Di sản cổ vật gốm sứ Việt Nam theo Luật 2001

MỤC LỤC

Quan niệm về di sản cổ vật gốm sứ

Trong một thế giới đầy biến động; với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, khoa học - kĩ thuật, sự biến đổi khác thường của khí hậu và vỏ trái đất cùng mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều; bảo vệ di sản văn hóa đang đứng trước những thách thức vô cùng cam go, liên quan đến nhiều vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gin bản sắc dân tộc, chủ quyền quốc gia, quảng bá hình ảnh của đất nước và sự giao thoa giữa các nền văn hóa. Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, di sản văn húa được xỏc định là cốt lừi của bản sắc dõn tộc, là cơ sở để chỳng ta nghiên cứu, kế thừa xây dựng và phát triển nền "văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"; xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội.

Phân loại di sản cổ vật gốm sứ

Đồ sứ có đặc điểm là độ bền cao, không thấm nước, các họa tiết, hoa văn được thể hiện cầu kỳ, tinh sảo…( Tất nhiên các vật dụng đồ gốm sứ còn được phân chia theo 3 loại theo địa vị của người sử dụng chúng đó là:. đồ dân dụng, đồ quan dụng và đồ ngự dụng. Theo cách gọi thông thường của giới sưu tầm cổ vật còn gọi là đồ phố, đồ nội phủ và đồ cung đình). Còn một dòng gốm sứ không được sản xuất ở trong nước nhưng vẫn phải kể đến khi sưu tầm và nghiên cứu văn hóa gốm sứ Việt, đó là dòng gốm sứ “ kí kiểu” của các quan lại triều đình khi đi sứ bên Trung Quốc đặt làm theo mẫu mã, kích thước và văn hóa của nước nhà, (Có thời vua quan nhà Nguyễn đã mời các nghệ nhân người Trung Quốc sang Việt Nam để làm hàng gốm sứ cao cấp phục vụ cho cung đình…) Dòng sản phẩm này chất lượng cao về kĩ, mỹ thuật và khá phổ biến , được giới sưu tầm cổ vật gốm sứ rất ưa chuộng.

Giá trị lịch sử

Hiện nay, đồ gốm dùng trong tín ngưỡng dân gian Phù Lãng vẫn còn hiện diện trong một số di tích lịch sử ở châu thổ sông Hồng như các đình, đền, chùa, miếu…. Nhân đây cũng xin nói thêm là Dòng gốm Chu Đậu đã hưng thịnh ở thế kỉ 15-16 của Việt Nam đã được rất nhiều bảo tàng ở các nước phương tây trưng bày, lưu giữ và hiện cũng là dòng gốm có giá trị thương mại cao trong dòng đồ sứ trên thế giới.

Giá trị Văn hóa

Loại hình gốm có bát; đĩa (đĩa nhiều nhất, trang trí lá xe cắt nhau), âu, chén mắt trâu, nậm rượu cổ nhỏ, thân gần hình trụ, đĩa đựng dầu lạc, bình tỳ bà, bỡnh củ tỏi cổ thấp và rộng, khụng thắt eo rừ rệt, lư hương hỡnh trụ mặt bên đặt trên lưng con nghê, chân đèn đế thấp hơn, đáy và chân rộng hơn trước, bình vôi có quai xách…. Bằng lối ghép mảnh sứ, người ta đã tạo ra nhiều đồ án hoa văn kì thú, như lưỡng long chầu nguyệt trên bờ nóc, hổ phù trên tường hồi bít nóc, nghê, 4 con phượng chum đuôi vào nhau, đầu quay 4 hướng trên các công trình kiến trúc cung đình ở Huế, như cổng Hiền Nhơn, Chương Đức, Trường Am, Điện Thái Hòa, Lăng Khải Định… Các đồ án trang trí được ghép bằng những mảnh sứ xanh được dán trên nền trắng và sứ trắng.

