MỤC LỤC
Trước hết đó là tài nguyên đất và nước cho sản xuất nông nghiệp; tiếp đến là tài nguyên sinh vật cụ thể (cây, con cụ thể). Với trình độ công nghệ như hiện nay, không có đất thì không thể trồng cấy hoặc chăn nuôi với qui mô lớn như sản xuất hàng hóa được. Nếu các DN thuộc các ngành công nghiệp và dịch vụ muốn tiến hành sản xuất chỉ cần một diện tích đất không nhiều để có mặt bằng hoạt động, thì DNNN phải cần một diện tích đất tương đối lớn để sản xuất. Tuy một số DN công nghiệp cũng có. nhu cầu rất lớn về diện tích đất để sản xuất, như DN khai thác khoáng sản, DN khai thác than, DN khai thác cát.., nhưng đó là những nguồn đất có điều kiện tự nhiên đặc biệt. Nó có thể nằm trong lòng đất. Còn với DNNN, nguồn đất được đưa vào sản xuất hầu hết là mặt đất, mặt nước. Nó bao gồm những cánh đồng, cánh rừng, ao hồ, sông suối.. Không có đất thì không thể có sản xuất nông nghiệp. Đất là nguồn lực quan trọng nhất đối với việc sản xuất của nhà nông. Tài nguyên sinh vật là những cơ thể sống. Chỉ trong những điều kiện tự nhiên về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp thì chúng mới phát triển và cho kết quả. Con người không thể bất chấp các điều kiện sống của sinh vật trong hoạt động sản xuất. Do sự phân bố ngẫu nhiên nguồn lực tự nhiên cho các vùng, địa bàn mà việc lựa chọn sản xuất mặt hàng nông nghiệp của các DN không thể tùy tiện. Ở đây, yếu tố lợi thế về tự nhiên là một điều kiện rất quan trọng để việc sản xuất có được những sản phẩm đặc trưng như có năng suất cao hơn, có chất lượng tốt hơn, chi phí sản xuất thấp hơn nhưng giá bán lại cao hơn so với cùng loại sản phẩm được sản xuất ở các vùng khác. Chẳng hạn, việc DNNN lựa chọn việc trồng cao su, cà phê, hồ tiêu ở tỉnh Gia Lai nói riêng, các tỉnh ở Tây Nguyên nói chung là hoàn toàn phù hợp, bởi ở đó có lợi thế về loại đất bazan rất thích hợp cho sự phát triển của loại cây này, có biên độ nhiệt ngày và đêm tương đối lớn là điều kiện để cho năng suất và chất lượng cao hơn so với nếu đưa cây cao su, cà phê, hồ tiêu vào trồng ở các vùng khác như đồng bằng Bắc Bộ hoặc Nam Bộ. Điều này cho thấy điều kiện tự nhiên với ý nghĩa là một nguồn lực. Nó hoàn toàn khác biệt với nhu cầu nguồn lực đầu vào của DN công nghiệp hay DN dịch vụ. Đồng thời, nó cũng làm cho cơ cấu sản xuất các hàng nông sản là rất khác nhau giữa các vùng sinh thái và các địa phương. Nếu DNNN không thấy được đặc điểm này thì không thể có hiệu quả cao trong kinh doanh nông nghiệp. -Đặc điểm của quá trình sản xuất trong nông nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ DN nào cũng đều phải có các giai đoạn: 1) nghiên cứu thị trường để quyết định lựa chọn sản xuất mặt hàng gì; 2) chuẩn bị các yếu tố đầu vào để thực hiện quyết định sản xuất bao gồm vốn, lao động, vật tư, công nghệ, mặt bằng sản xuất..; 3) tổ chức quản lý sản xuất để tạo ra hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu thị trường với giá thành thấp để cạnh tranh; 4) tổ chức tiêu thụ sản phẩm, thu tiền về. Trong nghiên cứu về chu chuyển tư bản, C.Mác đã cho thấy quá trình sản xuất kinh doanh của các DN trong nền kinh tế được chia ra một cách tổng quát gồm hai giai đoạn: giai đoạn sản xuất và giai đoạn lưu thông; tương ứng với nó là hai khoảng thời gian: thời gian sản xuất và thời gian lưu thông. Thời gian sản xuất được phân chia thành ba thời kỳ: 1) thời kỳ lao động, tức là thời kỳ người lao động tiến hành sản xuất hay người chủ sở hữu nguồn lực sản xuất tiến hành kết hợp sức lao động thuê được trên thị trường với tư liệu sản xuất; 2) thời kỳ gián đoạn lao động, hay còn gọi là thời kỳ vật sản xuất chịu sự tác động của tự nhiên; và 3) thời kỳ dự trữ sản xuất, vật sản xuất nằm trong kho và sản phẩm chưa đem bán. Ngoài quan hệ với nhà nước trong việc thuê đất sản xuất, DNNN phải quan hệ với các chủ kinh tế khác như với DN công nghiệp để có kỹ thuật, DN dịch vụ để có giống, vốn và các yếu tố sản xuất khác và với nhà khoa học và các tổ chức khác để có, phân bón, thuốc Bảo vệ Thực vật được công nghệ sản xuất và thông tin.., dựa vào đó mà quyết định lựa chọn việc sản xuất kinh doanh.
