bớt kinh phí đầu tư cho công trình.

    Nhận xét, kết luận và đề nghị 1. Nhận xét và kết luận

    + Với hình thức gắn nhám dày đặc trên dốc nước chỉ trong trường hợp công trình trình tháo lũ có nhiệm vụ phải thả bè (bè luồng, bè nứa hay bè gỗ) thì mới nên gắn nhám, còn bình thường xả lũ không nên gắn nhám bởi lẽ gắn nhám chỉ làm tăng thêm độ sâu dòng chảy ở đoạn dốc thứ hai, giảm bớt giá trị lưu tốc chỉ được gần 1.0m/s nên hiệu quả gắn nhám không cao mà thi công thêm phức tạp. Song tình hình thuỷ lực ở đầu cửa tràn chưa tốt, dạng đuôi trụ pin tràn gây ra dòng phun mạnh ở đầu dốc, gắn nhám ở đoạn dốc thứ hai hiệu quả không cao, đoạn chuyển tiếp xoải, chiều dài bảo vệ gia cố hạ lưu dài, chiều dài dốc nước quá dài đến 139.0m.

    KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM PHƯƠNG ÁN SỬA ĐỔI

    Kết quả thí nghiệm phương án sửa đổi 1. Khả năng xả của tràn

    - Đuôi trụ pin giữa được sửa theo dạng vát e-líp dòng chảy từ mái sau đập tràn đổ xuống lao đến đuôi trụ pin giữa thì mép nước ở hai biên đuôi trụ chụm lại thành luồng tia chảy xuống đoạn đầu dốc hình thành sóng giao thoa hội tụ tại giữa thân dốc trước mặt cắt số 8 (xem ảnh), hiện tượng sóng giao thoa này không bắn cao lên như trước, chiều cao gân sóng lớn nhất xấp xỉ 2.5m (so với mặt nước ở đoạn đầu dốc là cỡ 1.75m). Như vậy, có thể nói rằng việc thiết kế chọn mái hạ lưu tràn xả lũ, độ dốc của dốc nước, đường cong chuyển tiếp từ cuối dốc nước với bể tiêu năng là tương đối phù hợp, nên trong quá trình mở hoàn toàn 3 cửa tràn để xả lũ không có khả năng xuất hiện áp suất âm trên bề mặt các bộ phận của công trình, do đó không có khả năng gây xâm thực đối với mặt bê tông trên dọc tuyến công trình xả lũ.

    Bảng 4.5. Kết quả đo đường mặt nước phương án sửa đổi Q = 695.83m 3 /s
    Bảng 4.5. Kết quả đo đường mặt nước phương án sửa đổi Q = 695.83m 3 /s

    THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH MỐ TIÊU NĂNG HỢP LÝ Theo lý thuyết chung đã được các tác giả nghiên cứu trước đây [2. p.56] thì kích

      Dòng chảy từ bể tiêu năng đổ xuống kênh xả hạ lưu chỉ lan truyền đến mặt cắt 15, sóng lặng hơn, độ cao sóng ở kênh xả hạ lưu nhẹ hơn, biên độ dao động lớn nhất là 0.5 m; giá trị lưu tốc ở vùng bể tiêu năng và kênh xả hạ lưu đo được ghi trong bảng 5.2. Dòng chảy từ bể tiêu năng đổ ra kênh xả hạ lưu, dòng xiết mang theo bọt trắng chỉ đến mặt cắt 15, hạ lưu mặt cắt 17 dòng chảy lặng hơn và ít sóng; so sánh độ cao sóng ở kênh xả hạ lưu thì loại mố cao 5cm dao động thấp hơn loại mố cao 3.3 cm nhưng cao hơn loại mố 4cm.

      Bảng 5.3. Kết quả đo lưu tốc, Q= 584.38m 3 /s, phương án thử nghiệm mố cao 1.5m
      Bảng 5.3. Kết quả đo lưu tốc, Q= 584.38m 3 /s, phương án thử nghiệm mố cao 1.5m

      KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM PHƯƠNG ÁN HOÀN THIỆN

      Xác định đường mặt nước dọc tuyến công trình

      - Mực nước cuối bể xấp xỉ bằng mực nước đầu kênh xả lũ hạ lưu nên nước chảy không phóng xa. - Độ cao thành bên bể tiêu năng có chiều cao h =10.60m, nên mực nước trong bể tiêu năng cao nhất chỉ đạt tới đỉnh tường.