Giá trị kinh tế

Đặc biệt giới sưu tầm thường quan tâm tới hiệu đề dưới đáy của hiện vật (xuất hiện nhiều ở đồ sứ ký kiểu) như : Nội cung, nội phủ thị trung, nội phủ thị đông, nội phủ thị đoài, nội phủ thị tả, nội phủ thị hữu, Khánh xuân, ngoạn ngọc, trân ngoạn, nội phủ, Minh Mạng niên chế, Tự Đức niên chế…vv. Tóm lại : Để đánh giá giá trị kinh tế của một hiện vật cổ vật gốm sứ phải căn cứ vào rất nhiều tiêu chí như đã trình bày một phần ở trên, giá cả của món đồ còn phụ thuộc rất nhiều vào thị hiếu của nhà sưu tầm, độ nông, sâu của thời gian, độ “ Nóng của thị trường” thậm chí còn phụ thuộc vào cả yếu tố.

Di sản cổ vật với kinh tế, du lịch, dịch vụ

Nhiều chương trình hợp tác quốc tế được triển khai trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản như: trưng bày, giới thiệu cổ vật tại Pháp, Hoa Kì và Nhật Bản…; tổ chức giao lưu, biểu diễn của các đoàn nghệ thuật truyền thống như: tuồng, chèo, múa rối, ca trù… với các nước. Các dự án bảo tồn như: phục hồi nhà truyền thống do trường Đại học Nữ Chiêu hoàng (Nhật Bản) thực hiện ở các tỉnh Bắc Ninh, Nam Định, Thanh Hóa; nghiên cứu giá trị Hoàng thành Thăng Long… được thực hiện với sự giúp đỡ của chuyên gia nhiều nước và tổ chức quốc tế…vv.

Công tác bảo tồn và lưu giữ

Cùng với sự ra đời của hệ thống nhà Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, hàng loạt cơ quan văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản và nghiên cứu di sản văn hóa dân tộc như: Vụ Bảo tồn – bảo tàng thuộc Bộ Văn hóa, các Vụ nghệ thuật, cục âm nhạc và múa, Cục nghệ thuật sân khấu, các Trường văn hóa nghệ thuật, các viện Văn hóa nghệ thuật thuộc ngành văn hóa thông tin, các Viện ngôn ngữ và khảo cổ học, dân tộc học, văn hóa dân gian thuộc Ủy ban khoa học xã hội nay là Trung tâm Khoa học và xã hội nhân văn quốc gia, các hội văn học, nghệ thuật , sử học văn hóa dân gian… ra đời trong thời kì này. Cũng phải kể thêm là ở miền Nam trước ngày giải phóng, phong trào bảo vệ văn hóa dân tộc với tên gọi “trở về nguồn”, “tìm về dân tộc” được nuôi dưỡng như một sự thức tỉnh dân tộc, cùng một số trí thức văn nghệ sĩ ưu tâm với văn hóa dân tộc, như các nhà văn Sơn Nam, Vũ Hạnh, các nhà sưu khảo cổ như Vương Hồng Sển, Toan Ánh, Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Hiến Lê, Thanh Lãng, Nguyễn Bạt Tụy… đã góp phần bảo vệ dân tộc trước sự áp đảo của lối sống phương Tây.

Công tác phát huy và quảng bá giá trị văn hóa

Do đó đã xuất hiện một số công trình tầm cỡ tiêu biểu như: tổng tập văn học thời Lý Trần, tổng thư mục kho sách Hán Nôm, từ điển phật học, lịch sử mỹ thuật các triều đại từ Lý đến Nguyễn, các bộ lịch sử văn hóa, thông sử có tái bản bổ sung và chỉnh lý, từ điển danh mục các nhà khoa bảng Việt Nam, từ điển văn hóa ( phần nhân vật chí), từ điển về lễ hội, về tên làng, tên phố và bắt đầu in tập I của bộ từ điển bách khoa. Trong lĩnh vực di sản cổ vật gốm sứ, việc khai thác chủ yếu do nhà nước quản lý thông qua luật di sản năm 2001 và các văn bản dưới luật khác, xong một thực tế cho thấy là nhà nước đã xã hội hóa công tác này rất có hiệu quả, nhiều cuộc đấu giá cổ vật quốc tế trong đó có cổ vật gốm sứ Việt Nam đã được các nhà sưu tầm trong nước và Việt kiều ngoài nước tham dự và đã mang về làm phong phú thêm cho bộ sưu tập của họ, mặt khác cũng là góp phần gìn giữ tài sản quý báu của ông cha.

