MỤC LỤC
Trên cơ sở phân tích và đánh giá tình hình trong nước và thế giới, hội nghị nhận định “Chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và hiếu chiến Pháp, dựa trên cơ sở những thắng lợi đã đạt được mà phấn đấu để thực hiện hoà bình ở Đông Dương, phá tan âm mưu của đế quốc Mỹ kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương củng cố hoà bình và thực hiện thống nhất, hoà bình độc lập và dân chủ trong toàn quốc"[15;tr.225] với khẩu hiệu đấu tranh “Hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”. Vì vậy “Mặt trận dân tộc thống nhất cần có một bản cương lĩnh chung phù hợp với tình hình thực tế của hai miền, làm cơ sở tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình trong cả nước để đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bọn thân Mỹ, bọn chia rẽ, bọn ngoan cố, đặng củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà, trên cở sở độc lập và dân chủ, tiến tới xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”[16;tr.487]. Bản Cương lĩnh chung đề ra chính sách của nước Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực và chính sách về ngoại giao: “Chính phủ Trung ương sẽ theo đuổi một chính sách ngoại giao dựa trên năm nguyên tắc chung sống hoà bình, một mặt đảm bảo độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước nhà, một mặt phát triển quan hệ kinh tế và văn hoá với các quốc gia trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên cùng có lợi, đồng thời kiên quyết bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới”[16;tr.489], bản Cương lĩnh chung giúp chúng ta không những tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ tích cực của nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới mà còn tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ.
Quá trình hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước là quá trình tích cực phát huy tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời cũng là quá trình tập hợp rộng rãi mọi lực lượng yêu nước, tiến bộ ở miền Nam để đấu tranh chống Mỹ – Diệm, tiến lên làm thất bại chính sách can thiệp của đế quốc Mỹ, đánh đổ tập đoàn thống trị tay sai Ngô Đình Diệm, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để hoà bình thống nhất nước nhà. Âm mưu đó nhằm một mặt giảm uy tín của Chính phủ ta, làm giảm kết quả và ảnh hưởng của Hiệp định đình chiến, mặt khác gây thêm thế lực củng cố nền thống trị của chúng ở miền Nam hòng duy trì tình hình phân trị lâu dài ở nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành Triều Tiên thứ hai, dùng miền Nam Việt Nam làm bàn đạp chuẩn bị chiến tranh chống lại miền Bắc, phá hoại hoà bình, thống nhất và độc lập của nước ta, uy hiếp độc lập và an ninh của các dân tộc Đông Nam Á.
Có thể nói, thắng lợi của cuộc đấu tranh thi hành hiệp định Giơnevơ không chỉ là thắng lợi của nhân dân miền Nam, mà nó còn góp phần lập lại hoà bình, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của dư luận thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Các hoạt động đối ngoại thời kỳ này đã tạo điều kiện cho Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tranh thủ được sự viện trợ kinh tế từ các nước xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo đảm hoàn thành kế hoạch ba năm khôi phục kinh tế (1955- 1957) và kế hoạch phát triển kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-1960). Trong thời gian này, mâu thuẫn giữa các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô và Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu đang ngày càng căng thẳng, ảnh hưởng không nhỏ tới phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, bước đầu tác động đến phong trào độc lập dân tộc.
Xuất phát từ tương quan lực lượng và hoàn cảnh lịch sử mới, Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chủ trương thừa nhận các chính phủ của Vương quốc Lào và Campuchia, đoàn kết nhân dân ba nước chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Trước thực tế đó, Đảng ta chủ trương giương cao ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy truyền thống quý báu trong đoàn kết kháng chiến chống Pháp của ba dân tộc; kiên trì đẩy mạnh sự nghiệp đoàn kết, liên minh với nhân dân Lào, nhân dân Campuchia theo nguyên tắc luôn luôn tôn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích và nguyện vọng chính đáng của mỗi dân tộc, đồng thời giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ của ta. Hội nghị Bộ chính trị tháng 9-1954 khẳng định: Quan hệ với các nước láng giềng phải “đặt trên cơ sở 5 nguyên tắc lớn là tôn trọng lãnh thổ và chủ quyền của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào nội chính của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, chung sống hoà bình”[15;tr.305].
