MỤC LỤC
Hai hướng giải quyết là: tổ chức lại các định chế tài chính truyền thống và xây dựng lại các định chế tài chính mới để các định chế này hoạt động năng động hơn, gần khách hàng hơn nhằm giảm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả họat động, thực hiện mối liên kết giữa thị trường tài chính chính thức và phi chính thức, các tổ chức tín dụng chính thức sẽ sử dụng các tổ chức tín dụng không chính thức như là các kênh dẫn vốn của mình. Đối với mục tiêu (1): Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và thực trạng sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng được thực hiện thông qua công cụ thống kê mô tả nhằm mô tả và trình bày khái quát về thị trường tín dụng nông thôn ở huyện Kế Sách-tỉnh Sóc Trăng cũng như khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ, tình hình sử dụng vốn và tình hình thu nhập của nông hộ.
Hiện nay toàn tỉnh có 6 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu năm 2002 đạt trên 230 triệu USD thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư và đang từng bước được mở rộng cả về kết cấu hạ tầng lẫn công nghệ; bộ mặt đô thị và nông thôn của tỉnh từng bước được thay đổi. Điều kiện tự nhiên hình thành 3 vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn, đất đai màu mỡ, ruộng đồng phì nhiêu, địa chất phù hợp, khí hậu ôn hoà; có nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, ngư nghiệp và chế biến hàng nông, hải sản xuất khẩu; có nền văn hoá đặc thù với nếp sinh hoạt của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa từ bao đời nay vẫn sống hoà thuận và hội nhập đã tạo nên bản sắc độc đáo qua các lễ hội;. Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách và Long Phú chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, Cù lao Dung là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái.
Với cấu tạo địa chất trẻ hình thành trong quá trình lấn biển của châu thổ sông Cửu Long, tớnh chất địa hỡnh nơi đõy thể hiện rừ nột bằng những giồng cỏt hỡnh cánh cung đồng phương với bờ biển từ Sóc Trăng đến Vĩnh Châu. Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú.
Theo kết quả điều tra trong tổng số 27 hộ có vay của huyện thì đa số họ đi vay từ ngân hàng nông nghiệp chiếm khoảng 59%, đây là những hộ đã có bằng đỏ quyền sử dụng đất nên có thể thế chấp vào ngân hàng để xin vay vốn, điều này cũng phù hợp vì đa số người dân của huyện điều làm nông nghiệp chủ yếu là trồng cây ăn trái và làm ruộng nên khi cần vay vốn họ thường đi vay từ ngân hàng nông nghiệp vì lãi suất thấp, thời gian vay cũng tương đối dài và lượng vốn vay là tương đối đáp ứng nhu cầu. Điều đó một phần là do nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội còn hạn chế trong khi số hộ nghèo lại quá nhiều và để vay được vốn từ ngân hàng này các nông hộ đòi hỏi phải được tập trung trong một nhóm và ngân hàng sẽ thông qua tổ trưởng tổ vay vốn để cho vay nên thời gian chờ đợi tương đối lâu so với việc đi vay từ ngân hàng nông nghiệp. Nếu trước khi vay được vốn thu nhập trung bình/hộ là khoảng 12,07 triệu đồng thì khi vay được vốn thu nhập trung bình/hộ là 33,84 triệu đồng, tăng rất nhiều so với trước đây do các nông hộ biết tận dụng nguồn vốn vay vào trong sản xuất đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nên thu nhập tăng lên rất nhiều, cuộc sống nông hộ được đảm bảo hơn.
Kế đến là khoản thu nhập từ lương cũng khá lớn khoảng 18,9 triệu đồng một năm, còn từ buôn bán là khoảng 14,7 triệu đồng, từ cây ăn trái là 13,5 triệu đồng, từ chăn nuôi là 8,2 triệu đồng, từ hoa màu là 5,4 triệu đồng, ngoài các khoản thu nhập trên nông hộ còn có các khoản thu nhập khác như từ tiền làm mướn, từ con cái cho, tiền người thân ở nước ngoài gửi về….Nhìn chung thu nhập từ hoạt động sản xuất của nông hộ cũng tương đối đảm bảo cuộc sống và có dư. Việc vay vốn ngân hàng của nông hộ gặp rất nhiều khó khăn trong đó thời gian chờ đợi được xem là khó khăn lớn nhất đối với nông hộ chiếm 18,75%; khó khăn do không biết cách nào để vay chiếm 12,5%; khó khăn tiếp theo là phải có xác nhận của địa phương chiếm 9,38%; còn khó khăn do thủ tục rườm rà, không có tài sản thế chấp và vốn vay không phù hợp với mục đích sử dụng chiếm 6,25%;.
