MỤC LỤC
Năng lực tài chính của NH VPBank Đông Đô thể hiện ở quy mô vốn chủ sở hữu và quy mô tài sản có của NH, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, khả năng tồn tại và phát triển một cách an toàn không để xảy ra đổ vỡ hay phá sản…. - Giới hạn cho vay, bảo lãnh: Theo quy định thì tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của TCTD, tổng mức cho vay của TCTD đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có TCTD. Hoạt động tín dụng của Đông Đô cũng được phát triển theo hướng tăng cường mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; hộ kinh doanh có dự án hiệu quả, có tài sản đảm bảo tiền vay, quan tâm đến các mặt hàng kinh doanh có lợi nhuận thuế cạnh tranh cao và đồng thời cũng mở rộng cho vay tiêu dùng.
Tuy nhiên, nguồn vốn ngắn hạn trong giai đoạn này có mức độ phát triển nhanh nhưng lại có chi phí khá cao do mặt bằng lãi suất còn cao nên cũng không giúp cho ngân hàng có thể đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn ngắn hạn trong thời gian này.
Trước thực trạng khủng hoảng kinh tế năm 2008 vừa qua, hầu như không một NH nào là không bị ảnh hưởng, nhưng điều chúng ta muốn bàn tới ở đây đó là đứng trước những thách thức lớn như vậy, các NH đã làm gì để tiếp tục tồn tại và đứng vững trên thương trường. Nhưng vấn đề không chỉ dừng lại ở việc xác định phương hướng, điều quan trọng là các NH cần phải có một kế hoạch cụ thể trong đó vạch ra cần đầu tư như thế nào, đầu tư bao nhiêu, đầu tư trọng tâm trọng điểm vào vấn đề gì?. Đánh giá chung: Qua một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh NH VPBank Đông Đô ở trên, ta có thể đi đến nhận xét rằng: Nhìn chung, VPBank Đông Đô đã đạt được vị trí nhất định trong hệ thống các NHTM Việt Nam.
Nhưng cũng phải nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng, so với mặt bằng chung Đông Đô cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa nếu muốn giữ vững và khẳng định vị trí của mình trong cuộc cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt trên thương trường như hiện nay.
Các hoạt động dịch vụ NH điện tử tự động như: Home Banking, Internet Banking, thẻ thanh toán, giao dịch điện tử… đã được triển khai và đi vào hoạt động nhưng hiện nay sự an toàn của các hệ thống này, nhất là hệ thống cảnh báo sớm các rủi ro trong các hoạt động NH còn chưa được đầu tư thỏa đáng dẫn đến những hạn chế trong việc hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài. Danh mục sản phẩm, dịch vụ năm 2009 tuy có tăng hơn so với năm 2008 và năm 2007 song vẫn còn nghèo nàn, mới chỉ phát triển mạnh ở các sản phẩm và dịch vụ truyền thống như tiền gửi, cho vay, sản phẩm thẻ…Nghiệp vụ bảo lãnh và thanh toán quốc tế, nghiệp vụ kinh doanh hối đoái, các nghiệp vụ phi tín dụng khác chi nhánh mới chỉ bước đầu tiếp cận. Hay việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng chỉ dừng lại ở việc đưa ra những thủ tục và đặc điểm sản phẩm của ngân hàng chứ chưa thực sự giúp khách hàng nhận biết được lợi ích mà cho vay của ngân hàng đem lại cho họ, trong khi điều đó là rất cần thiết để gợi mở nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, sự thiếu linh hoạt trong việc áp dụng “chiến lược ngân hàng bán lẻ” cũng làm cho VPBank Đông Đô đang bỏ qua một lượng lớn khách hàng không phải là khách hàng mục tiêu nhưng cũng rất quan trọng là những doanh nghiệp có quy mô trung bình và lớn.
