MỤC LỤC
Đặc biệt với nền kinh tế mở như hiện nay, doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh: về chất lượng, về giá cả, về sự khác biệt hóa, ….Để duy trì lợi thế về giá cả, doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm nguồn lực hơn so với các doanh nghiệp khác. Ở nước ta hiện nay, khi tình trạng thiếu vốn trầm trọng không cho phép phát triển nền kinh tế theo chiêu rộng (tăng nguồn lao động, tăng nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh…) thì tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các yếu tố làm tăng sự cạnh tranh, tạo ra lợi thế trong quan hệ quốc tế.
Đặc biệt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng mà còn quan trọng trong sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Sau đó dùng các tiêu chuẩn về hiệu quả để khẳng định xem có hay không có tính hiệu quả, phân tích xu hướng các chỉ tiêu đó cũng như có thể tính toán được cho tương lai.
- Khai thác và phân phối nước (không kể nước nóng) cho các đối tượng tiêu dùng. Sơ đồ 2.1: Các hoạt động chủ yếu của sản xuất công nghiệp. *) Khái niệm về doanh nghiệp công nghiệp. Doanh nghiệp công nghiệp là đơn vị kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập;. thực hiện một hay một số chức năng như khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến sản phẩm, khai thác nông, lâm hải sản và các hoạt động có tính chất công nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm công nghiệp để phục vụ nhu cầu toàn xã hội. Tư liệu sản xuất. Khai thác Chế biến Sản xuất, phân phối điện,. khí đốt và nước. Tư liệu tiêu dùng. Thực trạng doanh nghiệp công nghiệp trong thời gian qua. Qua các cuộc điều tra về doanh nghiệp hàng năm cho thấy vị trí của doanh nghiệp công nghiệp có vai trò quyết định trong sự tăng trưởng, ổn định và quá trình hội nhập của nền kinh tế đất nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có những tiến bộ đáng kể về cả quy mô, hiệu quả và chất lượng. Đồng thời còn giải quyết được một số vấn đề lớn của xã hội như:. công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách xã hội…. a) Doanh nghiệp công nghiệp ngày càng có vai trò quyết định trong sự tăng trưởng, ổn định và quá trình hội nhập của nền kinh tế đất nước. Số lượng (doanh nghiệp). Dễ thấy doanh nghiệp công nghiệp chủ yếu tập trung vào sản xuất kinh doanh với quy mô lao động nhỏ, tỷ lệ các doanh nghiệp có số lao động từ 10 đến 49 người chiếm nhiều nhất. Các doanh nghiệp có quy mô vốn trên 500 tỷ hoặc có trên 500 lao động mặc dù có tăng lên qua các năm nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa nhỏ. Cùng với quy mô nhỏ lẻ như vậy, một số doanh nghiệp trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật rất sơ sài, khả năng quản lý còn yếu kếm, nên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao. Khi môi trường kinh doanh biến đổi mạnh, có những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp mà doanh nghiệp không có khả năng chống đỡ. Điều đó dễ dẫn đến tình trạng phá sản. *) Các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp vẫn chưa được đảm bảo. - Trong các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp thì lao động là một yếu tố quan trọng. Số lượng lao động trong các doanh nghiệp ngày càng tăng nhưng trình độ không cao, đa số là lao động phổ thông hoặc không qua đào tạo chính quy. Vì vậy khi đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất thì xảy ra vấn đề hao phí công nghệ do lao động không đủ trình độ để đáp có thể phát huy tối đa năng lực sản xuất của thiết bị thậm chí không thể sử dụng các công nghệ kỹ thuật cao. Tình trạng thiếu lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao ngày càng thiếu trầm trọng. - Việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư đang trong tình trạng thiếu và yếu, khiến cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin, lưạ chọn ra quyết định đầu tư, cũng như điều hành sản xuất. - Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tìm kiếm thị trường, nhất là thị trường trong nước vẫn còn chưa phát triển. Vì thế chưa đáp ứng được nhu cầu cảu các doanh nghiệp. *) Hiệu suất sản xuất kinh doanh có tiến bộ qua các năm nhưng vẫn chưa thực sự cao. *) Vẫn còn một số bất cập trong việc thực hiện chính sách với người lao động.