Có tham gia của chủ hộ tức những hộ có tham gia các tổ chức kinh tế- xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh…thì thường được sự giúp đỡ của các tổ chức này trong việc cung cấp nguồn tín dụng chính thức từ hội cũng như từ phía ngân hàng, đặc biệt là hội phụ nữ. Giải thích kết quả hồi quy mô hình Probit (2): Trong mô hình các hệ số của hàm hồi qui không trực tiếp biểu diễn mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập nên ở đây ta sẽ dùng hệ số góc để giải thích sự thay đổi của biến độc lập lên khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng. Chi tiêu của hộ gồm có chi cho sinh hoạt, chi cho giáo dục, chi cho thuốc men…Để trang trải cho chi tiêu trong sản xuất trong gia đình họ thường tiếp cận nguồn tín dụng chính thức vì lãi suất thấp tuy nhiên nếu chi cho sinh hoạt họ thường tiếp cận nguồn tín dụng phi chính thức do không mất thời gian chờ đợi và các ngân hàng cũng không cho vay với mục đích tiêu dùng.
Xi là vector của các biến giải thích bao gồm: tổng diện tích đất có bằng đỏ, tổng chi cho sản xuất kinh doanh, tổng chi cho sinh hoạt, thu nhập trước khi vay, địa vị xã hội của chủ hộ, có tham gia các tổ chức kinh tế-xã hội của chủ hộ, có quen biết của chủ hộ, giá trị của đất và nhà cửa. Có tham gia của chủ hộ tức những hộ có tham gia các tổ chức kinh tế- xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh…thì thường được sự giúp đỡ của các tổ chức này trong việc cung cấp nguồn tín dụng chính thức từ hội cũng như từ phía ngân hàng, đặc biệt là hội phụ nữ.
Theo như kết quả điều tra nông hộ cho thấy việc tiếp cận vốn vay của nông hộ còn tập trung nhiều vào các nông hộ có địa vị xã hội trong làng xã, điều đó cho thấy khi quyết định cho vay ngân hàng thường ưu tiên quan tâm nhiều vào các nông hộ có địa vị xã hội vì họ có uy tín nhất định. Do đó để đảm bảo mọi người đều có quyền lợi ngang nhau trong việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức thì đòi hỏi các ngân hàng cần công bằng hơn trong việc xét duyệt hồ sơ vay vốn, cho vay phải xem xét tới mục đích vay vốn, khả năng trả nợ và phối hợp với chương trình phát triển nông thôn nhằm bổ sung tiến bộ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vật tư đầu vào như cây giống, phân bón,. Các nông hộ cần có tinh thần tương thân tương trợ, gắn kết với nhau thông qua các tổ chức như hội phụ nữ, hội nông dân để nắm bắt thông tin cũng như dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức do nó được sự tin cậy của ngân hàng mà cụ thể là ngân hàng chính sách xã hội.
Để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ thì cũng cần nâng cao trình độ học vấn của nông hộ bởi vì sự thiếu hiểu biết và tâm lý sợ mắc nợ ngân hàng mà một số nông hộ cần vốn nhưng không dám tiếp cận nguồn tín dụng chính thức để nâng cao hoạt động sản xuất của mình. Những đối tượng này nên vay vốn ở ngân hàng nông nghiệp vì họ có thể vay được nhiều hơn và lãi suất cũng tương đối thấp nên họ có thể sử dụng số tiền vay được vào việc sản xuất để gia tăng thu nhập, ngược lại đối với những nông hộ không có tài sản thế chấp nhưng có khả năng sản xuất thì họ có thể tiếp cận nguồn tín dụng chính thức thông qua ngân hàng chính sách xã hội.
Đối với những hộ có nhiều đất đai thì việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức tương đối dễ dàng do họ có tài sản thế chấp.