Theo đó, Hội đồng quản trị cùng ban điều hành sẽ tích cực triển khai các hoạt động: củng cố chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay mới, tích cực xử lý, thu hồi nợ quá hạn, phát triển các hoạt động dịch vụ ít rủi ro, tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc của CBNV, tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ, phấn đấu đạt mức tăng trưởng các hoạt động kinh doanh cả năm bình quân từ 25%- 35%. Trên cơ sở định hướng chung, Chi nhánh VPBank Đông Đô cũng đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015 trở thành chi nhánh hàng đầu của NH VPBank, trên cơ sở định hướng khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và dân cư khu vực trong và ngoài địa bàn Hà Nội. Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự trên cơ sở xây dựng và đào tạo một đội ngũ nhân viên với một tư tưởng mới, hiểu và nhận biết được tầm quan trọng của khách hàng đối với sự tồn vong và phát triển của NH.
Thứ tư, đối phó với tình hình khủng hoảng VPBank Đông Đô cần nâng cao chất lượng công tác dự báo để làm cở sở cho định hướng phát triển của mình, cần xây dựng kế hoạch, chiến lược đầu tư trong từng giai đoạn cụ thể để hoạt động ĐT, kinh doanh đi đúng hướng và hiệu quả.
Nhưng để có thể gia tăng được nguồn vốn này thì NH Đông Đô nói riêng và NH VPBank nói chung phải không ngừng tạo lập danh tiếng và uy tín trên thị trường thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và thực hiện tốt cam kết với các tổ chức tài chính… nhằm mở rộng quy mô vốn vay và tăng thời hạn vay vốn. Đặc biệt, đối với Giám đốc chi nhánh và bộ phận cán bộ chủ chốt của chi nhánh cần phải được đào tạo tổng hợp về chuyên môn, nghiệp vụ; đào tạo về cách tổ chức quản lý kinh doanh, về pháp luật kinh tế, về tiền tệ tín dụng..Cán bộ quản lý NH phải là những người có năng lực, hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực, chủ động nắm bắt định hướng và dự báo tình hình, phát hiện và khắc phục nhanh chóng sự cố khi xảy ra, đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Từng bước phát triển các nghiệp vụ bảo lãnh và thanh toán quốc tế, nghiệp vụ kinh doanh hối đoái, các nghiệp vụ phi tín dụng khác..thông qua việc cải tiến chất lượng dịch vụ, đảm bảo công khai minh bạch, đơn giản thủ tục giao dịch làm cho dịch vụ dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng hơn, hoàn thiện cơ chế huy động tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ với lãi suất phù hợp để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, đổi mới phong cách phục vụ và chính sách tìm hiểu thị trường nhảy bén, linh hoạt hơn.
- Để nâng cao hiệu quả của những chiến lược marketing đã và đang được thực hiện tại chi nhánh đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của mình, chi nhánh nên có sự tập trung xây dựng một chiến lược kinh doanh với các chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối, khuếch trương và chính sách khách hàng phù hợp.
- Tạo sự khác biệt: Một khi sự cạnh tranh của các ngân hàng đã được đẩy lên cao, các NHTM sử dụng mọi biện pháp khác nhau để gia tăng sức mạnh cạnh tranh của mình, đôi khi các NHTM lại không chú trọng đến những đặc điểm riêng, những lợi thế vốn có để tạo ra sự khác biệt, hay tự tạo cho mình sự khác biệt để làm điểm nhấn trong cạnh tranh. Thứ nhất, NH nên thành lập phòng nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm bên cạnh phòng Marketing nhằm nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu và xu hướng của người tiêu dùng trên cơ sở những lợi thế vốn có của ngân hàng để đưa ra những dòng sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng;. - Các phần mềm đang được ứng dụng trong NH VPBank đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thanh toán hiện nay, tuy nhiên phần mềm này cũng đã xuất hiện một số sai sót như bảng mã danh sách các khoản phí chưa đầy đủ, các tài khoản của kha#ch hàng còn chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa bên thanh toán với tín dụng khiến việc quản lý vốn còn nhiều bất cập.
- Tiếp tục tiến hành đổi mới cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng, trang thiết bị hệ thống máy tính hiện đại có tốc độ xử lý cao, và tiến hành nối mạng hệ thống máy tính cho toàn bộ mạng lưới các chi nhánh của NHTMCP VPBank để đảm bảo việc giao dịch, thanh toán diễn ra nhanh chóng, kịp thời, chính xác, an toàn, bảo mật.