      Bảng 6.5. Kết quả đo đường mặt nước, phương án hoàn thiện, Q = 400 m3/s
      Bảng 6.5. Kết quả đo đường mặt nước, phương án hoàn thiện, Q = 400 m3/s

      Về tình hình thủy lực

      Dòng chảy từ thân đập tràn đổ xuống dốc nước với tốc độ tương đối lớn nên độ sâu dòng chảy ở đầu dốc nước, sát biên hai trụ pin giữa, nhỏ hơn ở giữa theo tim các khoang, sau đuôi hai trụ pin giữa hình thành hai tia luồng chảy, hai tia luồng này kéo dài xuống đoạn đầu thân dốc gần 20m như hai gân sóng, dòng tia vồng cao lên từ 2.1m÷3.05m (so với đáy dốc) hai gân sóng này tạo ra độ sâu dòng chảy phân bố không đều trên các mặt cắt ngang của dốc nước; do đó đến mặt cắt ngang cuối dốc nước (mặt cắt số 10-10) độ sâu phân bố cũng không đều đặn, thể hiện qua số liệu đo và ghi trong bảng 6.9; cả 5 chế độ lưu lượng xả thì độ sâu dòng chảy sát hai thành thường cao hơn ở giữa dốc nước; nhưng độ sâu dòng chảy sát thành tại cuối dốc cao nhất chỉ là 2.4m. Dòng chảy từ bể tiêu năng đổ ra kênh xả lũ hạ lưu không khuyếch tán ra lòng sông phía bên phải kênh xả lũ mà chảy thẳng (xem ảnh 6.7); còn bên lòng sông bờ phải kênh xả là vùng nước lặng, khi dòng chảy chủ lưu vượt quá mặt cắt 16 khuếch tán sang phải lòng sông tạo ra khu nước vật lượn qua mỏm núi nhô phía bờ phải, dòng chảy ở vùng này hơi xiết và có xoáy; sau đó quẩn vào phía bên phải kênh xả lũ sau bể tiêu năng mà không quẩn vào vùng chân đập đất.

      Xác định áp xuất trung bình của dòng chảy trên mặt đập tràn, trên dốc nước Ứng với 5 chế độ lưu lượng được tiến hành thí nghiệm, số liệu đo áp suất trung

      Theo quan sát với các chế độ xả lũ dòng chủ lưu chảy xiết chỉ đến vị trí mặt cắt 15 cách tim đập về phía hạ lưu khoảng 180 m. Từ số liệu đo áp suất trung bình trong bảng 5.10, chỉ có hiện tượng giảm áp mà không xuất hiện áp suất âm, do đó có thể nói rằng trên mặt tràn và dốc nước trong trường hợp mở 3 cửa hoàn toàn để xả lũ sẽ không xuất hiện hiện tượng mặt bê tông của công trình bị xâm thực, ngay cả mặt đoạn cong chuyển tiếp từ cuối dốc nước xuống bể tiêu năng; giá trị áp suất trung bình được đo theo 2 tuyến giữa tim dọc công trình và dọc theo tuyến thành bên công trình tổng cộng là 41 điểm đo.

      Thí nghiệm mạch động áp suất tại các vị trí quan trọng

      Khi tính toán thành phần áp lực động P động cho các vị trí cần chú ý sử dụng giá trị σpi phù hợp đã nêu trong bảng 6.11.

      Xác định lưu tốc trung bình dòng chảy

      Ứng với 5 chế độ lưu lượng xả lũ được tiến hành thí nghiệm, giá trị mạch động tại các mặt cắt ngang dọc theo công trình từ đầu tràn đến kênh xả lũ hạ lưu cũng được ghi trong các bảng từ 5.12 đến bảng 5.16.

      Đánh giá khả năng xói lở

      - Đối với kênh xả hạ lưu, đoạn đầu kênh xả cách đuôi bể tiêu năng khoảng 20m, giá trị lưu tốc đạt từ 4,0 – 5,0 m/s, do đó nên dùng bê tông mác thấp để gia cố, mà không nên dùng đá xây chít mạch; còn đoạn tiếp theo nối với lòng sông tự nhiên nên dùng rọ đá để gia cố với chiều dài khoảng 20 m. Bởi lẽ trong quá trình xả lũ, lòng sông tự nhiên sau khi xây dựng công trình sẽ có diễn biến thay đổi.