*) Hiệu suất sản xuất kinh doanh có tiến bộ qua các năm nhưng vẫn chưa thực sự cao. *) Vẫn còn một số bất cập trong việc thực hiện chính sách với người lao động. Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích hiệu quả sản xuất. *) Về năng suất bình quân 1 lao động được phản ánh qua 3 chỉ tiêu: năng suất bình quân 1 lao động theo tổng DTT, năng suất bình quân 1 lao động theo DTT SXKD và tỷ suất lợi nhuận theo lao động. Theo số liệu ở bảng 2.6 cho thấy 3 chỉ tiêu này về hai chỉ tiêu đầu có tốc độ phát triển liên hoàn lớn hơn 1 phản ánh hiệu quả sử dụng lao động năm sau tốt hơn năm trước. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng DTT, DTT SXKD lớn hơn tốc độ tăng của L−. Điều này được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:. Biểu đồ 2.3 : So sánh tốc độ tăng liên hoàn của các chỉ tiêu kết quả với số lao động bình quân. DTT DTT SXKD LN. *) Về hiệu quả sử dụng thù lao lao động được phản ánh qua 3 chỉ tiêu:. hiệu quả sử dụng thù lao lao động theo tổng DTT, DTT SXKD và tỷ suất lợi. nhuận theo thù lao lao động. Dễ dàng nhận thấy cả 3 chỉ tiêu này có tốc xu hướng phát triển không ổn định: khi thì tăng lên khi thì giảm đi. Rừ ràng trong giai đoạn 2004-2007, xu hướng biến động của tỷ suất lợi nhuận theo thù lao lao động trái ngược hẳn với biến động của hiệu quả sử dụng thù lao lao động theo tổng DTT và DTT SXKD trong cùng một năm. Điều đó cũng có nghĩa là các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam sử dụng thự lao lao động chưa thật sự hiệu quả. Để thấy rừ được điều này ta đi phõn tích mối quan hệ giữa thu nhập bình quân của lao động với năng suất lao động bình quân. Trong sản xuất kinh doanh, các nhà quản trị doanh nghiệp bao giờ cũng phải phấn đấu một mặt nâng cao đời sống cho người lao động, mặt khác cũng phải đảm bảo tái sản xuất mở rộng sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Muốn vậy một trong các quy luật cần phải được tôn trọng đó là tốc độ tăng thù lao lao động bình quân phải nhỏ hơn tốc độ tăng của năng suất lao động bình quân. Bảng 2.7 : Lao động và thu nhập bình quân của lao động. Bảng 2.8: Tốc độ phát triển liên hoàn của năng suất lao động và thu nhập lao động bình quân. Đơn vị: lần. Qua bảng 2.8 ta thấy được tốc độ tăng của chỉ tiêu năng suất lao động theo tổng DTT và DTT SXKD năm 2006 nhỏ hơn tốc độ tăng của thù lao lao động bình quân còn tốc độ tăng của tỷ suất lợi nhuận năm 2005 và năm 2007 nhỏ hơn hẳn tốc độ tăng của thù lao lao động bình quân. Quy luật trên không được tôn trọng. Vì vậy có thể khẳng định là giai đoạn 2004-2007 hiệu quả sử dụng thù lao lao động của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam chưa được cao. b) Phân tích sự biến động của năng suất bình quân một lao động. *) Phân tích các chỉ tiêu của dãy số thời gian. Tốc độ tăng (lần) Liên. Nhìn vào kết quả tính toán ở bảng 2.9 ta thấy năng suất lao động của doanh nghiệp công nghiệp đều tăng qua các năm tốc độ tăng bình quân đạt 0,115 lần hay 11,5%, bình quân mỗi năm tăng 28,58 triệu đồng/người. Xu hướng tăng lên này là do tốc độ phát triển của doanh thu thuần sản xuất kinh doanh lớn hơn tốc độ tăng của số lao động bình quân. Qua đó có thể thấy các doanh nghiệp công nghiệp đã thu hút thêm lao động nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh đồng thời chú trọng hơn vào việc đào tạo tay nghề người lao động. * ) Sử dụng hàm xu thế biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của năng suất lao động qua thời gian. Với số liệu thu thập được ở bảng 2.9 ta biểu diễn trên đồ thị với trục hoành là thứ tự thời gian trục tung là năng suất lao động bình quân hàng năm:. Biểu đồ 2.4: Năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp công nghiệp theo DTT SXKD qua các năm. Dựa vào đồ thị ta thấy các mức độ có xu hướng tăng nên ta sẽ xem xét theo hai hàm xu thế: Hàm tuyến tính và hàm mũ. Sử dụng phần mềm SPSS ta có:. Do SE của hàm mũ nhỏ hơn nên ta chọn hàm xu thế hàm mũ để biểu hiện xu hướng phát triển của năng suất lao động của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2007. c) Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng lao động.