Có chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hóa lớn". Sự phát triển của DNNN chịu ảnh hởng của nhiều nhân tố, nh nguồn vốn và tín dụng, khoa học và công nghệ sản xuất, sản phẩm và thị trờng, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, trình độ của ngời lao động, năng lực quản lý v.v.
Ngoài tài nguyên đất đai, tài nguyên khoáng sản là một yếu tố tiềm năng để DNNN có thể đa dạng hóa sản xuất, kết hợp sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp để tranh thủ thời kỳ lao động nông nhàn, tăng nguồn thu cho DN và cho ngời lao động. Sự có mặt của các DN công nghiệp nh vậy sẽ không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nông thôn theo hớng tiến bộ, mà còn tạo ra cơ hội để hỗ trợ phát triển của DNNN.
Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ khụng chỉ tạo ra điều kiện cho DNNN phát triển loại cây, con mới, mà còn thúc đẩy việc hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, để DN đầu tư thâm canh, áp dụng các giống và quy trình sản xuất mới có năng suất, chất lượng cao hơn. Bởi vậy, Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã xác định: "Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn".
Bởi sự phát triển đó không chỉ tạo ra sự linh hoạt cho việc di chuyển các nguồn lực sản xuất, hớng việc sản xuất vào các sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao hơn, mà còn là môi trờng cạnh tranh của các DN, "sàng lọc" DN. Sự phát triển của kinh tế thị trờng là điều kiện để DN phát huy tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh, bởi vì hoạt động của DN phải tuân theo nguyên tắc lời ăn, lỗ chịu, chứ không phải theo cơ chế bao cấp đã từng tồn tại ở nớc ta những năm trớc đây.
Trên địa bàn nào có nguồn lao động dồi dào, ngời lao động đợc đào tạo cơ bản phù hợp với yêu cầu của sản xuất nông nghiệp, thì nơi đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu t vào nông nghiệp và DNNN khi sử dụng nguồn nhân lực này sẽ có sức cạnh tranh lớn hơn so với các DNNN sử dụng lao động giản đơn, thiếu trình độ chuyên môn kỹ thuật. Nó thể hiện ở trình độ điều khiển chỉ huy để tác động phối hợp, điều hòa hoạt động của những cá nhân, những bộ phận (tức là chỉ huy những con ngời, những đơn vị) trong một quá trình sản xuất hoặc trong những quá trình có liên quan với nhau.
Tuy nhiên, mọi người đều nhất trí rằng thuật ngữ công nghệ cao dùng để chỉ một công nghệ (technology) hay một kỹ thuật (technique) hiện đại, tiến tiến được áp dụng vào quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, giá thành hạ. Với quyết tâm phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, Đảng và Nhà nước ta đã xác định mô hình nông nghiệp công nghệ cao nhằm định hướng và tạo động lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thế giới đang có nhiều biến đổi về khoa học và công nghệ, đang chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức.
Đồng thời, một số địa phương và doanh nghiệp cũng đã tự thành lập các mô hình nông nghiệp công nghệ cao và đã thu được một số kết quả ban đầu đáng khích lệ. Dưới đây là một số kinh nghiệm ban đầu được rút ra từ thực tiễn tổ chức mô hình DNNN công nghệ cao ở nước ta hiện nay.
Thành phố chủ động xây dựng các dự án Nông nghiệp công nghệ cao như: mô hình rau, hoa chất lượng cao Từ Liêm 16 ha (Trung tâm rau, hoa quả 24 tỷ đồng); mô hình nông nghiệp công nghệ cao Nam Hồng (Đông Anh) 30 ha; mô hình nông nghiệp công nghệ cao Kim Sơn (Gia Lâm) 15 ha. Trên địa bàn Thành phố đã có một số DN chủ trang trại ứng dụng công nghệ cao như: trồng hoa lan (Đông Anh) 5 ha, nông - lâm kết hợp ở huyện Sóc Sơn, thủy sản Yên Sở (Thanh Trì), du lịch sinh thái Sơn Thủy (Từ Liêm).