      THÍ NGHIỆM QUY TRÌNH VẬN HÀNH CỬA VAN Thí nghiệm quy trình vận hành đóng mở cửa van trên mô hình, ứng với mực nước

      Thí nghiệm mở hoàn toàn 1 cửa

      Do hiện tượng dòng chảy khuếch tán sang phải nên độ sâu đầu dốc sau khoang số 1 phân bố không đều thể hiện là đường mặt nước có độ dốc nghiêng từ đuôi trụ pin bên bờ trái h = 2,34m sang trụ pin giữa h =1,35m là gần 13,7%; tình hình dòng chảy trên thân dốc (xem ảnh). Dòng chảy từ cuối dốc đổ xuống bể tiêu năng hình thành nước nhảy ngay đoạn đầu bể, nhưng bên bờ trái mạnh hơn, dòng chảy từ cuối bể tiêu năng đổ ra kênh xả hạ lưu chảy xiết tới sau mặt cắt số 14 khoảng 13m, chảy sát mái kênh xả lũ hạ lưu phía bờ trái nên có khả năng gây xói cho mái kênh hạ lưu bên trái; sau tường cánh bể tiêu năng phía bờ trái tồn tại khu nước vật; dao động sóng ở mái hạ lưu kênh xả phía bờ trái mạnh hơn, độ cao dao động sóng hs ≈ 0.50m, đồng thời cũng tạo ra khu nước vật ở đầu mỏm đá bên phía bờ sông bên phải.

      Bảng 7.5. Kết quả đo vận tốc trung bình, mở hoàn toàn cửa 1
      Bảng 7.5. Kết quả đo vận tốc trung bình, mở hoàn toàn cửa 1

      Thí nghiệm mở hoàn toàn 2 cửa

      Qua số liệu đo trên thân dốc (mặt cắt 8-8) dòng chảy nghiêng từ bờ trái sang bờ phải, độ sâu dòng chảy chênh lệch đến 0.6m nhưng đến mặt cắt 9-9 do dòng xiên va vào hai bên thành dốc nên độ sâu dòng chảy cao hơn ở giữa tim dốc nước. Còn dòng chảy ở cửa số 1 đổ xuống dốc nước chảy đều theo thành bên trái, do dòng chảy ở cửa số 2 chảy xiên sang tường bên phải va đập tạo thành dòng xiên chéo hắt xuống giữa dốc.

      Bảng 7.19. Kết quả đo áp suất trung bình, vận hành mở hoàn toàn 2 cửa van
      Bảng 7.19. Kết quả đo áp suất trung bình, vận hành mở hoàn toàn 2 cửa van

      Thí nghiệm mở đều cả 3 cửa van với độ mở a

      Trường hợp khi mực nước hồ ở cao độ mực nước dâng bình thường tiến hành mở đều 3 cửa, trước mặt các cửa có hiện tượng nước dâng, độ dềnh mặt nước cao hơn độ 2cm, dòng chảy chảy luồn qua dưới cửa van cung đổ xuống đầu dốc nước. Sau đuôi hai trụ pin giữa luôn tồn tại hai dòng tia phóng xuống thân dốc phía sau, hình thành hai dải sóng xòe ra chảy va vào hai thành bên của dốc nước; ở vị trí cách đầu dốc khoảng 30m ~ 40m; chiều cao tia phun cao nhất gần 3,0m; đến gần cuối dốc thì dòng chảy dần dần phân bố lại tương đối đều.

      Bảng 7.30. Kết quả đo vận tốc trung bình, mở 3 cửa, a = 1m
      Bảng 7.30. Kết quả đo vận tốc trung bình, mở 3 cửa, a = 1m

      Đề nghị

      - Năng lượng tiêu hao trong mọi trường hợp vận hành tràn xả lũ đều đạt trên 60%~65%; như vậy có thể nói giải pháp tiêu năng đã chọn là tốt và hợp lý; giảm bớt năng lượng dư đổ xuống kênh xả hạ lưu là tiền đề giảm bớt chiều dài gia cố kênh xả hạ lưu. - Khi xả lũ thiết kế và lũ kiểm tra, vận tốc dòng chảy ở cuối dốc nước đạt tới 17m/s~18m/s là trên giá trị lưu tốc dòng chảy được trộn khí (vtrộn khí là 15m/s); do đó mặt bê tông đoạn cuối dốc cần phải đảm bảo nhẵn để tránh bị xâm thực cục bộ.