Doanh nghiệp có thể tác động điều chỉnh các nhân tố này sao cho có thể phát huy hết khả năng cũng như năng lực của mình, phát huy điểm mạnh, hạn chế các điểm yếu. • Cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật.
•Các yếu tố tự nhiên. Các nhân tố bên trong. Đây là các nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tác động điều chỉnh các nhân tố này sao cho có thể phát huy hết khả năng cũng như năng lực của mình, phát huy điểm mạnh, hạn chế các điểm yếu. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu suất lao động bao gồm:. • Cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật. • Quan điểm của nhà quản trị. • Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin. Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. *) Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và nâng cao mức tiêu dùng trong nước. Xuất khẩu là hướng đi quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững của các doanh nghiệp công nghiệp. Việc mở rộng thị tường ra nước ngoài không phải là việc riêng của doanh nghiệp mà Nhà nước cũng cần phải tham gia. Các chính sách về thuế, các chính sách khuyến khích hàng công nghiệp xuất khẩu phải thuận lợi cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó các doanh nghiệp công nghiệp cũng cần phải phát triển được thị trường trong nước. Khi Nhà nước tham gia vào kích cầu nhằm nâng cao mức tiêu dùng của ngưòi dân cũng chính là lúc mở rộng thị trường hàng hóa trong nước, giúp cho các doanh nghiệp có thêm điều kiện để phát triển. 3.2.2 Giải pháp đối với các doanh nghiệp công nghiệp a) Cơ sở lý luận. Ta thường xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh theo quan điểm là đại lượng so sánh giữa kết quả đầu ra so với chi phí đầu vào:. Theo đó hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên trong các trường hợp sau:. - Trường hợp 1: Tăng kết quả sản xuất kinh doanh còn chi phí đầu vào không đổi. Việc này đòi hỏi phải đổi mới quy trình công nghệ, kỹ thuật, nâng cao tay nghề công nhân. - Trường hợp 2: Kết quả đầu ra không đổi còn chi phí sản xuất kinh doanh đầu vào giảm. Muốn vậy phải thực hiện tốt công tác quản lý nhằm giảm hao phí nguyên vật liệu, giảm các sản phẩm hỏng,…. - Trường hợp 3: Tăng cả kết quả sản xuất kinh doanh và chi phí đầu vào nhưng tốc độ tăng của kết quả sản xuất kinh doanh lớn hơn tốc độ tăng của chi phí đầu vào. - Trường hợp 4: Giảm cả kết quả sản xuất kinh doanh và chi phí đầu vào nhưng tốc độ giảm của kết quả sản xuất kinh doanh lớn hơn tốc độ giảm của chi phí đầu vào. Giảm cả kết quả sản xuất kinh doanh và chi phí đầu vào có thể do doanh nghiệp từ bỏ không sản xuất một số sản phẩm không còn phù hợp, hoặc giải tán các cơ sở làm ăn không hiệu quả…. - Trường hợp 5: Tăng cả kết quả sản xuất kinh doanh và giảm chi phí đầu vào. Đây là biện pháp tối ưu nhất để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng không phải doanh nhiệp nào cũng thực hiện được, thông qua việcgiảm hao phí nguyên vật liệu, giảm sản phẩm hỏng, đồng thời nâng cao tay nghề công nhân…Việc này đòi hỏi trình độ của nhà quản lý, đổi mới quy trình công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. b) Một số giải pháp đối với các doanh nghiệp công nghiệp để nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh. *) Trong lĩnh vực sản xuất. - Quyết định mức sản xuất và phân bổ các yếu tố đầu vào. Tại một thời điểm nào đó doanh nghiệp có thể theo đuổi rất nhiều mục tiêu ngắn hạn nhưng mục tiêu lâu dài và bao trùm của doanh nghiệp chính