MỤC LỤC
Ngược lại, nếu chỉ quan tâm tới việc kìm chế chi tiêu trong giới hạn ngân sách cứng mà bỏ qua hiệu qua hiệu quả phân bổ nguồn lực hay hiệu quả hoạt động thì không có gì đảm bảo là ngân sách nhà nước sẽ được chi vào những chương trình cấp thiết nhất, mang tính chiến lược của quốc gia, cũng như không thể đảm bảo rằng các cơ quan của Chính phủ đã sử dụng đồng tiền được cấp một cách tiết kiệm nhất. Để hỗ trợ cho quy trình ngân sách, cần tăng cường tận dụng tối đa các công cụ sẵn có như kỹ thuật lập ngân sách cuốn chiếu trung hạn, hệ thống hạch toán và báo cáo, chế độ kiểm soát quản lý, kiểm toán, đánh giá … Đây là những công cụ rất hữu hiệu để đảm bảo quy trình ngân sách được thực hiện hiệu quả và thường xuyên được theo dừi, giỏm sỏt.
MTEF là một quy trình soạn lập và xây dựng kế hoạch ngân sách minh bạch, trong đó đề ra giới hạn nguồn lực trung hạn được phân bổ từ trên xuống nhằm đảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể và đòi hỏi việc xây dựng các dự toán chi phí thực hiện chính sách từ dưới lên, thống nhất với các chính sách chi tiêu theo các ưu tiên chiến lược. Nói một cách đơn giản, MTEF là quá trình kết hợp giữa việc xác định các hạn mức chi tiêu chung cho toàn bộ nền kinh tế (hay còn gọi là kỷ luật tài khóa tổng thể) ở cấp trung ương với việc phân bổ hạn mức đó cho các ngành, các vùng theo các ưu tiên chiến lược của ngành hoặc vùng đó. Ngân sách được xây dựng theo chương trình, dựa trên các mục tiêu chính sách định hướng của Chính phủ, các bộ ngành, các cơ quan thụ hưởng NSNN xây dựng các chương trình mục tiêu, đề ra các đầu ra, các hoạt động cụ thể để đạt được đầu ra đó và mối liên hệ các đầu ra với kết quả ngân sách cần phải đạt được.
Với một quy trình minh bạch, các kết quả đảm bảo SMART Chính phủ có thể dễ ràng truyền đạt thông tin chích sách tới các cơ quan cấp dưới, thông tin báo cáo từ cơ quan cấp dưới lên Chính phủ cũng cho phộp Chớnh phủ theo dừi việc lập, chấp hành, kiểm tra và quyết toỏn ngõn sách. Người ta sẽ cập nhật con số dự toán trước kia của năm 2003 theo sự thay đổi của các biến số chính sách và các biến số kinh tế vĩ mô đồng thời tiếp tục bổ sung dự toán cho năm dự toán thứ 3 (năm 2007), nhưng khi trình Quốc hội, Quốc hội cũng chỉ thông qua dự toán ngân sách năm 2003 mà thôi.
Các công trình mới thường phải tập trung vào các công trình đầu tư hạ tầng phục vụ sản, đời sống dân sinh, an sinh xã hội…dự toán năm 2008 chi cho thanh toán tồn nợ các công trình hoàn thành là 4.829 triệu đồng, công trình chuyển tiếp là 5.078 triệu đồng, công trình xây dựng trường chuẩn và phục vụ năm học mới là 2.500 triệu đồng, các công trình đầu tư mới 16.900 triệu đồng. Thực hiện theo nguyên tắc đầu tư tập trung, ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và nâng cao đời sống dân sinh, khắc phục tình trạng dàn trải dẫn đến phát sinh nợ xây dựng cơ bản mới, ưu tiên bố trí vốn thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản các công trình hoàn thành đã quyết toán, đối với các công trình đầu tư nhóm C thời gian thi công và bố trí vốn không quá 2 năm, sử dụng đúng, đủ nguồn thu để lại đầu tư theo quy định hiện hành. Bổ sung dự toán chi theo chế độ, chính sách mới ban hành: kinh phí hoạt động ban giám sát đầu tư cộng đồng, chi hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, phụ cấp cán bộ thú y cơ sở, phụ cấp bảo vệ dân phố…, đối với các đơn vị sự nghiệp, dự toán bổ sung được xác định trên cơ sở nhiệm vụ, khối lượng công việc tăng thêm theo ý kiến chỉ đạo của huyện, riêng dự toán chi sự nghiệp giáo dục, y tế xã đã bao gồm kinh phí.