- Trồng trọt: trồng rau bằng kỹ thuật thủy canh (hydroponic), màng dinh dưỡng (deep pond & flooting board technology) và canh tác trên giá thể không đất; công nghệ nuôi cấy mô (tissue culture) cho rau, hoa, lan, cây cảnh, cây ăn trái..; ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật (plant regulators) trong điều khiển cây trồng; ứng dụng công nghệ gene; sản xuất nấm và các chế phẩm vi sinh. Với mục tiêu tạo ra mô hình sản xuất nông nghiệp bằng công nghệ tiên tiến, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, trong năm 2010, Trung tâm Ươm tạo thuộc Khu nông nghiệp này dự kiến ươm tạo thành công từ 7 đến 10 DN trong lĩnh vực tạo giống cây, canh tác trong nhà màn, sản xuất các chế phẩm sinh học, dược liệu, hoa, cá kiểng.
Đại diện cho người nông dân, người trồng mía và nhà máy đã bầu ra Hội đồng quản trị của Hiệp hội để điều phối và bảo vệ lợi ích của nông dân, gắn bó trách nhiệm giữa nhà máy sản xuất công nghiệp với nông dân trồng mía bán nguyên liệu cho nhà máy, cùng nhau đóng góp vốn để xây dựng Quỹ phòng chống rủi ro, hỗ trợ nhau khi gặp thiên tai, hỏa hoạn hoặc khi có biến động thị trường. -Ngoài ra, còn có một số DNNN có vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp và hầu hết là đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao như: về giống cây trồng có Công ty cổ phần Group, Công ty Pacific, Công ty Bioseed Genetic..; về giống lợn có Công ty trách nhiệm hữu hạn nông lâm Đài Loan, Công ty trách nhiệm hữu hạn nông sản Đại Việt, Công ty Prance - Hybrides Việt Nam..; về giống gà có Công ty cổ phần Group, Công ty trách nhiệm hữu hạn Cargill Việt Nam, Công ty Japfa Comfeed Việt Nam.; về giống vịt có Trung tâm VIGOCA và 30 trang trại vệ tinh của nông dân, Công ty giống đảm bảo cung cấp đủ giống tốt cho cả vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long với cách quản lý và tiếp cận theo mạng tin học.
Với điều kiện tiềm năng về tài nguyên đất, khí hậu, độ ẩm và tài nguyên nước như trên, ngoài trồng lúa, trên địa bàn huyện Chư Sê còn có thể phát triển mạnh cây công nghiệp dài ngày như: cao su, cà phê, hồ tiêu, trồng rừng và phát triển các DNNN chuyên môn hóa trong ngành chăn nuôi, bảo vệ và phục hồi các nguồn động vật quí hiếm. Tài nguyên du lịch của huyện, có thác Phú Cường nằm cách thị trấn Chư Sê 9 km, rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan; điểm du lịch di tích Làng Voi và Vua nước ở Nhơn Hòa; hồ A Yun Hạ với diện tích 3.700 ha có núi bao quanh và những cánh rừng thường xanh và bờ đập là công trình thủy lợi vào loại lớn của Tây Nguyên.
Trong những năm gần đây, nhất là sau Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện luôn đạt cao.Việc chính quyền địa phương biết vận dụng cơ chế của chính phủ và của tỉnh, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư, khuyến khích làm giàu, thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp về văn hóa, bảo đảm quốc phòng - an ninh để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, đã khiến Chư Sê trở thành vùng đất thu hấp dẫn của nhiều tổ chức kinh tế giải quyết một lượng lao động lớn tại chỗ và từ nơi khác đến sinh sống và làm việc. Trong số 371 trạng trại trên địa bàn có 6 doanh nghiệp tương đối lớn như trang trại tư nhân Phúc Huy kinh doanh chăên nuôi bò (trên 2.500 con), troàng, cheá bieán hạt tieâu traéng; Công ty trách nhiệm hữu hạn Trúc Khanh kinh doanh chăn nuôi lợn tập trung (qui mơ hơn 2.000 con) và sản xuất phân gia suùc; trang trại Nguyễn Thị Hoa, trang trại Tuyết Hội, trang trại Hoàng Xuân Hạnh kinh doanh trồng trọt trên 100 ha kết hợp chăn nuôi; trang trại Hồ Ia Crin ở xã Ia Tiêu kinh doanh cà phê, hồ tiêu, chăn nuôi heo địa phương, nuôi nhím kết hợp kinh doanh du lịch sinh thái.
Các DNNN nhà nước tuy chủ yếu hoạt động vì mục tiêu xã hội, quản lý sử dụng, bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, đất rừng giải quyết việc làm ổn định cho người dân và làm đầu tàu cho ứng dụng Khoa học Kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện vai trò " bà đỡ " cho sản xuất nông nghiệp với nông dân đã đem lại hiệu quả to lớn không chỉ về xã hội mà còn về kinh tế, lợi nhuận ngày càng cao. Ngoài ra, công ty còn tổ chức kết nghĩa với 34 thôn làng trên địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số, phối hợp với già làng, thôn trưởng để tuyên truyền, vận động đồng bào làm tốt công tác bảo vệ vườn cây, bảo vệ tài sản nhà nước, chống thất thoát mủ cao su, vận động công nhân là người dân tộc thiểu số yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống gia đình, với số tiền 1.289 triệu đồng.
