Đa dạng hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

MỤC LỤC

Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của khách hàng, để mở rộng cho vay các NHTM thực hiện đa dạng hoá các phương thức cho vay như: thấu chi, cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay thông qua phát hành thẻ, cho vay hợp vốn. - Cho vay kinh doanh: Ngân hàng cho doanh nghiệp vay nhằm tài trợ nhu cầu vốn tăng thêm cho sản xuất kinh doanh như: mua thêm hàng hoá, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu…Do có nhiều loại hình doanh nghiệp nên tương ứng với nó là các khoản vay khác nhau đáp ứng cho các nhu cầu khác nhau trong kinh doanh.

Mở rộng cho vay Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 Chính sách marketing: Ngân hàng thực hiện quảng bá hình ảnh, sản phẩm của mình về những ưu thế vượt trội nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu về vốn cũng như các dịch vụ khác của Ngân hàng đối với DNNQD bằng các chính sách, biện pháp như: Marketing trực tiếp, quảng cáo, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, khuyến mãi, PR…Trong đó quan trọng nhất là chất lượng mỗi giao dịch với khách hàng. - Môi trường xã hội: Các yếu tố xã hội như nguồn nhân lực, trình độ quản lý, yếu tố đạo đức, nhu cầu của khách hàng đều ảnh hưởng đến quá trình tìm hiểu, phân tích đánh giá và xủ lý thông tin khách hàng để Ngân hàng có thể đưa ra kết luận cho vay đúng đắn, đề phòng và hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Thực trạng mở rộng cho vay Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội

Giới thiệu chung về NHNo&PTNT Chi nhánh Đông Hà Nội

Để đảm bảo sự phát triển bền vững cả chiều sâu và chiều rộng Chi nhánh luôn chú trọng đến công tác đào tạo và mở rộng nguồn nhân lực.Tổng số cán bộ của Chi nhánh 113 người, đa số là các cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình với công việc. Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh Đông Hà Nội luôn cố gắng tạo môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp, thân thiện để các thành viên phát huy được khả năng của mình, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng.

Thực trạng hoạt động cho vay DNNQD tại Chi nhánh

(Báo cáo tổng kết tín dụng của Chi nhánh). Biểu đồ: Doanh số cho vay DNNQD. Doanh số cho vay DNNQD ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng doanh số cho vay. Tỷ trọng doanh số cho vay DNNQD tăng lên đáng kể đến năm 2007 đã chiếm 75% tổng doanh số cho vay. Hoạt động cho vay đối với DNNQD tại Chi nhánh đang được chú trọng, mở rộng. Điều này phù hợp với định hướng phát triển của Chi nhánh và của cả hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Xét theo thời hạn cho vay. Bảng 2.2: Doanh số cho vay theo thời hạn cho vay. Đơn vị: Tỷ đồng Năm. CTCP, CTTNHH). (Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng của Chi nhánh). Tỷ đồng Ngắn hạnTrung hạn. Doanh số cho vay ngắn hạn DNNQD ngày càng tăng cả về lượng tuyệt đối và tương đối, chiếm tỷ trọng ngày càng quan trọng. Các DNNQD vay vốn tại Chi nhánh chủ yếu để tài trợ vốn lưu động thiếu hụt, giúp cho việc quay vòng vốn nhanh. Các doanh nghiệp thướng sử dụng vốn tự có của mình để tài trợ cho các dự án dài hạn như: xây dựng phân xưởng, mua máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng khác. Doanh số cho vay DNNQD dài hạn cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay dài hạn và tăng khá đều qua các năm, chủ yếu là cho vay đối với công ty cổ phần, công trách nhiệm hữu hạn. Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội đã chú trọng mở rộng tín dụng đối với DNNQD, đặc biệt là đối với các DNNQD trên cơ sở khách hàng truyền thống có uy tín, có phương án khả thi song song với việc điều chỉnh cơ cấu tín dụng. Bên cạnh đó, doanh số cho vay trung hạn đối với DNNQD có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, chất lượng các khoản cho vay trung hạn hiện nay vẫn tốt, Chi nhánh cố gắng duy trì những khoản vay hiện có, tìm kiếm những dự án đầu tư trung hạn có hiệu quả, an toàn, phù hợp với định hướng mở rộng của Chi nhánh. Phần lớn các DNTN vẫn còn khó tiếp cận được với nguồn vốn của Chi nhánh, doanh số cho vay DNTN có xu hướng tăng lên nhưng tăng rất chậm;. Chi nhánh thường đầu tư cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn rất hạn chế, không cho vay dài hạn. Trong khi đó số lượng các DNTN tăng lên nhanh chóng và đối tượng khách hàng này đang rất cần vốn để tiến hành hoạt động. Vì vậy Chi nhánh cần có biện pháp mở rộng Chi nhánh nhiều hơn đối với loại hình doanh nghiệp này. Doanh số thu nợ DNNQD. Doanh số thu nợ là số tiền mà Ngân hàng thu từ khách hàng trả cho khoản vay của mình trong một thời kỳ xác định. Doanh số thu nợ tăng thể hiện chất lượng của khoản tín dụng. Với doanh số thu nợ nhận được Chi nhánh có thể dùng số tiền này để thanh toán những khoản nợ đến hạn hoặc để tiếp tục cho vay - tạo sự tuần hoàn giữa cho vay và thu nợ. Doanh số thu nợ của Chi nhánh thể hiện qua bảng sau:. Bảng 3: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn. Đơn vị: triệu đồng Năm. CTCP, CTTNHH).