là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, trong mọi thời kỳ doanh nghiệp phải quyết định chính xác mức sản xuất của mình. Theo lý thuyết tối ưu thì điều kiện thỏa mãn là doanh thu cận biên thu được từ sản phẩm cuối cùng phải bằng chi phí cận biện bỏ ra để sản xuất sản phẩm đó. Ngoài ra để sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hiệu quả tối đa thì phải sử dụng mỗi nguồn lực sao cho chi phí bỏ ra để có đơn vị sản phẩm cuối cùng bằng với doanh thu mà nó đem lại. - Xác định điểm hòa vốn. Khi tham gia thị trường, để sản xuất một loại sản phẩm nào đó doanh. đầu vào cụ thể là bao nhiêu, bán với giá nào để hòa vốn và bắt đầu có lãi. Hay nói cách khác là phải xác định và phân tích điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn là số lượng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra, tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Tại đó lợi nhuận của doanh nghiệp bằng 0. Phân tích điển hòa vốn chính là việc phân tích mối quan hệ tối ưu giữa chi phí kinh doanh, doanh thu, sản lượng và giá cả sản xuất kinh donah của doanh nghiệp. - Điều mà bất cứ doanh nghiệp công nghiệp nào cũng phải quan tâm và thực hiện theo đó là quy luật cung - cầu, tín hiệu để nhận biết nét đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường là giá cả. Nước ta đang trên đà hội nhập quốc tế, đặc biệt là sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, có thể nói việc cạnh tranh theo hướng hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là xu hướng tất yếu. Vì vậy, việc cải tiến, đầu tư, nâng cao thiết bị, máy móc là cần thiết. Doanh nghiệp công nghiệp có thể tiến hành thuê tài chính hoặc là đổi mới từng bộ phận. *) Trong lĩnh vực marketing. Đồng thời có các chương trình, dịch vụ sau bán hàng (chăm sóc khách hàng, tư vấn, bảo hành…). Các chương trình này sẽ tạo niềm tin cho khách hàng nhằm duy trì sự trung thành của khách hàng với. sản phẩm của doanh nghiệp, khi họ hài lòng với sản phẩm họ sẽ tiếp tục mua hoặc giới thiệu cho người quen. *) Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Đây được coi là nhiệm vụ trung tâm của doanh nghiệp. Để có một đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc hiệu quả, cần phải có kế hoạch cụ thể trong khâu tuyển dụng, tuyển chọn, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng phát triển và tạo động lực cho đội ngũ người lao động. Lao động là yếu tố đầu vào có tính chat quyết định trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Và lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì thế vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bối dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề, chất lượng lao động là vấn đề hết sức quan trọng, được ban quản trị rất quan tâm. Tuy nhiên không phải có một đội ngũ lao động giỏi là đã thành công. Nhà quản trị phải biết cách sử dụng hợp lý nguồn nhân lực đó thì mới đem lại hiệu quả cao. Phải biết phân bố hợp lý, phù hợp với yêu cầu của công việc cũng như trình độ, năng lực, nguyện vọng của mỗ người. Phải đảm bảo sự cân đối thường xuyên trong sản xuất, sự phù hợp với những thay đổi của môi trường. Khi giao việc phải xỏc định rừ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như trách nhiệm cụ thể của các cá nhân. Tránh hiện tượng chồng chéo trong phân công nhiệm vụ: một người không làm nhiều công việc, một công việc hay một loạt các công việc có liên quan đến nhau không nên xé lẻ ra và phân công cho quá nhiều người. Trong công việc, động lực cá nhân và tập thể