Đại hội đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XIV (tháng 10/2010) xác định tập trung đầu tư xây dựng Chư Sê thành một huyện trong vùng kinh tế động lực của tỉnh về hạ tầng kinh tế - xã hội; giữ vững diện tích rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ để góp phần bảo đảm cân bằng sinh thái; phát triển bền vững cả 3 loại rừng, tăng diện tích rừng trồng và độ che phủ của rừng. Các công ty sản xuất, kinh doanh cao su, công ty sản xuất kinh doanh cà phê đều có các nhà máy hoặc cơ sở chế biến..; triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi như: Chương trình Phát triển giống lúa nước chất lượng cao, lai cải tạo đàn bò, nạc hóa đàn heo, phát triển đàn ong, Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (WB tài trợ), Dự án Nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh cà phê robusta bền vững tại Chư Sê.
Theo quan điểm này, việc phát triển DNNN phải bảo đảm DN có mức lợi nhuận ngày một tăng lên, thu nhập và mức sống của người lao động tăng, sản phẩm của DN phải có chất lượng, bảo đảm vệ sinh, an toàn; việc sản xuất phải thân thiện với môi trường sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường, DN có đóng góp tích cực trong nghĩa vụ với Nhà nước; đồng thời, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng tiến bộ, sử dụng ngày càng. Trong quá trình đó, DN phải góp phần tích cực trong tạo việc làm cho người lao động để cùng với các DN và các tổ chức kinh tế xã hội khác hàng năm giải quyết việc làm cho 2.500 lao động theo chủ trương của Đại hội lần thứ VIII của Đảng bộ huyện Chư Sê vạch ra; tỷ lệ nghèo từ 12,9% hiện nay được giảm xuống còn 3% vào năm 2015.
Mục tiêu của việc dự báo phát triển và xây dựng quy hoạch phát triển DNNN là khơi dậy tiềm năng đất đai, tiềm năng lao động và truyền thống sản xuất nông nghiệp vốn có của nhân dân trong huyện, trong tỉnh nhất là khơi dậy tính tích cực sáng tạo của người dân tộc thiểu số trên địa bàn; qua đó, hình thành vùng sản xuất cây nông sản tập trung quy mô lớn, góp phần tạo bước chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng có giá trị kinh tế cao gắn kết với các nhà máy, cơ sở chế biến để nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác, tăng thu nhập cho nông dân. Bởi vì, trong số các DNNN ở Chư Sê, thì hầu hết là DN nhỏ và vừa, mà đặc điểm nổi bật của loại DN này là vốn ít, công nghệ lạc hậu, năng lực của người chủ DN trong tiếp cận thị trường kể cả thị trường yếu tố sản xuất và nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm, năng lực tổ chức, quản lý DN thường có hạn, ít qua trường lớp, làm theo kinh nghiệm và cảm tính.
Theo hướng này, một mặt phải sử dụng có hiệu quả nguồn đất thuần thục cho sản xuất nông nghiệp, cần mở rộng việc khai thác đất đồi núi chưa sử dụng vào xen canh trồng cây lâm nghiệp như trồng rừng phòng hộ và khoanh nuôi tái sinh để phát triển DNNN, tận dụng và khai thác mặt nước để nuôi trồng thủy sản; mặt khác, trong quá trình phát triển DNNN phải có những ưu tiên nhận lao động là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vào làm hợp đồng hoặc nhận khoán vườn cây. Cụ thể, đối với tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn trên tổng dư nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chính liền kề từ 70% trở lên, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng nội tệ bằng 1/20 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi; đối với tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn trên tổng dư nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chính liền kề từ 40% đến dưới 70%, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng nội tệ bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi.
Hiện nay, các hoạt động của các tổ chức này chủ yếu tập trung vào các hoạt động của sản xuất nông, lâm, thủy sản mà chưa chú trọng vào các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, vì vậy việc phát triển còn có nhiều yếu tố tự phát (ví dụ trồng hồ tiêu trên trụ cây khô chặt từ rừng, trồng cao su, cà phê bằng cây thực sinh hoặc giống năng suất thấp, ít kháng được sâu bệnh và chịu hạn kém..). Ngoài những cơ chế và chính sách trên, việc tạo môi trường thuận lợi cho phát triển DNNN còn đòi hỏi vai trò của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương trong sự hỗ trợ phát triển, như chính sách và biện pháp bảo đảm về kết cấu hạ tầng, đào tạo nhân lực cho phát triển doanh nghiệp, đảm bảo về an ninh trật tự có các chính sách hỗ trợ ưu đãi để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư nông nghiệp.