Công tác khai thác và khuyến khích người dân tham gia vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản cổ vật

Rất nhiều di tích sau khi được tu bổ, tôn tạo đã trở thành những sản phẩm du lịch - văn hóa đặc sắc, thu hút du khách trong và ngoài nước, Nhiều chương trình hợp tác quốc tế được triển khai trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản như: trưng bày, giới thiệu cổ vật tại Pháp, Hoa Kì và Nhật Bản… tổ chức giao lưu, biểu diễn của các đoàn nghệ thuật truyền thống như: tuồng, chèo, múa rối, ca trù… với các nước. Hệ thống bảo tàng ở nước ta được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, địa phương nào cũng có bảo tàng với mục đích giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, trong đó trưng bày, giới thiệu về đặc điểm lịch sử, văn hóa của mình, nhưng hình thức, nội dung trưng bày thường đơn điệu, cứng nhắc và giống nhau nên không tạo ra sự hấp dẫn với người xem, chưa có nhiều hoạt động hấp dẫn lớp trẻ, nghĩa là chưa phát huy được hiệu quả chính trị - xã hội của thiết chế văn hóa này.

Công tác quản lý và thẩm định

Tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực khi thực hiện những chính sách về bảo tồn di sản. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến luật Di sản văn hóa trong mọi tầng lớp nhân dân. Có những biện pháp thiết thực để khuyến khích, động viên, cổ vũ những tập thể, doanh nghiệp và cá nhân có lòng hảo tâm tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. Tiếp tục thực hiện việc bảo tồn di sản văn hóa thông qua cơ chế đầu tư theo chương trình mục tiêu quốc gia. Quán triệt sâu sắc tinh thần của cơ chế đầu tư cho các địa phương thông qua chương trình, mục tiêu quốc gia về văn hóa là cơ chế “hỗ trợ” cho những nhiệm vụ, dự án quan trọng của quốc gia, của ngành chứ không phải là đầu tư 100% thay cho nhiệm vụ đầu tư thường xuyên cho hoạt động và phát triển văn hóa của địa phương. Điều nay nhằm khắc phục tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn của trung ương, cũng như thái độ né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành và địa phương trong các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa. Đầu tư xây dựng trung tâm nghiên cứu, giám định giá trị của các loại hình di sản nhằm quản lý tốt hơn những hiện vật, cổ vật có giá trị lịch sử - văn hóa. Đối với di sản văn hóa phi vật thể nên thành lập trung tâm lưu giữ những kinh nghiệm, hiện vật đã sưu tầm, nghiên cứu về làng nghề, về các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian… nói tóm lại là cần có trung tâm lưu giữ các dự liệu về di sản. vịnh Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, đó là chưa kể đến Hoàng thành Thăng Long, Quan họ Bắc Ninh… mới được công nhận) và 116 bảo tàng lưu giữ hàng triệu tư liệu, hiện vật lịch sử - văn hóa, thực sự là một vốn quý chúng ta quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với bạn bè năm châu trong quá trình hội nhập, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ, Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới. Cùng với công cuộc đổi mới đất nước, công tác quản lý, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc đã dạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận về cả tư duy, nhận thức, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách, hợp tác quốc tế, dào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho nghiên cứu, bảo tồn tồn tạo, phát huy giá trị văn hóa và thực hiện xã hội hóa sự nghiệp này… Di sản văn hóa đã và đang hành trình cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Những hoạt động kinh doanh cổ vật hợp pháp

Số tiền thu được, mặc dù chưa được đóng thuế, nhưng đã được đưa vào quỹ hội, quỹ nạn nhân chất độc màu da cam, quỹ người nghèo,quyên góp ủng hộ nạn nhân sóng thần và làm một số công tác từ thiện nhân đạo khác… Cả người mua lẫn người bán đều tự nguyện quyên tặng. Như thế, trước hết chúng ta phải có mô hình thích ứng, phải đào tạo đội ngũ chuyên gia trên mọi lĩnh vực của cổ vật và nghệ thuật, phải có một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, phải xây dựng được một hành lang pháp lý, một cơ chế hoạt động đồng bộ, phải điều tra, khảo sát để đặt những trụ sở ấy ở thành phố nào.

Thị trường cổ vật từ khi có luật di sản VN 2001

Dạng thứ hai là đồ mới giả làm đồ cổ để đánh lừa khách hàng thông qua mánh khoé: ngâm xác trà cho đồ gốm, ngâm áit cho đồ đồng, bôi hắc ín, đất cát cho đồ đá, ngâm nước, bỏ vào tổ mối, phơi nắng mưa hàng tháng trời cho đồ gỗ… Công phu hơn, họ còn lấy mẫu trong catalogue rồi mang sang tận Trung Quốc, Thái Lan đặt hàng, khi làm xong lấy bản vẽ mang về, hàng chỉ chọn một đến hai cái đẹp nhất, huỷ bỏ tất cả những cái còn lại, tạo thành vật độc nhất vô nhị, kích thích mốt sưu tầm những món độc bản của các nhà sưu tập… Mặc dù Bộ Văn hoá – Thông tin (trước đây) và Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (hiện nay) đã cùng với Bộ Thương mại (trước đây), Bộ Công Thương (hiện nay), Bộ Công an. Sau đó, một loạt vụ khám xét cửa hàng, nhà riêng một số chủ buôn bán đồ cổ ở trên đường Nam Bộ (sau đổi là Lê Duẩn), người bị bắt, cổ vật bị tịch thu. Phong trào buôn bán cổ vật giảm nhiệt hẳn. Mãi đến năm 1986, có các cửa hàng bán đồ cổ dưới dạng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ mới lại nở rộ dọc các phố cổ, đường Lê Duẩn và bây giờ là đường Nghi Tàm, Âu Cơ. Từ buôn bán tàng trữ trái phép, giờ những người sưu tầm, có hội nghề nghiệp, có luật pháp bảo trợ. Tuy nhiên cổ vật có hai mặt của nó, một mặt có giá trị văn hóa có đôi thứ là bảo vật quốc gia, mặt khác có giá trị hàng hóa. Vậy cần phải xem xét thật cẩn trọng thị trường cổ vật. Bài học của nhiều nước đã có: phải chạy vạy khắp thế giới thu mua lại với giá “khủng khiếp” những cổ vật của quốc gia mình. Cho đên cuối những năm 1990, đầu ra của cổ vật chủ yếu vẫn là khách nước ngoài. Khách mua ở các cửa hàng rồi bằng nhiều cách, chủ yếu là. “ngầm” qua hải quan cửa khẩu mang đi. Phổ biến là để lẫn cổ vật vào những. đồ thủ công mỹ nghệ rồi mang khỏi biên giới. Với những khách mua nhiều, nhà hàng phải đóng thùng để lẫn trong hàng xuất khẩu gửi cho một công ty ngoại quốc nào đó, rồi qua công tỵ nọ tới tay khách hàng. Thời nước ta còn chiến tranh, không mấy ai quan tâm tới cổ vật. Cuối những năm 1970, nguồn cổ vật chủ yếu là sưu tầm trong dân gian, chủ yếu trong các hộ nông dân, đúng hơn trên bàn thờ của các hộ nông dân,cổ vật phân tán trong dân gian rất ít là do tổ tiên để lại mà hầu hết do phát động hai phong trào: cải cách ruộng đất và chống mê tín di đoan. Một nguồn nữa làm các cổ vật lưu lạc trong dân gian là phong trào chống phong kiến, chống mê tín di đoan xây dựng nền văn hóa mới. Hàng ngàn tượng phật, tượng mẫu, tượng thần thánh,ngai thờ, đồ tiến cúng bị trôi sông, bị chiếm đoạt. Một vài nơi đã có sự tính toán sơ bộ số cổ vật và công trình kiến trúc cổ bị phá hủy trong thời kì đó tương đương trên 3 tỉ USD. Đó là chưa kể các giá trị phi vật thể như hàng trăm lễ hội, hàng chục kịch bản