là yếu tố quyết định khả năng sáng tạo, là sợi dây liên kết mọi người lại với nhau. Và yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đén động lực là việc khuyến khích người lao động bằng các lợi. ích vật chất cũng như tinh thần: thưởng bằng tiền, thưởng bằng hiện vật, thăng chức, tổ chức đi nghỉ mát, đi du lịch…. *) Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Không ai có thể phủ nhận tác động to lớn của công nghệ kỹ thuật tới hiệu quả hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp bởi vì các doanh nghiệp này sử dụng số lượng rất lớn máy móc kỹ thuất phục vụ cho hoạt động sản xuất. Vì thế nhu cầu đổi mới khoa học, kỹ thuật là tất nhiên. Song, việc đầu tư các máy móc thiết bị đòi hỏi một nguồn đầu tư lớn về cả nhân lực và vốn đầu tư, đòi hỏi thời gian, kinh nghiệm. Hiện nay nước ta chủ yếu đổi mới và phát triển khoa học kỹ thuật theo các hướng sau:. • Nâng cao chất lượng quản trị khoa học kỹ thuật, từng bước hoàn thiện quản trị. • Nghiên cứu, đánh giá chuyển giao công nghệ một cách hiệu quả, tiến tới làm chủ công nghệ, nghiên cứu và sáng tạo các công nghệ mới. • Nghiên cứu, đánh giá và nhập các thiết bị máy móc phù hợp với trình độ kỹ thuật, khả năng tài chính; sử dụng có hiệu quả các thít bị đó. • Nghiên cứu sử dụng vật liệu mới và các vật liệu thay thế theo nguyên tắc: nguồn lực dễ kiếm hơn, rẻ hơn nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. • Nghiên cứu và ứng dụng tin học trong mọi lĩnh vực: từ quản trị sản xuất tới quản trị kỹ thuật và các hoạt động sản xuấtt kinh doanh khác. *) Hoàn thiện hoạt động quản trị trong doanh nghiệp. - Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị phải gọn, nhẹ, đồng thời năng động, linh hoạt có khả năng ứng phó được với những thay đổi của môi trường xung quanh. Phải xỏc định rừ chức năng nhiệm vụ, vị trớ, vai trũ, mối quan hệ giữa các cá nhân và giữa các bộ phận. Việc thiết lập thông tin là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong doanh nghiệp, phải đáp ứng được các yêu cầu sau:. • Đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin, đảm bảo tính kịp thời, thường xuyên và tính chính xác của thông tin. • Phù hợp với khả năng khai thác và sử dụng thông tin của doanh nghiệp. • Đảm bảo chi phí thu thập, xử lý, khai thác và sử dụng thông tin là thấp nhất. • Phù hợp với trình độ phát triển công nghệ kỹ thuật, công nghệ thông tin, từng bước hòa nhập với hệ thống thông tin quốc tế. • Tăng cường công tác thu nhận, xử lý thông tin, đảm bảo tính nhanh nhạy, thường xuyên bổ sung, cập nhật thông tin. - Tăng cường quản trị chiến lược trong kinh doanh. Chiến lược kinh doanh được coi là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Nói cách khác đó là một nghệ thuật thiết kế tổ chức các phương tiện nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với sự biến đổi của môi trờng kinh doanh. Chiến lược kinh doanh phải được xây dựng theo một quy trình khoa học, thể hiện được tính linh hoạt với thị trường. Đó không phải là bản thuyết trình chung chung mà phải thể hiện qua các mục tiêu cụ thể, mục tiêu ngắn hạn; thể hiện được sự nắm bắt tận dụng những cơ cũng như hạn chế được những nguy, thách thức hôị mà thị trường mang lại; phát huy tối đa các điểm mạnh, giảm tối thiểu các điểm yếu của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạch định chiến lược phải đảm bảo tính hài hòa, thống nhất giữa chiến lược tổng quát và chiến lược các bộ phận. *) Tăng cường và mở rộng quan hệ giữa doanh nghiệp công nghiệp với xã hội.