Mặc dù vậy, những thành tựu ngoại giao đạt được đã góp phần làm nâng cao uy tín và địa vị của Việt Nam trên trường quốc tế, khẳng định sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới, tạo những điều kiện thuận lợi xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh đòi thống nhất nước nhà. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong cuộc đấu tranh sinh tồn, bảo vệ độc lập, hạnh phúc của mình, nhân dân Việt Nam trên mặt trận ngoại giao đã tích luỹ những bài học kinh nghiệm phong phú về nhận thức, tư tưởng, nghệ thuật vận dụng sách lược tổ chức, triển khai thực hiện chính sách đối ngoại. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), ngoại giao cùng với quân sự, chính trị đóng vai trò quan trọng góp phần làm nên thắng lợi lịch sử vẻ vang trong 21 năm, trong đó giai đoạn đầu 1954-1960 là giai đoạn đánh dấu bước đầu quá trình xác lập, hình thành đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam nói chung và đường lối đối ngoại nói riêng trong giai đoạn mới.
Ở miền Bắc, “Đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn,, truyền thống phấn đấu anh dũng và lao động cần cù của nhân dân ta, đồng thời tăng cường đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em do Liên Xô đứng đầu, để đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống âm no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vũng mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á”[21;tr.922]. Như vậy, trước những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế, với đường lối đối ngoại đúng đắn linh hoạt, Đảng và Nhà nước ta đã góp phần làm thu hẹp những bất đồng giữa hai nước anh em, củng cố mối quan hệ với đồng minh chiến lược của cuộc kháng chiến, từng bước tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ đường lối, mục tiêu và quyết tâm của nhân dân ta, giành chi nhân dân ta sự giúp đỡ to lớn về nhiều mặt. Mặt khác, trước tình hình nội bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bắt đầu có sự phân liệt, Trung Quốc, Liên Xô mâu thuẫn gay gắt, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã chú ý nghiên cứu, tìm ra những điểm tương đồng và điểm khác nhau trong quan hệ mỗi nước với Việt Nam, xác định lợi ích và chính sách của mỗi nước trong vấn đề chiến tranh Việt Nam.
Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa; đóng góp tích cực vào việc củng cố đoàn kết giữa các Đảng anh em, tăng cường sự thống nhất trong phong trào cộng sản quốc tế; xây dựng quan hệ hữu nghị với hai Chính phủ Vương quốc Khơme, Lào theo năm nguyên tắc chung sống hoà bình; tăng cường đoàn kết với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh; tham gia vào phong trào hoà bình và dân chủ thế giới; chống đế quốc, thực dân hiếu chiến. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là giai đoạn 1954-1960, Việt Nam dân chủ cộng hoà luôn nêu cao ngọn cờ hoà bình, chống chiến tranh phi nghĩa; đưa ra nhiều sáng kiến hoà bình và đẩy mạnh hoạt động ngoại giao làm cho dư luận thế giới thấy được nguyện vọng hoà bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam, đồng thời thấy được âm mưu, bản chất của đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngoại giao có từ xưa nhưng những hình thức hiện đại của ngoại giao chỉ mới xuất hiện từ thế kỷ XVII-XVIII và những nhiệm vụ cơ bản của ngoại giao là “Đại diện cho nhà nước ở nước ngoài, bảo vệ quyền lợi cho Nhà nước mình, đạt cho được những mục đích chính trị đối ngoại, tiến hành các cuộc đàm phán, giữ những quan hệ hàng ngày, ký hiệp nghị với các nước, tham dự các hội nghị quốc tế và tổ chức quốc tế.