Trong chi đầu tư việc bố trí vốn đầu tư cơ bản đảm bảo nguyên tắc tập trung, ưu tiên thanh toán thanh toán các công trình tồn nợ, công trình chuyển tiếp, bố trí kinh phí thực hiện các chương trình theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyên như đầu tư trường chuẩn quốc gia, trạm y tế chuẩn quốc gia, hỗ trợ khu dân cư nghèo, hỗ trợ phát triển kinh tế…các công trình mới chỉ triển khai các công trình trọng điểm, công trình thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất phòng chống lụt bão và phục vụ công tác chính trị của địa phương. Các xã có công trình đầu tư xây dựng trường học cao tầng, trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (bao gồm cả công trình chuyển tiếp và công trình mới ) được sử dụng 100% số thu cấp quyền sử dụng đất ngay tại địa phương thu trong năm kế hoạch chuyển sang, trong đó 85% số thu cân đối các công trình lêu trên, 15% số thu hỗ trợ thanh toán các công trình đầu tư khác của xã. Qua đây cho thấy công tác soạn lập và chấp hành ngân sách cũng đã từng bước được cải thiện nó cũng cho thấy sự cố gắng, quyết tâm của chính quyền các cấp ở địa phương trong công tác quản lý ngân sách huyện trong những năm qua.Chi thường xuyên tăng so với dự toán giao là do huyện thực hiện chế độ tiền lương mới theo Nghị định 93, 94/CP (dự toán chưa giao), chi từ nguồn ngân sách tỉnh bổ sung ngoài dự toán như: kinh phí bầu cử Quốc hội khóa 12, chi trả chế độ lương hưu ngành giáo dục, hỗ trợ phòng chống dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp….
Đối với việc phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển huyện đã thực hiện đúng những quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, đảm bảo theo các yêu cầu.Bố trí dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản hoàn trả đủ các khoản ngân sách đã ứng trước phải thu hồi dự toán các năm theo quyết định giao dự toán của thủ tướng Chính phủ, đã bố trí vốn để thanh toán dứt điểm nợ xây dựng cơ bản, kiên quyết không bố trí vốn đầu tư cho các dự án không đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật, đảm bảo bố trí đủ vốn đối với các công trình dự án đã được phê duyệt, bố trí thực hiện các công trình dự án quan trọng của địa phương từ nguồn bổ sung mục tiêu của ngân sách trung ương được thực hiện theo đúng mục tiêu và các chương trình dự án được giao. Đối với mục tiêu hiệu quả phân bổ thường được thực hiện tốt trong chi thường xuyên vì đây là những khoản mang tính chất hàng năm và cũng ít có sự thay đổi lớn, còn trong chi đầu tư sự thể hiện của mục tiờu này là khụng rừ ràng, cỏc mục tiờu được xác định một cách chung chung, chưa thực sự tạo ra một tác động đủ mạnh làm phát triển nhanh chóng cả về kinh tế và xã hội của huyện. Cơ chế quản lý các công trình xây dựng còn khá lỏng lẻo thiếu cá nhân phụ trách, các đoàn thanh tra chưa thực hiện thực sự hiệu quả, các khoản chi phụ thuộc cấp trên giao cho không mang tính chủ động, các khâu tổ chức kế toán, giám sát kiểm tra, tổng hợp phân tích đánh giá về ngân sách huyện ảnh hưởng tới cán bộ cơ sở trong việc thẩm định năng lực cán bộ, nhiều cơ sở trình độ cán bộ công chức còn ở mức độ thấp chưa qua đào tạo.
Trong lĩnh vực giáo dục: tập trung phát triển giáo dục lên một bước tiến mới về chất lượng dạy và học, thông qua nhiều biện pháp xây dựng, đào tạo, tuyển chọn và khuyến khích đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn tới trường. Việt Nam cũng đã tiến hành thí điểm quản lý chi tiêu theo khuôn khổ MTEF trong ngành giáo dục và đã thu được những thành công cụ thể: kinh phí thực hiện mục tiêu hỗ trợ đã được nghành thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm theo đúng tiến độ, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tăng cường đáng kể cơ sở vật chất trường học, từ trung ương tới địa phương, chống xuống cấp, xây dựng mới trường học, phòng thí nghiệm. Thay vì việc chờ đợi các hạn mức ngân sách chi tiết cho từng mục tiêu chi cụ thể cơ quan tài chính cần nghiên cứu một cách chi tiết tình hình phát triển kinh tế xã hội và rà soát lại những mục tiêu ưu tiên chiến lược lâu dài cũng như trước mắt, đó chính là mục tiêu chuyển dịch cơ cấu, phát triển các cụm khu công nghiệp trọng điểm tại địa phương, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp…cùng với đó là các đầu ra dự kiến: tỷ lệ đóng góp các ngành trong tổng GDP, số lượng khu công nghiệp trên địa bàn, khối lượng lương thực thực phẩm trên một ha đất sử dụng…và các hoạt động dự kiến cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó.