Các giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại HANOI TTI TRAVEL

MỤC LỤC

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành(1)

Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp lữ hành thường ưu tiên đầu tư cho tài sản cố định : xây dựng khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, mua sắm phương tiện vận chuyển…Do đó cấu trúc tài sản của các doanh nghiệp này có đặc điểm là tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 70-85% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Kết luận : Với các chỉ tiêu trên giúp ích rất nhiều cho nhà kinh doanh lữ hành quản lý doanh nghiệp của mình một cách tốt hơn, so sánh các chương trình du lịch của mình với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khác để có những chiến lược, những bước đi phù hợp với từng loại chương trình để đạt được lợi nhuận cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất.

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY

Các tiêu thức phân đoạn thị trường của công ty đưa ra còn mang tính chất chung chung chưa thể hiện rừ cỏc phõn đoạn để tiến hành định vị. Nhà hàng chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được định hướng phát triển của công ty là nâng cao chất lượng khách hàng, chưa hỗ trợ được nhiêu cho hoạt động lữ hành. Cơ cấu bộ máy đang còn cồng kềnh, chưa thực sự hợp lý nên gây ra sự lãng phí.

Công ty có nguồn nhân lực dồi dào có năng lực nhưng những số người học quản trị du lịch và du lịch chính quy chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu phát triển. Việc đào tạo và bồi dưỡng thêm kiến thức cho nhân viên chưa có trọng tâm và mang lại hiệu quả không cao. Chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong quá trình phối hợp hoạt động dẫn đến làm giảm chất lượng dich vụ hoặc làm tăng chi phí không đáng kể trong quá trình quyết toán tour.

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DU LỊCH HÀ NỘI

Xu hướng tiêu dùng chung về thị trường khách du lịch của Việt Nam

Các doanh nghiệp du lịch hiện đang cố gắng tăng cường phục vụ khách du lịch như thúc đẩy chương trình dịch vụ du lịch, mở rộng mạng lưới các điểm mua sắm, ăn uống đạt chuẩn du lịch, hoàn chỉnh chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành du lịch với đề tài : Chương trình quảng bá xúc tiến du lịch và Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh thành trong cả nước. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010 đã định hướng cho phát triển ngành du lịch Việt Nam tiến kịp với khu vực, đưa Việt Nam thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực vào năm 2010. Bắt đầu từ năm 2006-2010 hình thức du lịch cả gia đình băng phương tiện ô tô du lịch sẽ tăng mạnh giá rẻ vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định tiêu dùng du lịch cả đại đa số khách du lịch Việt Nam.

Cơ cấu độ tuổi và giới tính của khách thay đổi, đặc biệt sẽ tăng lượng khách ở độ tuổi từ 55 tuổi và nữ giới. Mục đích của chuyến đi là mở rộng sự hiểu biết và tiêu khiển, trong đó đặc biệt chú ý tới môi trường sinh thái. Gia tăng mạnh các chuyến đi du lịch ra nước ngoài của cư dân ở các nước đang phát triển sử dụng phổ biến hơn các phương tiện giao thông của cá nhân.

Các tuyến bay nội địa với cước phí cao sẽ được thay bằng các chuyến xe lửa, tầu thuỷ có tốc độ cao với cước phí rẻ hơn. Đặc trưng của sản phẩm du lịch trong những năm tới bao gồm các thành phần cốt lừi: Hoạt động, kinh nghiệm, tham gia và tập luyện.

Phương hướng phấn đầu của Công ty cổ phần đầu tư thương mại du lịch Hà Nội

Nếu như trước đây giành phần lớn cho các dịch vụ chính thì bay giờ có xu hướng ngược lại. Mặt khác, Hà Nội là đầu mối thu thập thông tin để có thể nối tour từ miền Nam ra và các tỉnh phía Bắc vào miền Nam đồng thời là đầu mối để tổ chức các tour Quốc tế inbound và outbound bằng đường hàng không qua cửa khẩu Nội Bài. Hơn nữa ngày nay khách du lịch không chỉ đi du lịch chỉ để tham quan mà còn rất nhiều vấn đề như: đi mua sắm, đi nghiên cứu tìm hiểu thị trường, đi để mở rộng mối quan hệ….

Những giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại du lịch Hà Nội

    Công ty cần phải tổ chức một bộ phận chuyên làm về marketing, không để cán bộ thuộc bộ phận khác phải kiêm luôn công việc marketing, tránh tình trạng chồng chéo trong công việc dẫn đến giải quyết không hết, không kịp thời, thiếu chính xác những vấn đề xảy ra trong quá trình kinh doanh, mặt khác để nâng cao tính chuyên môn hoá trong công việc. Công ty cần xây dựng cho mình một chiến lược marketing hợp lý nhằm mục tiêu nâng cao năng lực, đáp ứng những thay đổi của cầu thị trường và của các đối thủ cạnh tranh, đồng thời chuẩn bị phương án đối phó với những cơ hội và rủi ro tiềm tàng nảy sinh trong suốt thời kỳ xây dựng chiến lược marketing. Trong đó thị trường khách Bắc Mỹ và Tây Âu được xác định là thị trường khách chính trong tương lai vì đây là đối tượng khách có nhu cầu du lịch lớn và khả năng chi trả cao, đối tượng khách này Công ty có thể thu được lợi nhuận cao trên một khách và đem lại lợi nhuận cao cho hoạt động kinh doanh.

    Các giải pháp chiến lược marketing chủ yếu thương là các giải pháp gắn với các vấn đề như nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tượng mục tiêu, các giải pháp gắn với các chiến lược sản phẩm nhằm định vị doanh nghiệp trên thị trường và mở rộng cơ hội để phát triển thị trường, các giải pháp gắn với việc xây dựng và củng cố hệ thống kênh phân phối; các giải pháp làm cơ sở cho chính sách giá cả, các giải pháp gắn các lĩnh vực truyên truyền và quảng cáo; các giải pháp đảm bảo nguồn lực tài chính và vật chất cần thiết để thực hiện các mục tiêu chiến lược marketing Công ty. Đối với khách Outbound ngoài đối tượng khách là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đi nghiên cứu khảo sát thị trường, giới thiệu sản phẩm, các đoàn của các tổ chức đi tham dự hội thảo nên đa dạng hoá các chương trình với những tour du lịch đơn thuần để khai thác thêm các dịch vụ bổ sung nhằm tăng lợi nhuận. Đồng thời cần đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm hay theo các chủ đề; du lịch văn hoá, du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch thể thao, du lịch thương nhân, các chương trình cho từng đối tượng khách chẳng hạn : cho học sinh sinh viên, cho cán bộ công nhân viên…Từ đó, cùng với việc đa dạng hoá các chương trình du lịch cũng cần chú ý không ngừng nâng cao chất lượng các chương trình để có thể thu hút ngày càng nhiều du khách sử dụng dịch vụ của Công ty.

    Hiện nay Công ty phân phối sản phẩm thông qua kênh trực tiếp hoặc kênh ngắn gián tiếp doanh nghiệp cũng cần xây dựng cho mình những kênh phân phối dài thông qua các đại lý bán buôn, bán lẻ, mở các văn phòng đại diện ở thị trường nước ngoài để thu hút khách chủ yếu, tạo ra những kênh phân phối dài hiệu quả về mặt cạnh tranh và đem lại nhiều lợi nhuận hơn… Nhưng mặt khác, Công ty cũng phải thường xuyên kiểm tra các đại lý, điểm bán tránh tình trạng đại lý tự ý giảm giá hay không tuân theo những quy định của mình đề ra. Bên cạnh đó, cũng phải duy trì tốt mối quan hệ với các hãng lữ hành quốc tế gửi khách cho Công ty bằng chất lượng chương trình du lịch và sự hợp tác chặt chẽ, tạo lập mối quan hệ mới thông qua các hội chợ triển lãm du lịch, các cuộc hội thảo, hội nghị về du lịch với bạn hàng trên địa bàn kinh doanh của mình. Công ty đã áp dụng mạng internet trong quảng cáo khuếch trương và phân phối sản phẩm nhưng đó mới chỉ là bước đầu, trong tương lai nên quan tâm đặc biệt tới công cụ này, đầu tư nhiều hơn cho việc xây dựng và phát triển trang website, cập nhật đầy đủ thông tin, khách hàng có thể tìm kiếm nhanh nhất và hiệu quả đáp ứng được những gì họ cần tìm kiếm để đi tới quyết định tiêu dùng sản phẩm chương trình du lịch mà Công ty đang cung cấp.

    Tiếp tục sử dụng có hiệu quả công cụ quảng cáo bằng internet vừa hiệu quả, nhanh và rẻ hơn so với quảng cáo trên truyền hình, đồng thời sử dụng thư điện tử, trang website để giảm chi phí bằng điện thoại, lại tăng được số lượng khách du lịch nhất là khách quốc tế vào Việt Nam bằng hình thức liên hệ trực tiếp với Công ty để đặt tiêu dùng sản phẩm của mình.