Bảng 2.1: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 2.1: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Đánh giá thực trạng cho vay DNNQD tại Chi nhánh

Về loại hình, DNNQD nhận tài trợ chủ yếu là các công ty cổ phần, công ty TNHH với dư nợ cho vay chiếm trên 95% tổng dư nợ cho vay các DNNQD, cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng thấp, số doanh nghiệp tư nhân có quan hệ với chi nhánh quá ít chỉ có 5-6 doanh nghiệp, công ty hợp doanh, công ty cổ phần có vốn nhà nước nhỏ hơn hoặc bằng 50% vốn điều lệ không có doanh nghiệp nào. Các văn bản pháp lý chưa thực hiện thực sự đồng bộ, chặt chẽ : những văn bản pháp luật NHNN, luật các TCTD, luật dân sự, luật đất đai, luật doanh nghiệp…có liên quan đến vấn đề cho vay chưa đồng bộ, còn có mâu thuẫn, chồng chéo, còn tồn tại phân biệt đối xử giữa DNNN và DNNQD hoạt động theo những khung pháp lý khác nhau gây khó khăn cho Chi nhánh khi thực hiện đánh giá dự án, các báo cáo tài chính, giá trị TSĐB, phân định trách nhiệm và quyền lợi tín dụng.

Giải pháp mở rộng cho vay DNNQD tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đông Hà Nội

    Như vậy Ngân hàng đang đứng trước những cơ hội lớn cho sự phát triển nhưng cũng phải đối đầu với những khó khăn thách thức Ngân hàng cần có một số biện pháp như: Sắp xếp cơ cấu lại hoạt động Ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng Ngân hàng hiện đại, đổi mới công nghệ, đảm bảo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Ngân hàng, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, từng bước khẳng định thương hiệu và vị trí của mình, chú trọng phát triển những dịch vụ đặc thù có tính cạnh tranh cao…. Mặc dù cho đến nay Chi nhánh được đầu tư công nghệ Ngân hàng khá hiện đại, nhưng so với yêu cầu hiện đại hoá Ngân hàng và với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì chưa đáp ứng được yêu cầu như công việc thống kê, quản lý hồ sơ khách hàng, quản lý dữ liệu tập trung, hoạt động của mạng còn chưa ổn định, có nhiều lỗi về sự cố mạng, nghẽn mạng và ảnh hưởng đến giao dịch với khách hàng. Phát triển hệ thống kênh phân phối Ngân hàng hiện đại như Chi nhánh Ngân hàng lưu động, Ngân hàng điện tử, máy rút tiền tự động, Telephone Banking, Internet banking…Kênh phân phối hiện đại không chỉ khắc phục được những khó khăn về mặt thời gian, không gian giao dịch giữa khách hàng với Ngân hàng mà còn giúp Ngân hàng tiết kiệm được chi phí giao dịch và tăng thu nhập cho Ngân hàng, tạo thuận tiện cho DNNQD.

    Mở rộng cơ chế đảm bảo tiền vay: không chỉ thực hiện đảm bảo khoản vay bằng đất đai mà Chi nhánh còn chấp nhận những hình thức bảo đảm khác như: bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, hàng hoá, phương tiện vận chuyển, giấy tờ có giá…Với mỗi phương thức đảm bảo tiền vay, Chi nhánh cần tiến hành phân tích định giá TSĐB hợp lý, chính xác để giúp các DNNQD vay được lượng vốn cần thiết theo nhu cầu mà vẫn đảm bảo khả năng xảy ra rủi ro cho các khoản vay là nhỏ nhất.