MỤC LỤC
Trong tháng 9 năm 1991, sau khi chia tỉnh Hà Tĩnh đứng trước muôn vàn khó khăn thách thức của đói nghèo với tỷ lệ đói nghèo chiếm trên 53%. Từ năm 1998 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về XĐGN ra đời và được duy trì, liên tục phát triển từ đó cho đến nay.
Chính nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tỉnh, huyện và nhân dân đến nay chương trình xoá đói giảm nghèo đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành việc làm thường xuyên của các cấp, uỷ, chính quyền các cấp trong những năm vừa qua. Kết hợp việc khảo sát, điều tra tìm ra các yếu tố giúp các hộ thoát nghèo, xác định nguyên nhân tái nghèo, thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục, y tế, nhà ở; UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo triển khai việc lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn như: Chương trình 135, chương trình 106, Dự án Phát triển nông thôn Hà Tĩnh (HRDP), Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng (CBRIP), Chương trình dân số và KHHGĐ, Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng huyện Vũ Quang và vùng phụ cận (OPEC), các Dự án vay Quỹ giải quyết việc làm, các dự án tín dụng người nghèo của các tổ chức đoàn thể và nhiều hình thức khác về hoạt động giúp nhau XĐGN. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho người nghèo về việc khám và chữa bệnh trong những năm vừa qua, trong 7 năm tỉnh đã chi ngân sách cho BHYT là 126 tỷ đồng để làm nguồn quỹ khám chữa bệnh và mua để.
Trong điều kiện tình hình kinh tế- xã hội ở Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn, song với sự quan tâm của các cấp, ngành và tổ chức đoàn thể, tổ chức quốc tế đã tập huấn và cho trên 20000 lượt cán bộ làm công tác XĐGN (tỉnh, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn) và nâng cao kiến thức cho 55000 lượt hộ nghèo biết được hướng dẫn chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, riêng trong năm 2007 có 16.060 người nghèo được đào tạo, bồi dưỡng. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh phong trào xoá đói giảm nghèo đã có cuộc vận động lớn, có tác dụng thiết thực góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo một cách rừ rệt từ khoảng 88% năm 2001 xuống cũn 28,91%. Tỷ lệ đói nghèo còn rất cao và giảm chậm song mức giảm chậm hơn trung bình của cả nước chứng tỏ tốc độ cải thiện mức sống nhóm dân cư nghèo của tỉnh chậm so với cả nước, đây cũng là bài toán khó khăn cần phải có biện pháp kịp thời.
Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn rất nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở khắc nghiệt và thiên tai thường xuyên xảy ra. Khoảng cách này có xu hướng gia tăng nhanh hơn vì những vùng, khu vực và nhóm dân cư tiếp cận tốt hơn những cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế và thương mại quốc tế; ngược lại có những vùng, khu vực và nhóm dân cư không tiếp cận được. Ngoài ra, đói nghèo còn chiếm tỷ lệ có trong nhóm đối tượng xã hội khác như những người không có nghề nghiệp, người thất nghiệp, người lang thang và người bị ảnh hưởng bởi tệ nạn xã hội ( mại dâm, nghiện hút, cờ bạc…).
Ở đây, nguyên nhân của tình trạng nghèo đói có sự đan xen thâm nhập lẫn nhau kể cả cái tất yếu lẫn ngẫu nhiên, cả cái cơ bản và tức thời, cả nguyên nhân gián tiếp lẫn trực tiếp, cả khách quan lẫn chủ quan, tự nhiên lẫn kinh tế xã hội. Sự hạn chế của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân làm khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới thấp…Theo điều tra của Sở LĐTB& XH và Ban MN& DD thì nguyên nhân đói nghèo vì thiếu vốn là 3100 hộ chiếm khoảng 60% tổng số hộ được điều tra. Bên cạnh đó, đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động vật, thực vật và nhiều yếu tố đầu vào sản xuất như: điện, nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón đã làm tăng chi phí, giảm thu nhập tính trên đơn vị sản phẩm.
Do ảnh hưởng của biến động khí hậu toàn cầu, những năm gần đầy bão, lũ và các hiện tượng thiên tai khác đã xảy ra nhiều hơn với cường độ mạnh gây thiệt hại lớn về tài sản; đặc biệt năm 2007, cơn bão số 2 và số 5 liên tiếp xảy ra trong gần 2 tháng đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân và nhà nước. Những tháng đầu năm 2008, đã xuất hiện những biểu hiện bất thường của thời tiết: áp thấp nhiệt đới đã xuất hiện ngay từ đầu tháng 1; rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp là nhân tố tác động đến đời sống của người nghèo, người nghèo đã nghèo lại càng nghèo hơn. Sự chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp, trước hết là cấp tỉnh chưa chủ động tập trung vào việc hoạch định chiến lược phát triển, ban hành các cơ chế, chính sách vĩ mô, trình độ và năng lực cán bộ tham gia công tác XĐGN còn non kém.
Chưa biết gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm, không có điều kiện học hỏi kinh nghiệm phát triển vốn, các chính sách giải quyết ruộng đất và hỗ trợ công cụ sản xuất cho người nghèo còn chưa được chú trọng đúng mức. Nhiều người nghèo, hộ nghèo chưa được tiếp cận với hệ thống tín dụng nhà nước do điều kiện vay quá khắt khe, nên những hộ được vay vốn lại là những người không thuộc diện đói nghèo, hầu hết các hộ đói không được tiếp cận đến nguồn vốn vay này.