diễn xướng dân gian đã mất tích. Đúng vào thời điểm cổ vật trong dân gian đã cạn thì giới mua bán bắt đầu từ Kim Bôi – Hòa Bình, một số người vô tình đào phải khi mộ mai táng cũ của người dân tộc Mường và phát hiện trong các ngôi mộ cũ có rất nhiều đồ sành sứ cổ, có nhiều đồ ta niên đại tới đời Lý, Trần, đồ Tàu niên đại tới thời Minh. Đó là các đồ dùng để chứa tro xương và đồ tùy táng. Vậy là một phong trào đào hầm mộ lan rộng từ Hòa Bình ngược lên Sơn La, Sơn Tây xuống Ninh Bình, Thanh Hóa. Thắng lợi giòn rã từ bát đĩa, tượng thú, lọ, bình và cả đồ dùng, cả trống đồng được lôi ra khỏi lòng đất. Thanh Hóa là nơi phong trào đi đào đồ cổ hoành tráng nhất và kéo dài cho đến tận ngày nay. Cho đến năm 1996, về cơ bản các mộ táng Mường đã được khai quật xong. Nhưng rồi lại có dưới lòng biển. Một loạt tàu đắm đã đưa ra thị trường. hàng chục vạn món đồ gốm ta, sứ Tàu. Chỉ có cái đồ ngâm nước biển nhiều thế kỉ nên nhiều nhiều món bạc phếch. Thế là thị trường cổ vật lại sôi động. Như đã nói ở trên, cho đến những năm 1970, chỉ có vài người ở miền Bắc là sưu tầm và buôn bán cổ vật. Người ta chơi là chính và buôn bán cũng chỉ làm giàu thêm bộ sưu tập của mình. Ví dụ cụ Dương ở Hàng Trống - Hà Nội có bộ sưu tập gốm sứ Việt Nam nổi tiếng…. Đến cuối những năm 1990, kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng nhanh, nhiều tỉ phú, triệu phú xuất hiện. Nhiều người đã bắt đầu nghĩ tới việc xây dựng các bộ sưu tập, họ bắt đầu mua đồ cổ. Một số nhà buôn đồ cổ bắt đầu cũng giữ lại một số đồ quý. Một giới sưu tập xuất hiện cùng một thị trường cổ vật nội địa.Việc trao đổi, buôn bán cổ vật không thiên về xuất lậu, đưa cổ vật ra nước ngoài vì nhu cầu về một thị trường công khai đã lớn dần. Mặt khác, với một nền kinh tế thị trường sở hữu tư nhân đã bắt đầu được công nhận, quan niệm đối với cổ vật từ cấm, tịch thu chuyển sang quản lý, một chương mới với thị trường cổ vật Việt Nam. Vậy- chúng ta cùng nhau phân tích những nguyên nhân chính thúc đẩy nhu cầu sưu tầm cổ vật đang phát triển rất mạnh mẽ trong dân chúng hiện nay, theo tôi bao gồm một số động cơ sau:. Kinh tế phát triển, một số người giàu lên nhanh chóng xuất hiện nhu cầu tích lũy và trú ẩn, để dành cho thế hệ con cháu, thông thường đại đa số người "có tiền" đầu tư vào bất động sản hoặc tích trữ vàng hay ngoại tệ mạnh. một số người có kiến thức, có trình độ hiểu biết hơn về cổ vật nhận thức về lĩnh vực " Siêu lợi nhuận " này, nên theo nhau đầu tư vào tích trữ và sưu tầm cổ vật. vừa thỏa mãn đam mê, vừa một phần ý thức dân tộc và một phần hết sức quyết định là dự trữ tài sản cho tương lai con cháu mai sau. khủng khiếp vì người bán chẳng hề biết đến giá trị thực của món đồ) đây là nguyên nhân có tính chất quyết định đến hành động sưu tầm cổ vật hiện nay.